LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tại sao nói khó khăn về quân sự là khó khăn lớn nhất của nước ta trong thời kì sau Cách mạng tháng Tám (đầu năm 1946)?

Tại sao nói khó khăn về quân sự là khó khăn lớn nhất của nước ta trong thời kì sau Cách mạng tháng Tám (đầu năm 1946) ?

1 trả lời
Hỏi chi tiết
211
1
0
Phương
31/03/2021 20:06:47
+5đ tặng
Chiến tranh thế giới thứ II kết thúc chiến thắng nghiêng về phe đồng minh, hàng loạt các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới ra đời trở thành hệ thống vững chắc trên thế giới. Tuy nhiên, chiến tranh cũng đã tàn phá nặng nề kể cả các nước tham chiến và bị chiến, Liên Xô bị chiến tranh tàn phá nặng nề, trong khi đó Mỹ giàu lên nhờ buôn bán vũ khí trong chiến tranh và ít chịu ảnh hưởng của chiến tranh và Mỹ có tư tưởng muốn làm bá chủ thế giới do đó Mỹ đã dùng tiền mua chuộc Pháp, Anh. Đồng thời thực hiện kế hoạch Macsan can thiệp sâu hơn vào Đông Dương. Năm 1949 cách mạng Trung Quốc thắng lợi, nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa ra đời đã giúp đỡ tận tình Việt Nam. Sau thành công của cách mạng tháng Tám nước Việt Nam Dân Chủ Cộng  Hoà ra đời. Ngay từ khi ra đời, nước ta đã gặp rất nhiều khó khăn: miền Bắc 20 vạn quân Tưởng lấy cớ là giải giáp quân đội Nhật tiến vào nước ta, phía Nam được sự hậu thuẫn Anh thực dân Pháp âm mưu xâm lược trở lại nước ta, trong khi tình hình đất nước nạn đói, nạn đốt… Trước những khó khăn này có thể nói rằng: “Vận mệnh nước ta như ngàn cân treo sợi tóc”.  Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời chính quyền cách mạng được xây dựng từ trung ương xuống địa phương với mặt trận Việt Minh lấy cơ sở công nông làm cốt và được nhân dân tin yêu  hết sức bảo vệ. Có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Hồ Chủ tịch bằng uy tín và tài năng của mình đã phát huy được tinh thần đoàn kết dân tộc. Tuy  nhiên chúng ta gặp phải khó khăn to lớn hơn nhiều. Khó khăn: - Về ngoại giao: Chưa có nước nào công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với nước ta kể cả Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa làm cho chúng ta cô lập với thế giới – không thể tranh thủ được sự ủng hộ của quốc tế. - Chính quyền non trẻ thiếu kiến thức và trình độ quản lý. - Lực lượng phản động trong nước và quốc tế ráo riết chống phá cách mạng. Theo quy định của hiệp định Postdam. Cuối tháng 8 đầu tháng 9 từ vĩ tuyến 16: + Miền Bắc 20 vạn quân Tưởng lấy cớ giải giáp quân Nhật tiến vào nước ta theo con đường Móng Cái, Lào Cai, đằng sau Tưởng là đế quốc Mỹ với âm mưu đặt Đông Dương dưới chế độ uỷ trị. Theo sau quân Tưởng là tổ chức Việt gian phản động Việt Quốc, Việt Cách về chống phá cách mạng, Việt Quốc, Việt Cách lập chính quyền ở Móng Cái, Hồng Gai, Lào Cai. + Lực lượng quân Tưởng vào Việt Nam thực hiện âm mưu.. lật đổ chính quyền cách mạng thành lập chính quyền tay sai nguy cơ rất lớn đe doạ nền độc lập của nước ta. - Đầu tháng 9 năm 1945 ở phía Nam có khoảng 1 vạn quân Anh vào rải rác quân đội Nhật đã đồng loã với thực dân Pháp xâm lược nước ta. 23-9-1945 thực dân Pháp được sự giúp đỡ của Anh xâm lược trở lại nước ta. - Ngoài ra ta còn có 6 vạn quân Nhật đang chờ rải rác sẵn sàng thực hiện theo lệnh của Tưởng và Anh chống phá cách mạng của ta. - Ở Việt Nam có các lực lượng thân Pháp cũng nổi lên chống phá cách mạng hết sức quyết liệt. Lôi kéo nhân dân chia rẽ dân tộc tôn giáo * Mặc dù đế quốc mâu thuẫn nhau về quyền lợi nhưng chúng đều thống nhất ở mục tiêu diệt cách mạng Đông Dương bóp chết chính quyền non trẻ ngay trong thời kỳ còn trứng nước. - Về quân sự: Lực lượng quân đội: chưa có đủ thời gian và điều kiện phát triển lực lượng vũ trang và quân đội chính quy. Sau cách mạng tháng 8 lực lượng quân đội chính quy của ta chỉ có khoảng 5 nghìn người với vũ khí thô sơ. - Tài chính-kinh tế: Do chính sách cai trị khắc nghiệt của thực dân Pháp và phát xít Nhật đã để lại hậu quả hết sức nặng nề: + Ruộng đất hoang hoá + Công thương nghiệp đình đốn + Công nhân không có việc làm + Hàng hoá khan hiếm + Nhân dân ta vừa trải qua nạn đói 1945. Nguy cơ nạn đói mới đe doạ, sản xuất nông nghiệp chưa được phục hồi, năm 1946 lại xảy ra hạn hán đe doạ đời sống nhân dân. + Tài chính cạn kiệt, ngân khố chống rỗng, thuế chưa thu được. * Về văn hoá xã hội: Do chính sách ngu dân của thực dân Pháp nên sau cách mạng nước ta có hơn 95% dân số mù chữ, đồng thời tàn dư của chế độ cũ hết sức lỗi thời các hủ tục lạc hậu diễn ra phổ biến. Như vậy: Sau cách mạng tháng 8 đất nước ta, dân tộc ta đứng trước tình thế vô cùng hiểm nghèo, ta vừa giành được chính quyền lại đứng trước nguy cơ mất chính quyền vận mệnh dân tộc chẳng khác nào: “Ngàn cân treo sợi tóc” giữ vững chính quyền là điều không tưởng nhưng bằng tài năng sáng suốt Đảng đã lạnh đạo nhân dân vượt qua những khó khăn này

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Lịch sử Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư