Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đặc điểm quan sát của gà tây? hướng sản xuất

Đặc điểm quan sát của gà tây? hướng sản xuất
 

2 trả lời
Hỏi chi tiết
349
2
5
Mai Nguyễn
01/04/2021 16:57:53
+5đ tặng
Đặc điểm gà tây
Đặc điểmGà tây trống có thân hình lớn hơn  mái. Khi con người đem về thuần hóa để cho chúng trở thành loài gia cầm thì trọng lượng của gà tây trống có thể đạt từ 7,8 kg cho đến 11 hay 12 kg. ... Khi trời vừa sáng, gà tây trống thường xòe đuôi, ve vãn  mái, để đáp lại,  mái cũng xòe đuôi, nhưng nhỏ hơn  trống.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
6
Nguyễn Nguyễn
01/04/2021 17:00:08
+4đ tặng

Gà trưởng thành 28-30 tuần tuổi có thể đạt 5-6 kg/con trống và 3-4 kg/con mái và bắt đầu đẻ trứng. Gà tây tự ấp, mỗi lứa đẻ 10-12 quả, trọng lượng trứng 60-65 g/quả, thời gian ấp nở 28-30 ngày, tỷ lệ ấp nở 65-70%, tỷ lệ nuôi sống 60-65%, sản lượng trứng 70-80 quả/mái/năm…

 

Gà tây có nhiều ưu điểm: có khả năng sử dụng tốt các loại thức ăn thô xanh, tiết kiệm được lương thực, có thể trọng lớn, thời gian tăng trưởng dài, phẩm chất thịt ngon, chất lượng tốt, tỷ lệ protein cao (trên 22%), tỷ lệ mỡ rất thấp (dưới 0,5%).

Gà tây có nguồn gốc từ Bắc Mỹ. Có lẽ người Pháp và người Ấn Độ đã đưa nó vào Việt Nam từ thời họ đặt chân đến nước ta. Thời đó, dân ta không mặn mà với gà tây vì chê thịt gà tây nhạt, không thơm ngon. Người ta nuôi gà tây chủ yếu là để cho “tây” ăn. Thế nhưng gần đây, một mặt “tây” vào Việt Nam ngày càng đông nên yêu cầu về gà tây cũng tăng lên. Mặt khác, dân ta cũng bắt đầu thích ăn gà tây. Nhiều đám cưới, đám lễ đã sử dụng gà tây làm “chủ lực” để xếp cỗ. Thịt vài con thì cả làng ăn đủ!

Gà tây rất dễ nuôi. Nó hiền lành và chăm kiếm mồi. Món “khoái khẩu” của gà tây lại là cỏ. Thực ra, nó ăn nhiều loại cỏ, lá khác nhau. Ở Hưng Yên, nguồn rau xanh chủ yếu cho gà tây lại là bèo Nhật Bản. Họ băm bèo ra cho nó ăn. Thế thì khác gì lợn! Ấy vậy mà nó lại ăn ngon lành. Mới biết, các vùng trung du, miền núi, các nơi nhiều cỏ lác mà đưa gà tây vào nuôi thì thuận lợi biết bao.

Thức ăn của gà tây cũng giống như gà ta. Nó cũng ăn ngũ cốc, đậu đỗ, cám bã. Ngoài ra, nó ăn tới 30-40% là rau xanh, cỏ lác. Vì vậy, người nuôi gà tây thường chăn thả trên những bãi cỏ, những cánh đồng hoặc nuôi nhốt trong những sân chơi rộng. Điều quan trọng là nó cần nơi cao ráo, thoáng mát, không ẩm thấp. Nó rất sợ tiết trời âm u, ướt át, lạnh lẽo. Kiểu thời tiết đó rất dễ sinh bệnh. Ta không cho gà ra ngoài vào những lúc đó.

Gà tây chỉ khó nuôi ở giai đoạn từ 3 tháng tuổi đổ lại. Thời gian này ta cần đầu tư đủ thức ăn, tiêm phòng theo đúng lịch, giữ ấm cho gà và đảm bảo cho chuồng nuôi thông thoáng, sạch sẽ, ấm áp.

Sau 3 tháng tuổi, nuôi chúng dễ hơn nhiều. Chúng ăn khỏe, lớn nhanh và ít bị bệnh tật. Gà tây nuôi 6-7 tháng thì bán tốt. Tùy từng giống (gà tây đen, gà tây trắng hoặc gà tây lông màu đồng) mà trọng lượng của chúng có thể đạt từ 10-20kg/con. Con đực bao giờ cũng lớn hơn con cái. Giá thịt gà tây cũng khá cao, từ 90.000-120.000 đồng/kg. Như vậy, một con gà tây cũng có thể bán được cả triệu bạc. Trừ chi phí đi, mỗi con cũng lãi vài trăm nghìn. Bà con thường nuôi mỗi đàn vài trăm con. Tiền thu được đâu nhỏ.

Nguyễn Nguyễn
cho mình điểm vs

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Công nghệ Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo