Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Có mấy loại ròng rọc. Nêu tác dụng của các loại ròng rọc và ví dụ về sử dụng ròng rọc trong đời sống. Nêu sự sống và khác nhau về sự nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng, khí. Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng nào? Hãy kể tên và nêu công dụng của các nhiệt kế thường găp trong đời sống. Mỗi chất có nóng chảy và đông đặc ở cùng 1 nhiệt độ xác định không? Nhiệt độ này gọi là nhiệt độ gì

Câu 1: Có mấy loại ròng rọc? Nêu tác dụng của các loại ròng rọc và ví dụ về sử dụng ròng rọc trong đời sống?
Câu 2: Nêu sự sống và khác nhau về sự nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng, khí?
Câu 3: Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng nào? Hãy kể tên và nêu công dụng của các nhiệt kế thường găp trong đời sống.
Câu 4: Mỗi chất có nóng chảy và đông đặc ở cùng 1 nhiệt độ xác định không? Nhiệt độ này gọi là nhiệt độ gì?
Câu 5: Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của chất rắn có tăng không khi ta tiếp tục đun?
Câu 6: Thế nào là sự bay hơi vs ngưng tụ? Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Câu 7: Tại sao khi ra rót nước nóng vào 1 cốc thủy tinh dày lại dễ vỡ hơn là khi rót nước vào cốc thủy tinh mỏng?
Câu 8: Trong các công đoạn đức một bức tượng đồng, đã có những quá trình chuyển trạng thái nào diễn ra? Em hãy mô tả một cách đơn giản các công đoạn đúc tượng đồng. 

3 trả lời
Hỏi chi tiết
373
2
1
Snwn
14/04/2021 20:50:54
+5đ tặng
1.
Tác dụng của ròng rọc:
 
 + Ròng rọc cố định giúp làm đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.
 
 + Ròng rọc động giúp làm lực kéo vật lên làm giảm 2 lần trọng lượng của vật, nhưng thiệt 2 lần về quãng đường đi khi kéo.
 
- Sử dụng ròng rọc để : kéo cột cờ, đưa hồ xây lên cao, đưa thùng hàng lên cao, đưa khối bê tông lên cao,... 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
+4đ tặng
6
sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi. - Tốc độ bay hơi của chất lỏng được phụ thuộc vào 3 yếu tố đó  gió, nhiệt độ và diện tích mặt thoáng của chất lỏng. ... Sự nóng chảy là sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng. Sự đông đặc là sự chuyển từ lỏng sang thể rắn.
3

Nhiệt kế hoạt động dựa trên sự nở vì nhiệt, khi ta kẹp nhiệt kế vào phần nóng trên cơ thể ta, chất thuỷ ngân sẽ nóng lên và nở ra.

+ Nhiệt kế y tế dùng để đo nhiệt độ cơ thể người.

+ Nhiệt kế rượu dùng để đo nhiệt độ không khí.

+ Nhiệt kế thủy ngân dùng để đo nhiệt độ trong phòng thí nghiệm, đo nhiệt độ cơ thể.

+ Nhiệt kế kim loại dùng để đo nhiệt độ trong lò luyện sắt.

1
0
Quanh
14/04/2021 22:01:34
+3đ tặng

Câu 1: Có 2 loại ròng rọc:

+ Ròng rọc cố định.

+ Ròng rọc động.

- Tác dụng:

+ Ròng rọc cố định: giúp làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp, giúp có lợi về đường đi. Ví dụ muốn kéo vật từ dưới đất lên lầu cao ta phải dùng lực kéo thẳng đứng. Khi lắp ròng rọc cố định ta có kéo theo hướng xiêng từ trên xuống.

+ Ròng rọc động: giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật, giúp có lợi về lực. Ví dụ vật có trọng lượng 10N, ta phải dùng lực lớn hơn hoặc bằng 10N mới kéo được vật lên. 

Câu 2:

Giống nhau: Các chất này nở ra khi nóng và khi lạnh thì co lại.

- Khác nhau: 

  + Các chất rắn khác nhau nở ra vì nhiệt khác nhau. Ví dụ: 2 thanh thép và sắt cùng độ dài khi nở vì nhiệt độ dài khác nhau. 

  + Các chất lỏng khác nhau nở ra vì nhiệt khác nhau. Ví dụ: nước và dầu cùng thể tích, khi nở vì nhiệt thể tích nước và dầu khác nhau. 

  + Các chất khí khác nhau nở ra vì nhiệt giống nhau. Ví dụ: khí nito và khí oxy cùng thể tích, khi nở vì nhiệt thể tích vẫn giống nhau. 

  + Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn. Nghĩa là ban đầu cùng một thể tích khí và lỏng, khi giãn nở thể tích khí sẽ lớn hơn lỏng. Tương tự với chất rắn và chất lỏng

câu 3 :
Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của các chất.

Câu 4 :
Mỗi chất nóng chảy và đông đặc ở cùng một nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì không giống nhau

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Vật lý Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo