Qua tác phẩm Chiếu dời đô, ta thấy rằng Lí Công Uẩn là một vị vua yêu nước. Về Lí Công Uẩn, theo lịch sử ghi chép lại thì ông là một tướng tài dưới thời nhà Lê. Ông thông minh, nhân ái túc trí đa mưu, lập được nhiều chiến công cho đất nước. Vì thế khi triều đại nhà Lê mục nát và sụp đổ, ông đã được triều thần và nhân dân tôn lên làm vua, lập thành triều đại nhà Lý. Vốn dĩ nhà vua có lòng yêu nước thương dân nên ông vô cùng đau xót trước cảnh đất nước nghèo nàn, nhân dân đói khổ. Hơn ai hết ông đã nhìn thấy nguyên nhân một phần là do hai nhà Đinh, Lê cứ theo ý mình đóng đô ở Hoa Lư, nơi có địa hình núi non hiểm trở, dựa vào thế núi non đó để bảo toàn quyền lợi của triều đại mà không nghĩ đến việc xây dựng và phát triền đất nước, chăm lo hạnh phúc cho muôn dân. Do vậy, ông đã biết học tập theo các vị trước đã dời đô như nhà Thương, nhà Chu. Song, ông đúng là người có tầm nhìn xa trông rộng nên nhà vua đã thấy được "Thành Đại La- kinh đô củ của Cao Vương: ở vào nơi trung tâm đất trời, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đứng ngôi nam bắc đông tây, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi phải chịu cảnh khốn khổ ngập lụt, muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi". Rõ ràng trong lập luận của tác giả, ta không hề nghe đến quyền lợi của một cá nhân nào mà chỉ vì trăm họ. Một nơi lý tưởng để đóng đô, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội mà đến tận bây giờ mới được Lí Công Uẩn tìm ra, đây chẳng phải là điều khẳng định thêm cái tài bên cạnh cái đức của nhà vua hay sao? Thông thường, một bài chiếu được dùng để ban bố mệnh lệnh và được toàn dân đón nhận một cách trang trọng nhưng ở đây bài chiếu này không chỉ đơn thuần là ban bố mệnh lệnh của một nhà vua cao quý cho triều thần và nhân dân phải răm rắp thực hiện theo mà nó còn là lời trao đổi, bàn bạc với quần thần cùng cảm xúc chân thành. Câu cuối cùng của bài chiếu như một lời tâm sự, như một lời nói của