Câu 1: Cuối năm 1421, quân Minh huy động bao nhiêu lính mở cuộc vây quét căn cứ của nghĩa quân Lam Sơn?
A. 20 vạn B. 50 vạn C. 6 vạn D. 10 vạn
Câu 2: Bộ máy chính quyền thời Lê Sơ dược hoàn chỉnh nhất dưới thời vua nào?
A. Lê Thái Tổ B. Lê Thái Tông C. Lê Nhân Tông D. Lê Thánh Tông
Câu 3: Nội dung chính của bộ “Luật Hồng Đức” là gì?
A. Bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc, giai cấp thống trị và địa chủ phong kiến.
B. Khuyến khíc phát triển kinh tế và bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ.
C. Bảo vệ quyền lợi của đông đảo nhân dân và người lao động.
D. Quy định việc tổ chức quân đội và nhiệm vụ của quân đội trong việc bảo vệ lãnh thổ đất nước; bảo vệ quyền lợi của những người tham gia quân đội.
Câu 4: Thời Lê sơ các công xưởng do nhà nước quản lý gọi là gì?
A. Phường hội B. Quan xưởng C. Làng nghề D. Cục bách tác
Câu 5: Quốc gia Đại Việc thời kì này có vị thế như thế nào ở Đông Nam Á?
A. Quốc gia cường thịnh nhất Đông Nam Á.
B. Quốc gia lớn nhất Đông Nam Á.
C. Quốc gia phát triển ở Đông Nam Á.
D. Quốc gia trung bình ở Đông Nam Á.
Câu 6: Địa danh mà Lê Lợi chọn làm căn cứ khởi nghĩa
A. Nông Cống (Thanh Hóa) B. Lam sơn (Thanh Hóa)
C. Lang Chánh (Thanh Hóa) D. Thọ Xuân (Thanh Hóa)
Câu 7: Việc ban hành chính sách ưu đãi với những người đỗ đạt như: Ban mũ áo phẩm phục, cho vinh quy bái tổ, khắc tên vào bia tiến sĩ…thời Lê sơ có tác dụng gì:
A. Đào tạo đội ngũ tay sai đắc lực.
B. Đẩy mạnh phát triển phật giáo.
C. Khuyến khích nhân dân học tâp và thi cử.
D. Xóa mù chữ.
Câu 8: Ai là người biên soạn và ban hành bộ luật Hồng Đức.
A. Lê Thái Tổ. B. Lê Thái Tông. C. Lê Nhân Tông. D. Lê Thánh Tông.
Câu 9: Thời Lê sơ cả nước được chia thành:
A. 10 đạo thừa tuyên. B. 11 đạo thừa tuyên.
C. 13 đạo thừa tuyên. D. 15 đạo thừa tuyên.
Câu 10: Thời Lê Sơ, tư tưởng, tôn giáo chiếm địa vị độc tôn trong xã hội là:
A. Phật giáo B. Đạo giáo
C. Nho giáo D. Thiên chúa giáo
Câu 11: Sau khi kháng chiến chống quân Minh thắng lợi, Lê Lợi lên ngôi vua vào năm nào, đặt tên nước là gì?
A. Lên ngôi năm 1428 – tên nước là Đại Việt
B. Lên ngôi năm 1428 – tên nước là Đại Nam
C. Lên ngôi năm 1427 – tên nước là Việt Nam
D. Lên ngôi năm 1427 – tên nước là Nam Việt
Câu 12: Bộ máy chính quyền thời Lê sơ được tổ chức theo hệ thống nào?
A. Đạo – Phủ - huyện – Châu – xã
B. Đạo – Phủ - Châu – xã
C. Đạo –Phủ - huyện hoặc Châu, xã
D. Phủ - huyện – Châu
Câu 13: Quân đội thời Lê sơ được tổ chức theo chế độ “Ngụ binh ư nông”. Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Câu 14: Ai là người căn dặn các quan trong triều: “Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào lại vứt bỏ”.
A. Lê Thái Tổ
B. Lê Thánh Tông
C. Lê Nhân Tông
D. Lê Hiển Tông
Câu 15: Bộ “Quốc triều hình luật” hay “Luật Hồng Đức” được biên soạn và ban hành dưới thời vua nào?
A. Lê Thái Tổ
B. Lê Nhân Tông
C. Lê Thánh Tông
D. Lê Thái Tông
Câu 16: Tình hình chính trị ở Đàng Trong từ giữa thế kỉ XVIII có điểm gì nổi bật?
A. Chính quyền họ Nguyễn suy yếu dần
B. Chúa Trịnh liên tục mở rộng lãnh thổ về phía Nam
C. Chính quyền họ Nguyễn được củng cố vững chắc
D. Vua Lê giành lại được thực quyền từ chúa Trịnh
Câu17: Chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu dần vào thời gian nào?
A. Đầu thế kỉ XVIII
B. Giữa thế kỉ XVIII
C. Nửa cuối thế kỉ XVIII
D. Cuối thế kỉ XVIII
Câu 18: Sự nghiệp thống nhất đất nước của nghĩa quân Tây Sơn bước đầu được hoàn thành khi quân Tây Sơn
A. Đánh bại quân xâm lược Xiêm.
B. Đánh bại quân xâm lược Thanh.
C. Đánh đổ chính quyền chúa Nguyễn.
D. Đánh đổ chính quyền Lê-Trịnh.
Câu 19: Ai là người tự xưng là "quốc phó" lấn át quyền hành của chúa Nguyễn?
A. Mai Thúc Loan
B. Trương Phúc Loan
C. Nguyễn Hữu Chính
D. Vũ Văn Nhậm
Câu 20: Căn cứ của cuộc khởi nghĩa chàng Lía ở đâu?
A. Điện Biên (Lai Châu)
B. Sơn La
C. Ba Tơ (Quảng Ngãi)
D. Truông Mây (Bình Định)
Câu 21: "Chiều chiều én liệng Truông Mây,
Cảm thương chú Lía bị vây trong thành"
Hai câu thơ trên nhắc đến cuộc khởi nghĩa nào ở Đàng Trong?
A. Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu
B. Khởi nghĩa Cao Bá Quát
C. Khởi nghĩa chàng Lía
D. Khởi nghĩa Tây Sơn
Câu 22: Đâu là căn cứ đầu tiên của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn?
A. Tây Sơn thượng đạo
B. Tây Sơn hạ đạo
C. Truông Mây
D. Phú Xuân
Câu 23: Tổ tiên của Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ ở đâu?
A. Bình Định
B. Thanh Hóa
C. Nghệ An
D. Hà Tĩnh
Câu 24: Với việc đánh đổ các tập đoàn phong kiến Lê-Trịnh, Nguyễn, phong trào Tây Sơn có đóng góp gì cho Lịch sử dân tộc?
A. Hoàn thành việc thống nhất đất nước sau nhiều thế kỉ bị chia cắt.
B. Thiết lập vương triều mới (Tây Sơn) tiến bộ hơn chính quyền Lê-Trịnh, Nguyễn.
C. Hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước và bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
D. Xóa bỏ sự chia cắt Đàng Trong- Đàng Ngoài, bước đầu hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước.
Câu 25: Khi lực lượng lớn mạnh, nghĩa quân Tây Sơn đã có hành động gì ở giai đoạn đầu?
A. Đánh xuống vùng Tây Sơn hạ đạo, mở rộng hoạt động ở vùng đồng bằng
B. Tiến quân ra Bắc tiêu diệt chúa Trịnh
C. Đánh vào Nam tiêu diệt quân Xiêm
D. Đưa quân ra Bắc, phá bỏ ranh giới sông Gianh, Lũy Thầy
Câu 26: Chính quyền thời Lê Sơ hoàn chỉnh và cực thịnh vào thời vua nào?
A. Lê Thái Tông
B. Lê Thánh Tông
C. Lê Thái Tổ
D. Lê Nhân Tông
Câu 27: Tại sao vua Lê Thái Tông bãi bỏ một số chức vụ cao cấp như: tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển
A. Để bộ máy hành chính đỡ cồng kềnh, quan liêu
B. Vua muốn thay đổi theo lệ cũ
C. Để vua trực tiếp nắm quyền
D. Để tránh việc gây chia rẽ trong triều
Câu 28: Quân đội Lê sơ được phiên chế thành những bộ phận nào?
A. Cấm quân và bộ binh
B. Bộ binh và thủy binh
C. Quân triều đình và quân địa phương
D. Cấm quân và quân ở các lộ
Câu 29: Thời Lê sơ, tư tưởng, tôn giáo chiếm địa vị độc tôn trong xã hội là:
A.Phật giáo C. Nho giáo
B.Đạo giáo D. Thiên chúa giáo
Câu 30: Chọn những tác phẩm sau để điền vào chỗ trống cho phù hợp:
“Văn thơ chữ Hán có những tác phẩm nổi tiếng như:………….”
A. Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo.
B. Quốc âm thi tập, Bình Ngô đại cáo.
C. Hồng Đức thi tập, Bình Ngô đại cáo.
D. Quốc âm thi tập, Quân trung từ mệnh tập.
Câu 31: Tác phẩm sử học nào dưới thời Lê sơ gồm 15 quyển?
A. Đại Việt sử kí. C. Lam Sơn thực lục.
B. Đại Việt sử kí toàn thư. D. Việt giám thông khảo tổng luận.
Câu 32: Nghệ thuật kiến trúc thời lê sơ thể hiện rõ rệt và đặc sắc ở công trình lăng tẩm, cung điện nào:
A. Lam Sơn (Thanh Hóa). C. Linh Sơn (Thanh Hóa).
B. Núi Chí Linh (Thanh Hóa). D. Lam Kinh (Thanh Hóa).
Câu 33: Thời Lê sơ, sử học có rất nhiều tác phẩm. Điều đó có ý nghĩa gì?
A. Có rất nhiều nhà sử học.
B. Nhà nước khuyến khích viết sử.
C. Thể hiện sự quan tâm của nhà nước và các nhà sử học đối với lịch sử.
D. Thể hiện sự phong phú, đa dạng của công việc viết sử.
Câu 34: Thời Lê sơ, văn thơ chữ Nôm gồm những tác phẩm tiêu biểu nào?
A. Quân trung từ mệnh tập, Quốc âm thi tập.
B. Bình ngô đại cáo, Quốc âm thi tập.
C. Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập.
D. Quốc âm thi tập, Dư địa chí, Quân trung từ mệnh tập.
35. Thời Lê sơ (1428 – 1527), tổ chức bao nhiêu khoa thi tiến sĩ?
A. 62 khoa thi tiến sĩ. Chọn 20 người làm trạng nguyên.
B. 26 khoa thi tiến sĩ. Chọn 989 người làm trạng nguyên.
C. 12 khoa thi tiến sĩ. Chọn 9 người làm trạng nguyên.
D. 26 khoa thi tiến sĩ. Chọn 20 người làm trạng nguyên.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Câu 1: Cuối năm 1421, quân Minh huy động bao nhiêu lính mở cuộc vây quét căn cứ của nghĩa quân Lam Sơn?
D. 10 vạn
Câu 2: Bộ máy chính quyền thời Lê Sơ dược hoàn chỉnh nhất dưới thời vua nào?
D. Lê Thánh Tông
Câu 3: Nội dung chính của bộ “Luật Hồng Đức” là gì?
A. Bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc, giai cấp thống trị và địa chủ phong kiến.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |