Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài văn cảm nhận của em về 2 khổ thơ đầu của Viếng lăng Bác

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
554
1
2
Anh Daoo
20/04/2021 12:03:38
+5đ tặng

Viếng lăng Bác” của Viễn Phương là một bài văn xuất sắc được sáng tác vào năm 1976, bài thơ mang đậm chất trữ tình ghi lại tình cảm thành kính, sâu lắng của nhà thơ khi hòa vào dòng người đang vào viếng lăng Bác. Qua đó bài thơ được xem là tiếng nói nỗi niềm tâm sự của nhân dân giành cho Bác. Tình cảm ấy chất chứa dạt dào cho chúng ta thấy ở hai khổ thơ đầu tiên.

Khổ thơ đầu là những cảm xúc của nhà thơ khi đã đến lăng Bác, đứng trước không gian, cảnh vật bên ngoài lăng. Câu thơ đầu Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác như một thông báo giản dị mà chứa đựng bao tình cảm thân thương.

“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”

Cách đi vào bài của tác giả thật gần gũi và thân thương bởi nhà thơ đã hết sức khéo léo giới thiệu được vị trí của quãng đường từ miền Nam xa xôi để viếng lăng Bác. Tiếng “con” mở đầu cho bài thơ được cất lên với giọng tha thiết trìu mến, thân thuộc. Đó là cách xưng hô của người dân Nam Bộ, đã bộc lộ hết sự thương nhớ ngậm ngùi của nhà thơ nói chung và toàn thể đồng bào miền Nam nói riêng.

Trong cái mênh mang của sương mù Hà Nội, qua con mắt của nhà thơ thì ta chợt thấy một hàng tre xanh bát ngát. Khi đến với Bác, đến với hàng tre của thủ đô ta như nhớ về quê nhà, nhớ về làng mạc với những nhà mái lá che ngang, rồi nhớ về tiếng ru à ơi của bà, của mẹ. Hình ảnh nhân hóa được sử dụng trong đoạn thơ này đó chính là “Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”, không những đơn thuần là hình ảnh cây tre mà tác giả còn muốn nói rằng đó là biểu tượng bất diệt, kiên cường của con người Việt Nam chúng ta, màu xanh của cây tre là màu xanh của sức sống, của hi vọng và hòa bình. Những dòng thơ độc đáo giàu ý nghĩa tượng trưng mộc mạc chân thành.

Hàng tre xanh trồng xung quanh lăng của Bác Hồ kính yêu như muốn thay cả dân tộc canh giấc ngủ ngàn thu cho Người, thổi những làn gió mát vào trong lăng để Bác được ngủ ngon. Từ “ôi” đươc đặt đứng ở vị trí đầu câu, biểu hiện sự xúc động xen lẫn với niềm tự hào khôn xiết của tác giả. Đó chính là niềm tự hào của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam, tự hào về người Cha đã làm nên lịch sử hào hùng của cả dân tộc.

Ở khổ thơ thứ hai làm chúng ta lắng đọng với những vần thơ mộc mạc chứa chan tình yêu thương.

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy chín mùa xuân”

Bài thơ được xem là cuộc hành hương sau bao năm chờ đợi để được trở về bên người cha già kính yêu của dân tộc. Nếu như ở khổ thơ đầu miêu tả hình ảnh hàng tre xanh như canh giấc ngủ trong lăng Bác thì ở khổ thơ thứ hai tác giả lại bộc lộ những suy nghĩ trực tiếp về Bác với những lời thơ mộc mạc chân tình.

Mở đầu cho đoạn thơ là những hình ảnh đẹp vừa mang tính cụ thể lại mang một ý nghĩa tượng trưng sâu sắc.

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”

Chúng ta phải nhận ra được rằng nhà thơ phải kính yêu lắm, phải quý mến Bác lắm mới viết được những hình ảnh ẩn dụ tài tình như thế. Ở trong hai câu thơ này, có hai mặt trời được tác giả nhắc tới, mặt trời thứ nhất tượng trưng cho mặt trời của vũ trụ thiên nhiên còn mặt trời thứ hai là mặt trời của nhân dân “mặt trời trong lăng” luôn chiếu sáng vĩnh hằng, luôn luôn đỏ mãi. Bác chính là vầng sáng hồng tỏa sáng giúp soi đường dẫn lối cho chúng ta đi, thoát khỏi kiếp nô lệ, là sức mạnh giúp cho cả dân tộc có thể chèo lái con thuyền cập tới bến bờ vinh quang, đi đến thắng lợi cuối cùng. Cho dù Bác đã ra đi nhưng đối với mọi người dân Việt Nam thì người vẫn luôn luôn sống bất tử, soi đường dẫn lối cho đồng bào đứng lên.

Ở đoạn thơ tiếp theo khi dòng người bùi ngùi bước vào lăng, tác giả xúc động mà viết:

“Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”

Hình ảnh dòng người khi đi vào trong lăng Bác được tác giả ví như những tràng hoa dâng Người, bảy mươi chín tràng hoa được tác giả ví như bảy mươi chín mùa xuân của người, những năm người đang sống là những năm cống hiến hết mình cho quê hương đất nước. Và Bác chính là mùa xuân, mùa xuân ấy đã làm cho cuộc đời của những người con của Người nở hoa. Điệp ngữ “ngày ngày“ đứng ở đầu câu như một quy luật tự nhiên, ngày ngày dòng người vào viếng lăng Bác không bao giờ hết, đó là quy luật của tạo hóa. Tràng hoa ở đây không chỉ là hoa thơm của thiên nhiên đất trời dâng cho Bác mà còn là những tràng hoa của niềm thương nhớ, biết ơn và ngưỡng mộ. Chính niềm thương nhớ ấy đã kết một tràng hoa đầy đủ hương và sắc để dâng lên Người.

Như chúng ta vừa nhắc ở trên về hình ảnh bảy mươi chín mùa xuân, đó là hình ảnh ẩn dụ, cho thấy cuộc đời của Bác đẹp như mùa xuân vậy, đó là bảy mươi chín năm sống và cống hiến cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng của đất nước. Tràng hoa dâng lên như được thấy Bác mãi luôn sống trong lòng mọi người dân Việt Nam.

Tóm lại, chỉ với hai khổ thơ trên đã thể hiện được những suy nghĩ của nhà thơ về vị cha già của dân tộc. Tác giả đã cho chúng ta hình dung ra một cách rõ nét về hình ảnh của Người đồng thời bộc lộ niềm thương nhớ và sự thành kính sâu sắc của cả dân tộc đối với Bác.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×