Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tập tính sinh học, đieu kiện sống của bò

câu 1:cách nuôi lien he với đieu kien sống của bò
câu 2:tập tính sinh học ,đieu kien sống
của bò

1 trả lời
Hỏi chi tiết
5.992
13
19
Nguyễn Nguyễn
21/04/2021 21:05:56
+5đ tặng
Trâu bò là loài động vật nhai lại

Nhai lại là thuộc tính đồng thời là tập tính vốn có của trâu bò. Trâu bò không thể sống và tồn tại nếu không có quá trình nhai lại bởi nhai lại không chỉ có chức năng nghiền nát thức ăn mà còn có tác dụng tăng tiết nước bọt, ổn định môi trường dạ cỏ. Thời gian nhai lại khoảng 5 – 8 giờ/ngày đêm, tùy thuộc vào tính chất vật lý của thức ăn.

Trâu bò là loài động vật có dạ dày 4 túi

Khác với gia súc dạ dày đơn, dạ dày trâu bò có 4 ngăn (dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách và dạ múi khế), mỗi túi có chức năng riêng. Dạ cỏ, dạ tổ ong được xem như phòng lên men yếm khí, tại đây có các quá trình phân giải và lên men các thành phần dinh dưỡng trong thức ăn. Ðồng thời các sản phẩm của quá trình lên men được hấp thu qua vách dạ cỏ, các tiểu phần thức ăn có kích thước lớn được ợ lên và nhai lại. Dạ lá sách được xem như hệ thống lọc. Dạ múi khế là dạ dày thực của trâu bò và quá trình tiêu hóa thức ăn tại đây theo phương thức tiêu hóa hóa học bằng men. Nhờ có bộ máy tiêu hóa như vậy nên trâu bò có khả năng sử dụng và chuyển hóa các thức ăn thô xanh (cỏ, lá cây…), các phế phụ phẩm của nông nghiệp (rơm rạ, thân cây ngô…), công nghiệp chế biến (bã bia, bã dứa, bã sắn…) có giá trị hàng hóa thấp, thậm chí không có giá trị thành các sản phẩm có giá trị cao cho con người (thịt, sữa..). Trâu bò còn có khả năng đồng hóa và sử dụng các chất ni tơ phi protein (urea, amoniac…) và biến chúng thành nguồn protein của cơ thể, thực hiện được điều này là nhờ có sự cộng sinh của khu hệ vi sinh vật dạ cỏ.

Trâu bò là động vật đơn thai

Trâu bò là động vật đơn thai. Tỷ lệ đa thai ở trâu bò chỉ chiếm (3-5%). Do đặc điểm này, kết hợp với thời gian mang thai dài, nên việc mở rộng quy mô, phát triển đàn trong chăn nuôi trâu bò chậm hơn rất nhiều so với các đối tượng chăn nuôi khác.

Trâu bò là loại động vật gặm cỏ

Trâu bò không chỉ là gia súc ăn cỏ mà còn tự gặm cỏ trên đồng cỏ. Nhờ đặc điểm này nên trâu bò đã giúp con người khai thác tối ưu các nguồn lợi thiên nhiên sẵn có (đồng cỏ, bải chăn thả..) và lao động dư thừa, ngoài độ tuổi. Nhờ vậy, ngành chăn nuôi trâu bò rất thiết thực và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Trâu bò là loại động vật có tiềm năng để sản xuất sữa lớn và nguồn cung cấp sức kéo cho sản xuất nông nghiệp

Trâu bò có đặc điểm tầm vóc lớn, hệ thống thần kinh phát triển nên chúng trở thành động vật dễ huấn luyện thành nguồn sức kéo cho sản xuất nông nghiệp và vận chuyển nguyên vật liệu. Ngày nay do việc cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp khá phát triển ở nhiều khu vực ở nước ta nên nhu cầu về sức kéo không cao như trước. Tuy vậy, ở nhiều vùng của nước ta do điều kiện về tự nhiên và kinh tế khó khăn nên con trâu vẫn là ” đầu cơ nghiệp của nhà nông”. Ý kiến của Peter R. Lawrence, một chuyên gia về gia súc cày kéo ở trường đại học HOHEMHEIM (Ðức) cho rằng đừng bao giờ coi việc sử dụng sức kéo vật nuôi là biểu hiện của một nền nông nghiệp lạc hậu.

 

Nguồn sữa phục vụ con người trên toàn thế giới hầu hết được sản xuất từ trâu bò, một phần rất nhỏ đến từ sữa dê. Trâu bò là loại gia súc có tiềm năng lớn để sản xuất sữa.

Thống kê ở Hà Lan (2002) thì sản lượng sữa bình quân của nhóm bò Lang Trắng Ðen là 8311kg/chu kỳ và nhóm bò Lang Trắng Ðỏ là 7325 kg/chu kỳ. Cá biệt có 5564 con cho 100 000 kg sữa trong cả đời và có 244 con cho 10 000 kg mỡ và protein trong cả đời.

Sữa trâu bò được xếp vào loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao bởi thành phần các chất dinh dưỡng và tỷ lệ tiêu hóa rất cao.

Một số đặc điểm khác của trâu bò

Trâu bò thích nghi rộng và chống chịu tốt với những điều kiện sống khó khăn, với bệnh tật. Chúng rất dễ thích nghi khi chuyển từ vùng này đến vùng khác so với các loại gia súc khác. Con bò được phân bố khắp nơi trên thế giới “ở đâu có người, ở đó có bò”, trong khi đó trâu chỉ tập trung phát triển ở một số khu vực.

Trâu bò có tầm vóc lớn, khối lượng diễn biến từ 200 – 1200 kg ở các giống khác nhau, nên được xếp vào nhóm “Ðại gia súc”, nên sản lượng thịt/đầu gia súc lớn hơn nhiều so với các loại gia súc khác.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Sinh học Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư