Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu 1 số quy định của Pháp luật về Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

Nêu 1 số quy định của Pháp luật về Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
373
2
0
Nguyễn Nguyễn
21/04/2021 21:58:18
+5đ tặng
Điều 124, Bộ luật Hình sự cũng ghi nhận quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân với quy định về tội xâm phạm chỗ ở của công dân qua việc thực hiện các hành vi khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác, đuổi trái pháp luật người khác khỏi chỗ ở của họ hoặc có những hành vi trái pháp luật khác xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân (dùng thủ đoạn gian dối lừa chủ nhà và gia đình họ ra khỏi chỗ ở rồi chiếm luôn chỗ ở; tự ý dọn đồ của chủ nhà ra ngoài để chuyển đồ đạc của mình vào nhà khi chủ nhà đi vắng rồi ở luôn trong nhà…).

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
mei
21/04/2021 21:59:42
+4đ tặng
*. Các quyền tự do cơ bản của công dân
-. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
  • Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.
  • Nội dung
    • Không một ai, dù ở cương vị nào có quyền tự ý bắt và giam, giữ người vì những lí do không chính đáng hoặc do nghi ngờ không có căn cứ.
    • Trong một số trường hợp cần thiết phải bắt, giam, giữ người để giữ gìn trật tự, an ninh, để điều tra tội phạm, để ngăn chặn tội phạm thì những cán bộ nhà nước có thẩm quyền thuộc Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, tòa án và một số cơ quan khác được quyền bắt và giam, giữ người, nhưng  phải theo đúng trình tự và thủ tục do pháp luật quy định.
  • Ý nghĩa
  • Nhằm ngăn chặn mọi hành vi tùy tiện bắt giữ người trái với quy định của pháp luật, bảo vệ quyền con người – quyền công dân trong một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
-. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân
  • Công dân có quyền được bảo đảm an tòan về tính mạng, sức khỏe, được bảo vệ danh dự và nhân phẩm; không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác.
  • Nội dung
  • Thứ nhất: Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của người khác.
    • ­ Không ai được đánh người; đặc biệt nghiêm cấm những hành vi hung hãn, côn đồ, đánh người gây thương tích, làm tổn hại cho sức khỏe của người khác.
    • ­ Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm đến tính mạng của người khác như giết người, đe dọa giết người, làm chết người.
  • Thứ hai: Không ai được xâm phạm tới danh dự và nhân phẩm của người khác.
    • ­ Không bịa đặt điều xấu, tung tin xấu, nói xấu, xúc phạm người khác để hạ uy tín và gây thiệt hại về danh dự cho người đó.
  • Ý nghĩa
    • ­ Nhằm xác định địa vị pháp lí của công dân trong mối quan hệ với Nhà nước và xã hội.
    • Đề cao nhân tố con người trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
- Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

Nội dung:

  • Về nguyên tắc, không ai được tự tiện vào chỗ ở của người khác.Tuy nhiên, pháp luật cho phép khám xét chỗ ở của công dân trong các trường hợp sau:
  • ­ Trường hợp thứ nhất, khi có căn cứ để khẳng định chỗ ở, địa điểm của người nào đó có công cụ, phương tiện (ví dụ: gậy gộc, dao, búa, rìu, súng,…) để thực hiện tội phạm hoặc có đồ vật, tài liệu liên quan đến vụ án.
  • ­ Trường hợp thứ hai, việc khám chỗ ở, địa điểm của người nào đó được tiến hành khi cần bắt người đang bị truy nã hoặc người phạm tội đang lẫn tránh ở đó.
  • Ý nghĩa
  • Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
  • ­ Nhằm đảm bảo cho công dân – con người có được cuộc sống tự do trong một xã hội dân chủ, văn minh.
  • ­ Tránh mọi hành vi tự tiện của bất kì ai, cũng như hành vi lạm dụng quyền hạn của các cơ quan và cán bộ, công chức nhà nước trong khi thi hành công vụ.
- Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thọai, điện tín
  • Không ai được tự tiện bóc mở, thu giữ, tiêu hủy thư, điện tín của người khác; những người làm nhiệm vụ chuyển thư, điện tín phải chuyển đến tay người nhận, không được giao nhầm cho người khác, không được để mất thư, điện tín của nhân dân.
  • Chỉ có những người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và chỉ trong những trường hợp cần thiết mới được tiến hành kiểm soát thư, điện thoại, điện tín của người khác.
  • Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thọai, điện tín là điều kiện cần thiết để bảo đảm đời sống riêng tư của mỗi cá nhân trong xã hội. Trên cơ sở quyền này, công dân có một đời sống tinh thần thoải mái mà không ai được tùy tiện xâm phạm tới.
-. Quyền tự do ngôn luận
  • Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.
  • Có nhiều hình thức và phạm vi để thực hiện quyền nay:
  • Sử dụng quyền này tại các cuộc họp ở các cơ quan, trường học, tổ dân phố,… bằng cách trực tiếp phát biểu ý kiến nhằm xây dựng cơ quan, trường học, địa phương mình.
  • Viết bài gửi đăng báo, trong đó bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình về chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước; về xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh; về ủng hộ cái đúng, cái tốt, phê phán và phản đối cái sai, cái xấu trong đời sống xã hội.
  • Đóng góp ý kiến, kiến nghị với các đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân trong dịp đại biểu tiếp xúc với cử tri cơ sở, hoặc công dân có thể viết thư cho đại biểu Quốc hội trình bày, đề đạt nguyện vọng.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×