lập dàn ý cho đề:bài thơ nhớ rừng của thế lữ đã diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường tù túng và niềm tự do khao khát mãnh liệt của chúa sơn lâm khi bị nhốt ở vườn bách thú
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
I. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả tác phẩm: Thế Lữ là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào Thơ Mới giai đoạn đầu 1932 - 1945. Bài thơ “Nhớ rừng” là một trong những tác phẩm nổi tiếng, làm nên thành công cho hồn thơ dồi dào, đầy lãng mạn - Thế Lữ
- Khái quát nội dung tác phẩm: Bài thơ thông qua tâm trạng uất hận trước hoàn cảnh thực tại và nỗi nhớ thời quá khứ vàng son của con hổ để nói lên tâm trạng của chính những người dân đang chịu cảnh mất nước lúc bấy giờ.
II. Thân bài:
Luận điểm 1: Tâm trạng uất hận của con hổ khi bị giam cầm
- Sử dụng một loạt các từ ngữ gợi cảm thể hiện tâm trạng chán nản, uất ức: “ căm hờn”, “nằm dài”, “chịu ngang hàng”, “bị làm trò”, “bị nhục nhằn”. Sự đau đớn, nhục nhã, bất bình của con hổ như bắt đầu trỗi dậy mãnh liệt khi nhìn thực tại tầm thường trước mắt.
Luận điểm 2: Quá khứ vàng son trong nỗi nhớ của con hổ
- Nằm trong cũi sắt, con hổ nhớ về chốn sơn lâm – nơi nó từng ngự trị, đó là nơi có hàng ngàn cây đại thụ, có tiếng gió rít qua từng kẽ lá, tiếng của rừng già ngàn năm. Tất cả gợi ra một khu rừng hoang dã, hùng vĩ như vô cùng bí ẩn .
- Hình ảnh con hổ giữa chốn rừng xanh bạt ngàn được miêu tả qua một loạt từ ngữ miêu tả, gợi hình: “dõng dạc”, “đường hoàng”, “lượn tấm thân”, “vờn bóng”, “ mắt…quắc”…, thể hiện sự uy nghi, ngang tàng, lẫm liệt của loài chúa tể rừng xanh.
- Hình ảnh con hổ khi còn làm vua chốn rừng xanh được miêu tả qua nỗi nhớ về quá khứ: Một loạt những hình ảnh sóng đôi giữa rừng già và loài chúa tể sơn lâm: “Đêm vàng bên bờ suối” – “ ta say mồi…uống ánh trăng”, “ngày mưa” – “ ta lặng ngắm giang sơn”, “bình minh…nắng gội” – “giấc ngủ ta tưng bừng”, “chiều…sau rừng” – “ta đợi chết…”.
- Việc sử dụng 1 loạt câu hỏi tu từ, đặc biệt là câu cuối đoạn đã thể hiện tâm trạng nuối tiếc, nhớ nhung một quá khứ vàng son, một thời kì oanh liệt, tự do, ngạo nghễ làm chủ thiên nhiên núi rừng.
Luận điểm 3: Nỗi uất hận khi nghĩ về thực tại tầm thường, giả dối
- Quay trở về với hiện thực, con hổ với nỗi “uất hận ngàn thâu” đã vạch trần toàn bộ sự giả dối, tầm thường, lố bịch của cuộc sống trước mắt: Ấy là những “cảnh sửa sang tầm thường, giả dối”, cái bắt chước đầy lố bích của thiên nhiên giả tạo, cố cho ra cái “vẻ hoang vu” nơi rừng thiêng sâu thẳm.
Luận điểm 4: Khao khát tự do sục sôi trong lòng con hổ
- Giọng điệu bi tráng, gào thét với núi rừng (“hỡi…”), lời nói bộc lộ trực tiếp nỗi nhớ, sự nuối tiếc về quá khứ và khao khát tự do, dù trong giấc mộng, con hổ cũng muốn được quay về nơi rừng già linh thiêng.
⇒ Mượn lời của con hổ, tác giả đã thay cho tiếng lòng của con dân Việt Nam trong thời kì mất nước, ấy là tiếng than nuối tiếc cho một thời vàng son của dân tộc, là tiếng khao khát tự do cháy bỏng, sục sôi trong từng người dân yêu nước.
Luận điểm 5: Nghệ thuật
- Thể thơ tự do hiện đại, phóng khoáng, dễ dàng bộc lộ cảm xúc
- Ngôn ngữ độc đáo, có tính gợi hình, gợi cảm cao
- Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng thành công: nhân hóa, so sánh, điệp cấu trúc, câu hỏi tu từ, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác…
- Giọng điệu, nhịp thơ linh hoạt, khi thì buồn thảm, khi hào hùng, lẫm liệt, theo trình tự logic hiện thực – quá khứ - hiện thực – quá khứ…
III. Kết bài:
- Khẳng định lại giá trị nội dung, nghệ thuật: “Nhớ rừng” không chỉ thành công ở nghệ thuật tinh tế, mà còn có giá trị lớn về nội dung, đại diện cho tiếng lòng của mọi người dân Việt Nam đang sục sôi trước hoàn cảnh đất nước.
- Liên hệ và đánh giá tác phẩm: Bài thơ góp phần to lớn vào sự thành công của phong trào Thơ mới.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |