Cấu tạo của thận chức năng của từng bộ phận
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Thận là cơ quan bài tiết chính của hệ tiết niệu, nằm sát thành sau của bụng và ở hai bên cột sống gần cơ thắt lưng chính. Thận nằm ngang đốt ngực cuối cùng đến đốt thắt lưng L3 trong khung xương sườn. Thận phải nằm thấp hơn so với thận bên trái khoảng 1 đốt sống.
Thận có hình hạt đậu màu nâu nhạt, mỗi quả thận có kích thước chiều dài khoảng 10-12.5 cm, rộng 5-6cm, dày 3-4cm và có trọng lượng khoảng 170g. Mặt trước của thận nhẵn bóng còn mặt sau thì sần sùi, có bờ lồi và bờ lõm. Ở chính giữa thận trái và thận phải có một chỗ lõm sâu gọi là rốn thận.
Mỗi quả thận được cấu tạo từ 1,2 triệu nephron, đơn vị chức năng của thận. Chỉ cần 25% tổng số lượng nephron hoạt động bình thường thì chức năng thận sẽ được đảm bảo. Mỗi nephron có chiều dài là 35-50mm, tổng chiều dài toàn bộ nephron của 2 thận có thể lên tới khoảng 70-100km. Nephron được chia thành 2 loại là Nephron vỏ và Nephron cận tủy. Trong đó:
Thận bao gồm 2 vùng là vùng vỏ và vùng tủy. Vùng vỏ nằm ở vị trí ngoài cùng của thận, có màu đỏ hoặc đỏ sẫm, dày khoảng 7-10mm. Vùng tủy và các bể thận là phần kế tiếp chứa nhiều mô mỡ, mạch máu và dây thần kinh. Mỗi đơn vị chức năng của thận bao gồm cầu thận và các ống thận.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |