dàn ý phân tích chi tiết 8 câu thơ đầu chinh phụ ngâm khúc
MAI THI RỒI MN JUP MÌNH
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Lập dàn ý chi tiết:
I. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm:
+ Đặng Trần Côn - một danh sĩ, một nhà thơ kiệt xuất của nền văn học cổ điển. “Chinh phụ ngâm khúc” chính là một trong những tuyệt tác của ông được viết bằng chữ Hán, được mọi người biết đến rộng rãi qua bản dịch của nữ danh sĩ Đoàn Thị Điểm.
+ Đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” được đánh giá là một trong những trích đoạn hay nhất, đó không chỉ là lời tâm sự, nỗi nhớ của người chinh phụ mà hơn hết đoạn trích còn mang giá trị nhân đạo sâu sắc, đặc biệt là 8 câu thơ đầu bài.
II. Thân bài
– Cảm nhận về 4 câu trước:
“Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.
Ngoài rèm thước chẳng mách tin
Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng?”
+ Căn phòng tưởng chừng rất rộng khi cả hai cùng chung sống nhưng nó đã trở lên tăm tối, tù túng khi mà chỉ còn mỗi người vợ đang cô đơn, khắc khoải nhớ chồng.
+ Sự chờ đợi của người vợ tiễn chồng ra chiến trận tưởng chừng đã bao nhiêu kiếp trôi qua, nó u ám bao trùm lên cả con người cảm xúc của người chinh phụ.
+ Giọng thơ man mác, nhịp thơ chậm càng làm cho người đọc có cảm giác như của nhân vật trữ tình. Hành động lặp đi lặp lại như nỗi nhớ cứ đong đầy mãi không thôi “Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước” có phải chăng động từ “gieo” chính là ngụ ý của tác giả như muốn nói lên rằng bước chân thê lương dù không muốn bước nhưng vẫn bước.
+ Không gian tĩnh lặng khiến tiếng bước chân càng nặng nề và cô đơn hơn. Ngày qua ngày đêm qua đêm nhưng nàng vẫn cô đơn một mình, nhớ thương người chồng đang ngoài biên ải xa xôi.
+ "Ngoài rèm thưa rủ thác đòi phen” - chiếc rèm kéo lên lại hạ xuống sao mà não nề đến thế nhưng dù rằng có như thế nào lòng nàng vẫn chỉ có hình một người mà thôi, dù bên ngoài có xảy ra chuyện gì đi nữa.
+ Nhưng sự chờ đợi đến cùng cực đó lại chẳng thấy dấu hiệu mừng vui, có vẻ như đã lâu lắm rồi “chim thước” chẳng ghé qua cho nàng chút hi vọng.
– Cảm nhận về 4 câu sau:
“Đèn có biết dường bằng chẳng biết,
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.
Buồn rầu nói chẳng nên lời,
Hoa đèn kia với bóng người khá thương.”
+ Chính nỗi sầu muộn cô đơn, lẻ loi đó của nàng, mà nàng rất cần một người có thể sẻ chia và đồng cảm với tâm trạng của nàng lúc này
+ Nàng không có ai để giãi bày nỗi lòng của mình, để giải tỏa được tâm trạng cô đơn, chỉ có cây đèn trong phòng.
+ Nhưng chiếc đèn vô tri vô giác kia liệu có thấu hiểu được tấm lòng thủy chung của nàng, nàng chỉ có thể một mình chịu đựng nỗi nhớ nỗi cô đơn đến đau lòng một mình mà thôi “Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi”.
+ Hình ảnh chiếc đèn hiện lên đã chứng minh cái sự cô đơn, lẻ loi của người chinh phụ
“Buồn rầu nói chẳng nên lời,
Hoa đèn kia với bóng người khá thương.”
“Buồn rầu nói chẳng nên lời,” Buồn quá chả buồn nói cũng chả muốn cười, nàng chỉ có một mình với hoa đèn đến đáng thương. Hoa đèn chính là tàn của bấc đèn vẫn còn được nung đỏ đến sáng rực, như lòng nàng đang cháy đến tàn đỏ như bấc đèn kia.
Playvolume00:00/00:00Truvid=> Hình ảnh “Hoa đèn kia với bóng người khá thương” càng làm người đọc thương cảm đến xót thương cho người phụ nữ lẻ loi
III. Kết bài
– Bút pháp nghệ thuật và giá trị nhân đạo:
+ Bút pháp nghệ thuật ước lệ kết hợp thể thơ song thất lục bát giọng thơ nhẹ nhàng thiết tha, nhịp thơ chậm đã thể hiện được tâm trạng với những mạch cảm xúc và cung bậc khác nhau của người chinh phụ, với nỗi nhớ chồng da diết, nỗi cô đơn với một khát khao cháy bỏng được sống hạnh phúc trọn vẹn.
+ Đoạn trích cũng đã để lại giá trị
Lập dàn ý chi tiết:
I. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm:
+ Đặng Trần Côn - một danh sĩ, một nhà thơ kiệt xuất của nền văn học cổ điển. “Chinh phụ ngâm khúc” chính là một trong những tuyệt tác của ông được viết bằng chữ Hán, được mọi người biết đến rộng rãi qua bản dịch của nữ danh sĩ Đoàn Thị Điểm.
+ Đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” được đánh giá là một trong những trích đoạn hay nhất, đó không chỉ là lời tâm sự, nỗi nhớ của người chinh phụ mà hơn hết đoạn trích còn mang giá trị nhân đạo sâu sắc, đặc biệt là 8 câu thơ đầu bài.
II. Thân bài
– Cảm nhận về 4 câu trước:
“Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.
Ngoài rèm thước chẳng mách tin
Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng?”
+ Căn phòng tưởng chừng rất rộng khi cả hai cùng chung sống nhưng nó đã trở lên tăm tối, tù túng khi mà chỉ còn mỗi người vợ đang cô đơn, khắc khoải nhớ chồng.
+ Sự chờ đợi của người vợ tiễn chồng ra chiến trận tưởng chừng đã bao nhiêu kiếp trôi qua, nó u ám bao trùm lên cả con người cảm xúc của người chinh phụ.
+ Giọng thơ man mác, nhịp thơ chậm càng làm cho người đọc có cảm giác như của nhân vật trữ tình. Hành động lặp đi lặp lại như nỗi nhớ cứ đong đầy mãi không thôi “Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước” có phải chăng động từ “gieo” chính là ngụ ý của tác giả như muốn nói lên rằng bước chân thê lương dù không muốn bước nhưng vẫn bước.
+ Không gian tĩnh lặng khiến tiếng bước chân càng nặng nề và cô đơn hơn. Ngày qua ngày đêm qua đêm nhưng nàng vẫn cô đơn một mình, nhớ thương người chồng đang ngoài biên ải xa xôi.
+ "Ngoài rèm thưa rủ thác đòi phen” - chiếc rèm kéo lên lại hạ xuống sao mà não nề đến thế nhưng dù rằng có như thế nào lòng nàng vẫn chỉ có hình một người mà thôi, dù bên ngoài có xảy ra chuyện gì đi nữa.
+ Nhưng sự chờ đợi đến cùng cực đó lại chẳng thấy dấu hiệu mừng vui, có vẻ như đã lâu lắm rồi “chim thước” chẳng ghé qua cho nàng chút hi vọng.
– Cảm nhận về 4 câu sau:
“Đèn có biết dường bằng chẳng biết,
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.
Buồn rầu nói chẳng nên lời,
Hoa đèn kia với bóng người khá thương.”
+ Chính nỗi sầu muộn cô đơn, lẻ loi đó của nàng, mà nàng rất cần một người có thể sẻ chia và đồng cảm với tâm trạng của nàng lúc này
+ Nàng không có ai để giãi bày nỗi lòng của mình, để giải tỏa được tâm trạng cô đơn, chỉ có cây đèn trong phòng.
+ Nhưng chiếc đèn vô tri vô giác kia liệu có thấu hiểu được tấm lòng thủy chung của nàng, nàng chỉ có thể một mình chịu đựng nỗi nhớ nỗi cô đơn đến đau lòng một mình mà thôi “Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi”.
+ Hình ảnh chiếc đèn hiện lên đã chứng minh cái sự cô đơn, lẻ loi của người chinh phụ
“Buồn rầu nói chẳng nên lời,
Hoa đèn kia với bóng người khá thương.”
“Buồn rầu nói chẳng nên lời,” Buồn quá chả buồn nói cũng chả muốn cười, nàng chỉ có một mình với hoa đèn đến đáng thương. Hoa đèn chính là tàn của bấc đèn vẫn còn được nung đỏ đến sáng rực, như lòng nàng đang cháy đến tàn đỏ như bấc đèn kia.
Playvolume00:00/00:00Truvid=> Hình ảnh “Hoa đèn kia với bóng người khá thương” càng làm người đọc thương cảm đến xót thương cho người phụ nữ lẻ loi
III. Kết bài
– Bút pháp nghệ thuật và giá trị nhân đạo:
+ Bút pháp nghệ thuật ước lệ kết hợp thể thơ song thất lục bát giọng thơ nhẹ nhàng thiết tha, nhịp thơ chậm đã thể hiện được tâm trạng với những mạch cảm xúc và cung bậc khác nhau của người chinh phụ, với nỗi nhớ chồng da diết, nỗi cô đơn với một khát khao cháy bỏng được sống hạnh phúc trọn vẹn.
+ Đoạn trích cũng đã để lại giá trị nhân đạo sâu sắc, nhân văn cao cả khi lên án chiến tranh phi nghĩa, những khuân phép hà khắc phong kiến thời bấy giờ.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |