Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Là học sinh Tiểu học, em có thể làm gì để góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước

. Là học sinh Tiểu học, em có thể làm gì để góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước? Nếu được đến thăm các chú hải quân ở quần đảo Trường Sa, em dự định sẽ nói gì với các chú

5 trả lời
Hỏi chi tiết
7.215
7
1
longg
09/05/2021 16:10:31

Việt Nam là quốc gia ven biển có địa vị chính trị và địa vị kinh tế rất quan trọng,với bờ biển dài trên 3.260 km trải dài từ Bắc xuống Nam, đứng thứ 27 trong số 157 quốc gia ven biển, các quốc đảo và các lãnh thổ trên thế giới. Chỉ số chiều dài bờ biển trên diện tích đất liền của nước ta là xấp xỉ 0,01 (nghĩa là cứ 100 km2 đất liền có 1 km bờ biển). Trong 63 tỉnh, thành phố của cả nước thì 28 tỉnh, thành phố có biển và gần một nửa dân số sinh sống tại các tỉnh, thành ven biển1.

Theo Công ước của Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982, nước ta có diện tích biển khoảng trên 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền, chiếm gần 30% diện tích Biển Đông (cả Biển Đông gần 3,5 triệu km2). Vùng biển nước ta có khoảng 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ và 2 quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa (điều này đã được công bố, minh chứng trong lịch sử, các tư liệu khoa học và pháp lý về chủ quyền biển, đảo Việt Nam). Một số đảo ven bờ còn có vị trí quan trọng được sử dụng làm các điểm mốc quốc gia trên biển để thiết lập đường cơ sở ven bờ lục địa Việt Nam, từ đó,xác định vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, làm cơ sở pháp lý để bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển2.

Có thể nói, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)- còn gọi là Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Nam Trung Hoa (Declaration on Conduct of the Parties in the South China Sea) là một văn kiện được các nước ASEAN và Trung Quốc ký kết ngày 04/11/2002 tại Phnom Penh, Campuchia,nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 8.Đây là văn kiện chính trị đầu tiên mà ASEAN và Trung Quốc đạt được có liên quan đến vấn đề Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) và được coi là bước đột phá trong quan hệ ASEAN – Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Việc ký văn kiện này là kết quả nỗ lực của các nước ASEAN, đặc biệt là 4 nước liên quan trực tiếp tranh chấp ở quần đảo Trường Sa (Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei) trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông và Tuyên bố cấp cao kỷ niệm 10 năm DOC3.

Ý nghĩa quan trọng nhất của Tuyên bố chung nằm ở 3 điểm: các nước ASEAN và Trung Quốc tái cam kết ở cấp cao nhất với những nguyên tắc của DOC; nhất trí với nhau ở cấp cao nhất cùng hướng tới bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC); nâng cơ chế thực hiện lên cấp Bộ trưởng. Việc tái cam kết những nguyên tắc ở cấp cao nhất sẽ hỗ trợ nhiều hơn cho việc bảo đảm hòa bình, ổn định an ninh, an toàn hàng hải và giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế và Công ước Luật Biển. Tuyên bố chung này càng có ý nghĩa khi đặt trong bối cảnh các nước đã có những bước tiến nhất định trong việc xây dựng lòng tin và thực hiện DOC trong 10 năm qua nhưng vẫn còn những diễn biến phức tạp.

Để xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và bảo vệ Tổ quốc, Đảng ta xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh là: bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
11
13
e sẽ ns
- e sẽ cố gắng hok tập để cf các chú bảo vệ đất nc
30
5
Snwn
09/05/2021 16:10:32
+3đ tặng
Là một học sinh, em cần phải làm các công việc để góp sức vào cuộc đấu tranh bảo vệ quyền Biên giới, Biển, Đảo:
+ Phải cố gắng chăm chỉ học hành, học tập thật tốt
+ Vâng lời dạy từ ông bà, cha mẹ, thầy cô
+ Có ý thức bảo vệ chủ quyền Biển-Đảo quê hương
+ Có một tấm lòng yêu Quê hương, yêu biển đảo quê hương
+ ...
Vũ Dương
bạn bị thiếu ý
2
12
Nguyễn Nguyễn
09/05/2021 16:11:21

Biển đảo là một vùng địa lý đem lại cho mỗi quốc gia rất nhiều nguồn lợi, đặc biệt vùng biển có nhiều khoáng sản lại càng giá trị hơn nữa. Không phải quốc gia nào cũng có biển, không phải biển của đất nước nào cũng có nguồn tài nguyên khổng lồ. Trong đó, Việt Nam là một quốc gia được thiên nhiên ưu đãi dành tặng cho một vùng biển khiến nhiều quốc gia phải ao ước.

Với bờ biển dài trên 3260 km trải dài từ Bắc xuống Nam (từ Quảng Ninh tới Kiên Giang), nước ta chiếm vị trí thứ 27 trong tổng số 157 quốc gia ven biển, các quốc đảo và vùng lãnh thổ trên thế giới. Vùng biển Việt Nam bao gồm cả vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa với diện tích trên 1 triệu km², gấp 3 lần so với đất liền và chiếm gần 30% diện tích biển Đông. Với khoảng 3000 hòn đảo lớn, nhỏ và 2 quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa, được phân  bố khá đều theo chiều dài của bờ biển đất nước, biển đảo có vị trí đặc biệt quan trọng như một  tuyến phòng thủ tiền tiêu để bảo vệ, kiểm soát và  làm chủ  sườn phía Đông của đất nước.

Không chỉ có ý nghĩa về các mặt như kinh tế, chính trị… biển đảo còn có ý nghĩa vô cùng to lớn trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Vào khoảng trước và sau công nguyên, với những thành tựu chinh phục mặt nước biển, những cư dân cuối cùng của quận Nhật Nam với sự bảo tồn được độc lập, tự do qua sự thành lập nước Lâm Ấp, đã có những mối giao lưu rộng rãi với Ấn Độ. Cư dân của Óc Eo đã có những mối liên hệ xa bằng đường biển đến tận vùng Địa Trung Hải. Trong tình trạng bị nô dịch bởi các thế lực phong kiến phương Bắc có ưu thế về sức mạnh biển, những cư dân ven biển ở phía Bắc cũng biến thành những người lao công tủi nhục, bị bóc lột nặng nề. Thời Ngô Quyền và sau này là Đinh Tiên Hoàng, 3 trong 7 quận của nước ta đã khôi phục được nền độc lập, tự chủ, mở đầu cho kỷ nguyên Đại Việt. Nhà Trần hùng mạnh, ba lần đánh tan quân Nguyên đã khởi dựng được sự nghiệp từ những người đánh cá ven biển Nam Định – Ninh Bình ngày nay. Nhà Mạc với sự phát huy cao độ yếu tố dân gian trong nền văn hóa dân tộc cũng bắt đầu sự nghiệp của mình từ những cư dân làm nghề đánh cá ven biển Hải Phòng hiện nay. Những vương triều phong kiến được xây dựng từ những cư dân và nghề đánh cá ở ven biển phải chăng là một hiện tượng độc đáo Việt Nam.

Hiện nay, tình hình Biển Đông có những diễn biến phức tạp, nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc đang đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với cả hệ thống chính trị, các ngành, các lực lượng, trong đó có thanh niên. Vai trò của thanh niên trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc là hết sức quan trọng. Chúng ta phải biết phát huy vai trò và sức mạnh của tầng lớp thanh niên, nhất là bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay. Thanh niên có vai trò xung kích trong mọi nhiệm vụ của đất nước, thanh niên là một trong những lực lượng đông đảo, mạnh mẽ và thể hiện được sức mạnh của đất nước. Hơn lúc nào hết đây là lúc để lực lượng thanh niên phát huy tinh thần dân tộc vào công tác bảo vệ chủ quyền biển đảo nước nhà. Bên cạnh việc bảo vệ chủ quyền, thanh niên cần phải tiếp tục gìn giữ và phát triển những tiềm năng của biển đảo Việt Nam rồi đưa tiềm năng ấy vươn cao trên thị trường quốc tế, củng cố vị trí của Việt Nam giữa các quốc gia trên thế giới để giúp đất nước ngày càng đi lên trong giai đoạn công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã từng chia sẻ: “Mỗi công dân VN phải biết bảo vệ chủ quyền biển, đảo và lãnh thổ quốc gia trên cơ sở hiểu biết về luật pháp trong nước và quốc tế trên tinh thần hòa bình, không đe dọa vũ lực hay sử dụng vũ lực. Bảo vệ chủ quyền biển, đảo và lãnh thổ đất nước là trách nhiệm chung của công dân VN, trong đó có sinh viên. Dù còn ngồi ghế giảng đường, mỗi sinh viên nên có ý thức và trách nhiệm, trước hết là hiểu rõ và thông suốt chủ trương, quan điểm của Đảng giải quyết vấn đề về biển, đảo và am hiểu luật pháp quốc tế. Khi đã tường tận, mỗi bạn trẻ cần tuyên truyền đến những người xung quanh để có chung nhận thức. Mỗi công dân nếu hiểu biết và ứng xử cho đúng thì quyền lợi quốc gia sẽ được đảm bảo, bảo vệ”.

Để làm được điều này, chúng ta cần thường xuyên giáo dục nâng cao nhận thức cho thanh niên về vai trò, trách nhiệm đối với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo bằng những hình thức khác nhau như tổ chức các cuộc hội thảo thanh niên, tham gia tình nguyện vào các chương trình tuyên truyền trong cộng đồng...  Đây là công việc đầu tiên nhằm giúp thanh niên nâng cao nhận thức và xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt là bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

Thứ hai, cần củng cố niềm tin, thái độ, động cơ và ý chí bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc trong thanh niên, để từ đó họ biến ý chí thành hành động thiết thực. Đây cũng là một công việc quan trọng nó góp phần vào thực hiện thắng lợi vai trò của thanh niên với các nhiệm vụ được giao. Để củng cố niềm tin, thái độ, động cơ và ý chí cho thanh niên, phải tăng cường công tác tuyên truyền để thanh niên thấy rõ thực lực, sức mạnh bảo vệ Tổ quốc của ta; nắm vững tư tưởng, phương châm chỉ đạo giải quyết các vấn đề về biển đảo của Đảng. Qua đó, giúp cho thanh niên có được những nhận thức đúng, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng trong giải quyết các vấn đề liên quan đến chủ quyền quốc gia, nhất là vấn đề biển, đảo. Ngoài ra, chính bản thân mỗi thanh niên phải tự ý thức được rằng mình phải làm gì và nên làm gì. Tích cực tham gia các hoạt động của thanh thiếu không e ngại rụt rè.

Thứ ba là xây dựng định hướng, hành động thiết thực trong thanh niên đối với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Đây cũng là mục đích hướng tới của việc phát huy vai trò của thanh niên trong việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo quê hương. Từ chỗ hiểu được vai trò và trách nhiệm của mình thanh niên sẽ biến nó thành quyết tâm và hành động mang ý nghĩa lớn lao đối với biển đảo Tổ quốc.

Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người về thăm Bộ đội Hải quân (năm 1961): “Ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Biển ta dài, tươi đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó”, lực lượng thanh niên ngày nay hãy cùng chung tay phấn đấu, học tập, thực hiện tốt vai trò và trách nhiệm của mình để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo Tổ quốc. Bởi “Đâu cần thanh niên có đâu khó có thanh niên” - lời dạy của bác mỗi thanh niên – thế hệ trẻ chúng ta hôm nay cần khắc ghi trong lòng.

Vũ Dương
đây là bạn tự viết hay sao chép trên mạng v
14
0
Năm Nga
17/05/2022 19:59:06
Để có thể giữ gìn, bảo vệ biển đảo cho đất nướcem nghĩ cá nhân mỗi học sinh cần phải trang bị cho bản thân những kiến thức về biển đảo, cập nhật tình hình thời sự về vấn đề môi trường, an ninh chủ quyền ở Hoàng Sa, Trường Sa.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Địa lý Lớp 4 mới nhất
Trắc nghiệm Địa lý Lớp 4 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k