Có nhiều lần tôi đã làm bố mẹ phải buồn phiền vì sự nghịch ngợm của mình. Nhưng có một lần tôi đã làm mẹ rất xúc động. Chuyện ấy sẽ không bao giờ tôi quên được.
Tôi là một cậu con trai hiếu dộng nhưng cũng rất thông minh mọi người trong xóm vẫn bảo tôi như thế. Bố mẹ thì bảo tôi, chẳng thấy thông minh ở đâu chỉ thấy tôi thích nghịch ngợm và gây chuyện mà thôi. Nhiều lần, bố mẹ buồn phiền vì tôi lắm. Nhưng còn trẻ dại thì làm sao tôi hiểu được nỗi lòng cha mẹ.
Bố tôi là bộ đội nên hay đi công tác xa. Thế là ở nhà, tôi lại quậy phá tưng bừng. Tôi thường cầm đầu lũ trẻ trong xóm, khám phá khắp mọi nơi, chơi nhiều trò đo tôi tự nghĩ. Chính vì đi khắp nơi nên chúng tôi biết nhiều chuyện lắm. Chuyện hai bà cháu Nhi cũng vậy. Hai bà chầu sống ở làng bên và có hoàn cảnh thật đáng thương. Bố mẹ Nhi đi làm ăn xa từ khi Nhi mới một tuổi. Mấy năm mới về thăm nhà một lần. Bà Tư vừa làm bà, vừa làm mẹ làm cha của Nhi. Tội nghiệp cô bé sống thiếu thốn tình thương của cha mẹ nhưng bù đắp lại cô bé được bà rất thương yêu. Hai bà cháu tuy nghèo nhưng sống tình câm. Nhi cũng là cô bé ngoan ngoãn, chăm chỉ. Nhưng thật bất hạnh khi hai bà cháu nhận được tin dữ từ nơi xa gửi về. Bố mẹ Nhi gặp nạn và cùng qua đời. Nỗi đau ây quá lớn với một cô bé vừa tròn mười hai tuổi. Đôi mắt em dường như không còn hồn nhiên, vui tươi như trước nữa. Gia đình vốn khó khăn giờ lại càng túng thiếu hơn. Nhi thương bà đau yếu nên quyết định nghỉ học để đi làm giúp bà. Bà Tư dù khuyên thế nào Nhi cung không chịu đi học lại…
Biết được chuyện ây, một người hiếu động như tôi không thể ngồi im. Tôi nghĩ cách giúp bà cháu Nhi, giúp Nhi có thể đến trường học lại. Sau một hồi bàn tính với lũ trỏ trong xóm, chúng tôi quyết định hành động. Chiều nào sau khi đi học về, chúng tôi cũng qua nhà Nhi. Lúc đầu là sang chơi với bà Tư để Nhi làm quen dần, Sau chúng tôi giúp Nhi làm việc nhà. Mấy đứa con gái thì giúp Nhi dọn nhà, nấu cơm,.. Bọn con trai chúng tôi lóng ngóng thì làm những việc “nặng nhọc” hơn… Thỉnh thoảng, nhà đứa nào có giấy Vụn hay đồ gì bỏ đi, chúng tôi góp lại đem bán lấy tiền đưa cho Nhi. Nhi chẳng nhận đâu nhưng thuyết phục mãi cô bé mới ngượng nghịu cầm lấy lo thuốc thang cho bà những lúc yếu dau. Nhà có đồ gì ăn, chúng tôi cũng dành dụm một phần mang tới cho Nhi. Nhi cảm động lắm, nhiều lúc tôi thấy mắt cô bé đỏ hoe nữa. Sau một thời gian nghỉ học, cuối cùng Nhi cũng quay lại trường. Đó là niềm vui lớn với bà Tư. Thế là tối tôi, tôi và Lan, bạn thân của Nhi lại qua nhà Nhi học nhóm. Chúng tôi học rất vui và thỉnh thoảng còn được bà Tư cho thưởng thức món khoai luộc thơm thơm bùi bùi nữa…
Chuyện chúng tôi giúp Nhi chẳng ai biết cả. Bố mẹ bọn trẻ trong xóm vẫn nghĩ chúng tôi lang thang nơi cánh đồng hay con mương nọ, chơi thả diều hay đã bóng… Nhưng mẹ tôi thì bắt đầu để ý. Mẹ thấy lạ vì tối nào tôi cũng ra ngoài chừng hơn một giờ đồng hồ, buổi chiều về nhà muộn hơn mọi khi, đồ ăn mẹ mua cho chẳng bao giờ ăn hết như trước mà gói lại một phần, đồ đạc trong nhà không dùng, đến cũng biết gom góp lại gọn gàng, đặc biệt là kết quả học tập tốt hơn rất nhiều nhờ những buổi học nhóm… Tôi dường như biến thành một người khác trong mắt mẹ. Và có lẽ sẽ còn là bí mật nếu như không có chuyện hôm đó xảy ra.
>> Xem thêm: Cảm nhận về nhân vật Kiều Phương trong truyện “Bức tranh của em gái tôi”
Tốì đó, như mọi hôm tôi lại sang nhà Nhi học nhóm. Như chú meo mun, tôi nhanh chân lao vút ra ngoài. Đang ngồi thảo luận bài sôi nổi với mấy bạn thì bỗng mẹ tôi đã dứng trước mặt từ bao giờ. Tôi sửng sốt, ngạc nhiên nhìn mẹ mà chẳng biết nói câu gì. Nhưng lúc đó, sáo gương mặt mẹ tôi hiền lạ lùng, không giận dữ cũng không có vẻ gì là đang chuẩn bị mắng tôi. Đôi mắt mẹ còn thoáng ươn ướt, tôi nhận ra điều đó vì ánh đèn. Chẳng đợi tôi lên tiếng, mẹ bảo chúng tôi cứ tiếp tục học rồi ra nhà ngoài nói chuyện với bà Tư. Thì ra mẹ sang thăm bà.
Tố hôm đó, trên đường về, mẹ tôi im lặng không nói. Tôi hồi hộp, suy nghĩ miên man. Bỗng mẹ dắt tay tôi, nhẹ nhàng ấm áp. Tôi nhớ lại ngày còn bé, sợ tôi ngã, mẹ cũng nắm tay tôi như thế này cho tôi vững từng bước một. Nhưng đã lâu lắm rồi tôi không còn ngoan ngoãn trong vòng tay của mẹ nữa. Tôi bỗng cảm thấy mình bé đi rất nhiều. Và mẹ cứ dắt tôi như thế đến khi vế nhà. Mẹ kéo tôi lại gần, nhìn tội bằng ánh mắt thật hiền dịu. Mẹ vừa xoa dầu tôi vừa nói: “Bà Tư cho mẹ biết mọi chuyện rồi. Con mẹ ngoan lắm. Con mẹ đã lớn hơn nhiều rồi đấy. Mẹ hạnh phúc lắm con biết không…” Mẹ tôi còn nói nhiều nữa mà tôi chẳng kịp nghe hết vì chính tôi cũng đang tràn đầy niềm vui, hạnh phúc. Có lẽ chưa bao giờ tồi làm mẹ vui đến thế. Mẹ bật khóc vì tôi, giọt nước mắt của sự vui mừng chứ không phải buồn bã như trước. Khưôn mặt mẹ rạng ngời hẳn lên. Những nếp nhăn giãn ra khiến mẹ như trẻ lại. Bàn tay mẹ vẫn nắm tay tôi siết chặt. Tôi chỉ muốn hét lên một câu: “Mẹ ợi, con đã biết lỗi rồi. Con sẽ cố gắng để không bao giờ mẹ buồn nữa.” Nhưng cổ họng tôi như có ai giữ lại, không cất nổi thành lời. Tôi thầm hứa sẽ luôn làm mẹ vui lòng.
>> Xem thêm: Em hãy kể lại tình huống gay cấn bộc lộ phẩm chất của Thái y lệnh trong truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng và nhận xét về hành động của ông trong tình huống đó
Những ngày sau đó, mẹ tôi vui vẻ hơn, niềm vui ây hiện rõ lên khuôn mặt rám nắng. Tôi cũng “hiền lành” hơn khiến hàng xóm bất ngờ. Mọi người dần dần cũng biết chuyện nên càng khen tôi hơn, khiến mẹ tự hào lắm. Bọn trẻ trong xóm cũng hãnh hiện vì có một “thủ lĩnh” như tôi. Mẹ còn viết thư kể cho bố nghe chuyện của tôi. Mẹ bảo, lần sau về bố sẽ có phần thưởng. Tôi ngất ngây sung sướng…
Mỗi việc tốt là một bông hoa, nhiều việc tốt sẽ là một rừng hoa đẹp ngát hương. Và việc lấm tốt của tôi vừa rồi đã làm cho mẹ vô cùng tự hào và hạnh phúc. Tôi nhớ mãi gương mặt rạng rỡ tự hào của mẹ, đó là động lực giúp tôi làm nhiều việc tốt hơn nữa…