Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Kể tên 5 quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong hiến pháp 2013

kể tên 5 quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong hiến pháp 2013

6 trả lời
Hỏi chi tiết
2.470
17
5
Thiên sơn tuyết liên
10/05/2021 20:51:32
+5đ tặng
Quyền sống
Quyền đc khai sinh
Quyền kết hôn và ly hôn
quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư
quyền được bảo đảm an sinh xã hội

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
5
3
Nguyễn Ngọc Quế Anh
10/05/2021 20:51:38
+4đ tặng
Điều 14 ghi nhận: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”. Đây thực chất là sự hiến pháp hóa quan điểm của Đảng về quyền con người “Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; chăm lo hạnh phúc, sự phát triển tự do của mỗi người. Quyền và nghĩa vụ công dân do Hiến pháp và pháp luật quy định”[2] [3]. Như vậy, lần đầu tiên trong Hiến pháp Việt Nam ghi nhận “Quyền con người”, điều này cho thấy không phải các bản Hiến pháp trước đó chúng ta không ghi nhận về “quyền con người” (nhân quyền) mà trước đây chúng ta chưa phân biệt rõ hai khái niệm “quyền con người” và “quyền công dân”, hay nói cách khách chúng ta đã đồng nhất hai khái niệm trên, cũng chính vì điều này mà chúng ta bị các thế lực thù địch xuyên tạc Nhà nước ta không quan tâm đến “quyền con người”, vi phạm nhân quyền…lần ghi nhận này có ý nghĩa hết sức quan trọng một mặt chúng ta phân biệt rõ hai khái niệm “quyền con người” và “quyền công dân”, ghi nhận “quyền con người” đứng trước “quyền công dân” cũng có nghĩa là chúng ta ghi nhận “quyền con người” có nội hàm rộng hơn “quyền công dân”, “quyền công dân” là một bộ phận của quyền con người, đồng thời cũng ghi nhận từ trước đến nay chúng ta luôn thừa nhận quyền con người đã được cụ thể hóa trong quyền công dân mà các Hiến pháp trước đây đã công nhận, có điều chúng ta chưa tách bạch độc lập về hai khái niệm trên.
- Điều 15 ghi nhậnbốn nguyên tắt hết sức cơ bản: Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân; mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác; công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội; việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
Điều 16 ghi nhận một vấn đề hết sức cơ bản, bằng việc tiếp thu những giá trị của nhân loại về quyền con người, đã nâng cao thêm tính công bằng công lý cho “mọi người” (kể cả công dân Việt Nam và người nước ngoài và người không quốc tịch), mở rộng đối tượng được hưởng tính công bằng này là “mọi người” chứ không chỉ riêng cho “công dân” như Hiến pháp năm 1992, mặc dù về mặt nhận thức trước đây chúng ta cũng muốn công bằng cho mọi người nhưng việc thể hiện chưa sâu sắc “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội”.
Điều 18 (sửa đổi, bổ sung Điều 49) là sự sáng tạo, khẳng định sức mạnh của một quốc gia độc lập ngang tầm, bình đẳng với các quốc gia khác, dân tộc khác trên thế giới “...Công dân Việt Nam không thể bị trục xuất khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, giao nộp cho Nhà nước khác. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài” cũng nhằm khẳng định cộng đồng người Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới là một “bộ phận không thể tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam”.
Điều 19 ghi nhận “Mọi người có quyền sống...” đây là một điều mới, ghi nhận một quyền mới, đã thể chế một quyền hết sức cơ bản, quyền tự nhiên của con người vừa phù hợp công ước quốc tế về quyền con người vừa khẳng định tính khởi thủy của quyền con người như là một sinh vật sống và tồn tại trong thế giới khách quan.
Điều 20 (sửa đổi, bổ sung Điều 72) thể hiện tính phù hợp hơn của tinh thần nhà nước pháp quyền, tiếp tục khẳng định vai trò của cơ quan tòa án nhưng cũng khẳng định một trong những quyền của con người là được tòa án xét xử khi bị buộc tội, như vậy có thể hiểu rằng không một cơ quan nào khác được thực hiện quyền này nhằm đảm bảo tính công bằng công lý cho tất cả những người phạm tội và việc xét xử ấy cũng chỉ được xét xử bằng chính pháp luật và chỉ bằng pháp luật, họ có thể sử dụng sự trợ giúp pháp lý của người bào chữa để có thể “gỡ” tội cho chính mình: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam giữ người do luật định. Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật. Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải có sự đồng ý của người được thử nghiệm”; trong điều này ghi nhận hai quyền cơ bản; quyền bất khả xâm phạm về thân thể; quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác.
- Điều 29 ghi nhận: “Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân”. Đây là sự phát triển Điều 53 của Hiến pháp năm 1992, tiếp tục khẳng định quyền được trưng cầu ý kiến, cách thể hiện cô đọng hơn và có sự giới hạn về độ tuổi của người dân được trưng cầu, phải là “công dân đủ mười tám tuổi trở lên”, việc giới hạn độ tuổi như vậy cũng là cần thiết và phù hợi với điều kiện thực tiễn Việt Nam.
- Các Điều 30, Điều 31 tiếp tục kế thừa Hiến pháp năm 1992 tại các Điều 74, Điều 72 và có tiếp thu tinh thần Nghị quyết số 49 về cái cách tư pháp, cải cách hành chính và các vấn đề về quyền khiếu nại, tố cáo.
Điều 32 (sửa đổi, bổ sung Điều 58) đã ghi nhận hết sức cơ bản về quyền sở hữu tư nhân, việc ghi nhận này đã giúp cho việc nhìn nhận của thế giới về tính công bằng giữa chế độ sở hữu tư nhân và công hữu “Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác. Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ. Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị trường”. Việc ghi nhận này giúp cho các nhà đầu tư nước ngoài hiểu thêm về chế độ tư hữu ở Việt Nam là hiện hữu, không thể hiểu nhầm khi họ đầu tư là sợ quốc hữu hóa về tài sản như trước đây, tránh việc các thế lực thù địch lợi dụng công kích và theo đó, cũng giúp việc ghi nhận tại Chương III quy định về chế độ kinh tế là không cần liệt kê các thành phần kinh tế như các bản Hiến pháp trước nữa mà chỉ cần ghi nhận nhà nước ta thừa nhận nền kinh tế có nhiều thành phần, cũng có thể hiểu rằng Hiến pháp năm 2013 đã mở rộng quyền về tự do kinh doanh của mọi người, mở rộng hơn nữa quyền con người trong lĩnh vực kinh tế.  
4
3
Anh Daoo
10/05/2021 20:52:15
+3đ tặng
Hiến pháp năm 2013 đã tiếp tục sử dụng khái niệm “quyền con người” với nội dung chính trị - pháp lý rộng hơn để phản ánh giá trị của cá nhân con người.
Nhìn ở góc độ về khái niệm, “quyền con người” không loại trừ và không thay thế được khái niệm “quyền công dân”. Hiến pháp năm 2013 đặc biệt quan tâm đặt vị trí của chương “Quyền con người và quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” -Chương II. Có thể nói đây cũng chính là sự kế thừa “vị trí” của Hiến pháp năm 1946. Tuy nhiên, do nhiệm vụ chính trị của các thời kỳ là khác nhau nên có điều khác biệt, nếu như Hiến pháp năm 1946 đặt nghĩa vụ của công dân lên trước thì Hiến pháp năm 2013 lại đặt quyền của công dân lên trước. Một mặt điều này cho thấy quan điểm tôn trọng quyền con người, quyền công dân, một mặt cho thấy quyền và nghĩa vụ trong tất cả các thời kỳ là có mối quan hệ mật thiết với nhau, có sự kế thừa và phát triển của Hiến pháp sau so với Hiến pháp trước.
Hiến pháp năm 2013 đã chuyển chương quyền con người và quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân từ “vị trí” Chương V (Hiến pháp năm 1992) lên “vị trí” Chương II (Hiến pháp năm 2014), tăng hai điều, từ ba mươi tư điều (từ Điều 49 đến Điều 82 – Hiến pháp năm 1992) lên ba mươi sáu điều (từ Điều 14 đến điều 49 – Hiến pháp năm 2013), tăng mười tám điều so với Hiến pháp năm 1946, tăng mười lăm điều so với Hiến pháp năm 1959 và tăng bảy điều so với Hiến pháp năm 1980. Trong đó, có năm điều mới (là những điều: Điều 19, Điều 34, Điều 41, Điều 42, Điều 43), sửa đổi, bổ sung 28 điều (là những điều: từ Điều 14 đến Điều 18, Điều 20 đến Điều 33, Điều 35 đến Điều 40, Điều 45, Điều 47, Điều 48), giữ nguyên ba điều (là những điều: Điều 44, Điều 46, Điều 49), trong đó có những nội dung cực kỳ quan trọng cụ thể như sau:
Điều 14 ghi nhận: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”. Đây thực chất là sự hiến pháp hóa quan điểm của Đảng về quyền con người “Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; chăm lo hạnh phúc, sự phát triển tự do của mỗi người. Quyền và nghĩa vụ công dân do Hiến pháp và pháp luật quy định”[2] [3]. Như vậy, lần đầu tiên trong Hiến pháp Việt Nam ghi nhận “Quyền con người”, điều này cho thấy không phải các bản Hiến pháp trước đó chúng ta không ghi nhận về “quyền con người” (nhân quyền) mà trước đây chúng ta chưa phân biệt rõ hai khái niệm “quyền con người” và “quyền công dân”, hay nói cách khách chúng ta đã đồng nhất hai khái niệm trên, cũng chính vì điều này mà chúng ta bị các thế lực thù địch xuyên tạc Nhà nước ta không quan tâm đến “quyền con người”, vi phạm nhân quyền…lần ghi nhận này có ý nghĩa hết sức quan trọng một mặt chúng ta phân biệt rõ hai khái niệm “quyền con người” và “quyền công dân”, ghi nhận “quyền con người” đứng trước “quyền công dân” cũng có nghĩa là chúng ta ghi nhận “quyền con người” có nội hàm rộng hơn “quyền công dân”, “quyền công dân” là một bộ phận của quyền con người, đồng thời cũng ghi nhận từ trước đến nay chúng ta luôn thừa nhận quyền con người đã được cụ thể hóa trong quyền công dân mà các Hiến pháp trước đây đã công nhận, có điều chúng ta chưa tách bạch độc lập về hai khái niệm trên.
- Điều 15 ghi nhậnbốn nguyên tắt hết sức cơ bản: Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân; mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác; công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội; việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
Điều 16 ghi nhận một vấn đề hết sức cơ bản, bằng việc tiếp thu những giá trị của nhân loại về quyền con người, đã nâng cao thêm tính công bằng công lý cho “mọi người” (kể cả công dân Việt Nam và người nước ngoài và người không quốc tịch), mở rộng đối tượng được hưởng tính công bằng này là “mọi người” chứ không chỉ riêng cho “công dân” như Hiến pháp năm 1992, mặc dù về mặt nhận thức trước đây chúng ta cũng muốn công bằng cho mọi người nhưng việc thể hiện chưa sâu sắc “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội”.
Điều 18 (sửa đổi, bổ sung Điều 49) là sự sáng tạo, khẳng định sức mạnh của một quốc gia độc lập ngang tầm, bình đẳng với các quốc gia khác, dân tộc khác trên thế giới “...Công dân Việt Nam không thể bị trục xuất khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, giao nộp cho Nhà nước khác. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài” cũng nhằm khẳng định cộng đồng người Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới là một “bộ phận không thể tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam”.
Điều 19 ghi nhận “Mọi người có quyền sống...” đây là một điều mới, ghi nhận một quyền mới, đã thể chế một quyền hết sức cơ bản, quyền tự nhiên của con người vừa phù hợp công ước quốc tế về quyền con người vừa khẳng định tính khởi thủy của quyền con người như là một sinh vật sống và tồn tại trong thế giới khách quan.
Điều 20 (sửa đổi, bổ sung Điều 72) thể hiện tính phù hợp hơn của tinh thần nhà nước pháp quyền, tiếp tục khẳng định vai trò của cơ quan tòa án nhưng cũng khẳng định một trong những quyền của con người là được tòa án xét xử khi bị buộc tội, như vậy có thể hiểu rằng không một cơ quan nào khác được thực hiện quyền này nhằm đảm bảo tính công bằng công lý cho tất cả những người phạm tội và việc xét xử ấy cũng chỉ được xét xử bằng chính pháp luật và chỉ bằng pháp luật, họ có thể sử dụng sự trợ giúp pháp lý của người bào chữa để có thể “gỡ” tội cho chính mình: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam giữ người do luật định. Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật. Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải có sự đồng ý của người được thử nghiệm”; trong điều này ghi nhận hai quyền cơ bản; quyền bất khả xâm phạm về thân thể; quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác.
- Điều 29 ghi nhận: “Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân”. Đây là sự phát triển Điều 53 của Hiến pháp năm 1992, tiếp tục khẳng định quyền được trưng cầu ý kiến, cách thể hiện cô đọng hơn và có sự giới hạn về độ tuổi của người dân được trưng cầu, phải là “công dân đủ mười tám tuổi trở lên”, việc giới hạn độ tuổi như vậy cũng là cần thiết và phù hợi với điều kiện thực tiễn Việt Nam.
- Các Điều 30, Điều 31 tiếp tục kế thừa Hiến pháp năm 1992 tại các Điều 74, Điều 72 và có tiếp thu tinh thần Nghị quyết số 49 về cái cách tư pháp, cải cách hành chính và các vấn đề về quyền khiếu nại, tố cáo.
Điều 32 (sửa đổi, bổ sung Điều 58) đã ghi nhận hết sức cơ bản về quyền sở hữu tư nhân, việc ghi nhận này đã giúp cho việc nhìn nhận của thế giới về tính công bằng giữa chế độ sở hữu tư nhân và công hữu “Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác. Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ. Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị trường”. Việc ghi nhận này giúp cho các nhà đầu tư nước ngoài hiểu thêm về chế độ tư hữu ở Việt Nam là hiện hữu, không thể hiểu nhầm khi họ đầu tư là sợ quốc hữu hóa về tài sản như trước đây, tránh việc các thế lực thù địch lợi dụng công kích và theo đó, cũng giúp việc ghi nhận tại Chương III quy định về chế độ kinh tế là không cần liệt kê các thành phần kinh tế như các bản Hiến pháp trước nữa mà chỉ cần ghi nhận nhà nước ta thừa nhận nền kinh tế có nhiều thành phần, cũng có thể hiểu rằng Hiến pháp năm 2013 đã mở rộng quyền về tự do kinh doanh của mọi người, mở rộng hơn nữa quyền con người trong lĩnh vực kinh tế.  
Các Điều 41, Điều 42, Điều 43 là các điều mới ghi nhận những quyền thuộc về lĩnh vực đời sống tinh thần mà trước đây trong Hiến pháp năm 1992 chưa thể hiện, đó cũng do những điều kiện khách quan đang cho phép, đồng thời cũng buộc chúng ta phải ghi nhận, đặc biệt cần quan tâm “Mọi người có quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hoá, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa” (Điều 41); “công dân có quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp” (Điều 42); “mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường” (Điều 43), sự thừa nhận này có thể hiểu giá trị con người cần được đề cao, đáng được đề cao và xem trọng. Đặc biệt là ghi nhận một quyền mới “quyền được sống trong môi trường trong lành” là điều hiển nhiên trong một xã hội văn minh, việc ghi nhận này có thể nói là khá muộn. Tuy nhiên, đã thể hiện sự cầu thị, tiếp thu, kế thừa những giá trị của nhân loại, làm điều kiện thúc đẩy môi trường xã hội văn minh, tiến bộ
3
0
hmii
10/05/2021 20:52:44
+2đ tặng
 Điều 14 ghi nhận: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”. Đây thực chất là sự hiến pháp hóa quan điểm của Đảng về quyền con người “Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; chăm lo hạnh phúc, sự phát triển tự do của mỗi người. Quyền và nghĩa vụ công dân do Hiến pháp và pháp luật quy định”[2] [3]. Như vậy, lần đầu tiên trong Hiến pháp Việt Nam ghi nhận “Quyền con người”, điều này cho thấy không phải các bản Hiến pháp trước đó chúng ta không ghi nhận về “quyền con người” (nhân quyền) mà trước đây chúng ta chưa phân biệt rõ hai khái niệm “quyền con người” và “quyền công dân”, hay nói cách khách chúng ta đã đồng nhất hai khái niệm trên, cũng chính vì điều này mà chúng ta bị các thế lực thù địch xuyên tạc Nhà nước ta không quan tâm đến “quyền con người”, vi phạm nhân quyền…lần ghi nhận này có ý nghĩa hết sức quan trọng một mặt chúng ta phân biệt rõ hai khái niệm “quyền con người” và “quyền công dân”, ghi nhận “quyền con người” đứng trước “quyền công dân” cũng có nghĩa là chúng ta ghi nhận “quyền con người” có nội hàm rộng hơn “quyền công dân”, “quyền công dân” là một bộ phận của quyền con người, đồng thời cũng ghi nhận từ trước đến nay chúng ta luôn thừa nhận quyền con người đã được cụ thể hóa trong quyền công dân mà các Hiến pháp trước đây đã công nhận, có điều chúng ta chưa tách bạch độc lập về hai khái niệm trên.
- Điều 15 ghi nhậnbốn nguyên tắt hết sức cơ bản: Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân; mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác; công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội; việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
Điều 16 ghi nhận một vấn đề hết sức cơ bản, bằng việc tiếp thu những giá trị của nhân loại về quyền con người, đã nâng cao thêm tính công bằng công lý cho “mọi người” (kể cả công dân Việt Nam và người nước ngoài và người không quốc tịch), mở rộng đối tượng được hưởng tính công bằng này là “mọi người” chứ không chỉ riêng cho “công dân” như Hiến pháp năm 1992, mặc dù về mặt nhận thức trước đây chúng ta cũng muốn công bằng cho mọi người nhưng việc thể hiện chưa sâu sắc “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội”.
Điều 18 (sửa đổi, bổ sung Điều 49) là sự sáng tạo, khẳng định sức mạnh của một quốc gia độc lập ngang tầm, bình đẳng với các quốc gia khác, dân tộc khác trên thế giới “...Công dân Việt Nam không thể bị trục xuất khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, giao nộp cho Nhà nước khác. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài” cũng nhằm khẳng định cộng đồng người Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới là một “bộ phận không thể tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam”.
Điều 19 ghi nhận “Mọi người có quyền sống...” đây là một điều mới, ghi nhận một quyền mới, đã thể chế một quyền hết sức cơ bản, quyền tự nhiên của con người vừa phù hợp công ước quốc tế về quyền con người vừa khẳng định tính khởi thủy của quyền con người như là một sinh vật sống và tồn tại trong thế giới khách quan.
4
1
Ancolie
10/05/2021 20:52:57
+1đ tặng
Các quyền tự do cơ bản của công dân
a. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
  • Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.
  • Nội dung
    • Không một ai, dù ở cương vị nào có quyền tự ý bắt và giam, giữ người vì những lí do không chính đáng hoặc do nghi ngờ không có căn cứ.
    • Trong một số trường hợp cần thiết phải bắt, giam, giữ người để giữ gìn trật tự, an ninh, để điều tra tội phạm, để ngăn chặn tội phạm thì những cán bộ nhà nước có thẩm quyền thuộc Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, tòa án và một số cơ quan khác được quyền bắt và giam, giữ người, nhưng  phải theo đúng trình tự và thủ tục do pháp luật quy định.
  • Ý nghĩa
  • Nhằm ngăn chặn mọi hành vi tùy tiện bắt giữ người trái với quy định của pháp luật, bảo vệ quyền con người – quyền công dân trong một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
b. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân
  • Công dân có quyền được bảo đảm an tòan về tính mạng, sức khỏe, được bảo vệ danh dự và nhân phẩm; không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác.
  • Nội dung
  • Thứ nhất: Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của người khác.
    • ­ Không ai được đánh người; đặc biệt nghiêm cấm những hành vi hung hãn, côn đồ, đánh người gây thương tích, làm tổn hại cho sức khỏe của người khác.
    • ­ Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm đến tính mạng của người khác như giết người, đe dọa giết người, làm chết người.
  • Thứ hai: Không ai được xâm phạm tới danh dự và nhân phẩm của người khác.
    • ­ Không bịa đặt điều xấu, tung tin xấu, nói xấu, xúc phạm người khác để hạ uy tín và gây thiệt hại về danh dự cho người đó.
  • Ý nghĩa
    • ­ Nhằm xác định địa vị pháp lí của công dân trong mối quan hệ với Nhà nước và xã hội.
    • Đề cao nhân tố con người trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
c. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

Nội dung:

  • Về nguyên tắc, không ai được tự tiện vào chỗ ở của người khác.Tuy nhiên, pháp luật cho phép khám xét chỗ ở của công dân trong các trường hợp sau:
  • ­ Trường hợp thứ nhất, khi có căn cứ để khẳng định chỗ ở, địa điểm của người nào đó có công cụ, phương tiện (ví dụ: gậy gộc, dao, búa, rìu, súng,…) để thực hiện tội phạm hoặc có đồ vật, tài liệu liên quan đến vụ án.
  • ­ Trường hợp thứ hai, việc khám chỗ ở, địa điểm của người nào đó được tiến hành khi cần bắt người đang bị truy nã hoặc người phạm tội đang lẫn tránh ở đó.
  • Ý nghĩa
  • Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
  • ­ Nhằm đảm bảo cho công dân – con người có được cuộc sống tự do trong một xã hội dân chủ, văn minh.
  • ­ Tránh mọi hành vi tự tiện của bất kì ai, cũng như hành vi lạm dụng quyền hạn của các cơ quan và cán bộ, công chức nhà nước trong khi thi hành công vụ.
d. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thọai, điện tín
  • Không ai được tự tiện bóc mở, thu giữ, tiêu hủy thư, điện tín của người khác; những người làm nhiệm vụ chuyển thư, điện tín phải chuyển đến tay người nhận, không được giao nhầm cho người khác, không được để mất thư, điện tín của nhân dân.
  • Chỉ có những người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và chỉ trong những trường hợp cần thiết mới được tiến hành kiểm soát thư, điện thoại, điện tín của người khác.
  • Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thọai, điện tín là điều kiện cần thiết để bảo đảm đời sống riêng tư của mỗi cá nhân trong xã hội. Trên cơ sở quyền này, công dân có một đời sống tinh thần thoải mái mà không ai được tùy tiện xâm phạm tới.
e. Quyền tự do ngôn luận
  • Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.
  • Có nhiều hình thức và phạm vi để thực hiện quyền nay:
  • Sử dụng quyền này tại các cuộc họp ở các cơ quan, trường học, tổ dân phố,… bằng cách trực tiếp phát biểu ý kiến nhằm xây dựng cơ quan, trường học, địa phương mình.
  • Viết bài gửi đăng báo, trong đó bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình về chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước; về xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh; về ủng hộ cái đúng, cái tốt, phê phán và phản đối cái sai, cái xấu trong đời sống xã hội.
  • Đóng góp ý kiến, kiến nghị với các đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân trong dịp đại biểu tiếp xúc với cử tri cơ sở, hoặc công dân có thể viết thư cho đại biểu Quốc hội trình bày, đề đạt nguyện vọng.
3
0
Trang Nguyen
10/05/2021 20:53:47
quyền tự do ối lại, cư trú, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền được thông tin, quyền hội họp, lập hội biểu tình, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền bất khả xâm phạm về thân thể

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Giáo dục Công dân Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500K