Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đây Thôn Vĩ Dạ là một trong những bài thơ trong sáng yêu đời nhất của Hàn Mặc Tử em hãy bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ

Đây Thôn Vĩ Dạ là một trong những bài thơ trong sáng yêu đời nhất của Hàn Mặc Tử em hãy bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
424
3
0
Snwn
13/05/2021 10:05:58
+5đ tặng
Đây thôn Vĩ Dạ là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Hàn Mặc Tử. Bài thơ không chỉ khắc họa bức tranh thiên nhiên đẹp về một miền quê đất nước, mà còn là tiếng lòng của một con người tha thiết yêu đời, yêu người.
 
Hàn Mặc Từ đã khắc họa hai bức tranh thiên nhiên đối lập nhau. Đó là bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ và bức tranh sông nước đêm trăng. Đến với khổ thơ đầu tiên, người đọc sẽ cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ:
 
Bài thơ bắt đầu bằng một câu hỏi tu từ: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”. Ở đây, người đọc có thể hiểu theo hai cách. Đó có thể là lời thăm hỏi của cô gái thôn Vĩ khi nhà thơ đang mắc bệnh hiểm nghèo. Nhưng cũng có thể là lời của chính tác giả, Hàn Mặc Tử đang tự phân thân để hỏi chính mình. Nhà thơ lúc này dù khao khát, nhớ nhung quê hương nhưng không thể trở về. Nhưng cả hai cách hiểu đều cho chúng ta thấy được nỗi nhớ quê cũng như mong muốn được về thôn Vĩ của nhà thơ. Sau đó, bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ bắt đầu được nhà thơ khắc họa với những nét đẹp: “Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên”. Cụm từ “nắng hàng cau” gợi ra một thực tế. Cau vốn là loại cây thân thẳng, cao lớn nhất trong khu vườn nên đã đón được ánh nắng đầu tiên của một ngày. Còn “nắng mới” cho thấy đây thứ ánh nắng mới bắt đầu của một ngày. Nó gợi sự ấm áp, tươi vui. Nhà thơ đã kết hợp sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ “nhìn nắng hàng cau” và “nắng mới” cho thấy lúc này, khắp không gian đều đang ngập tràn ánh nắng của buổi sớm mai. Thiên nhiên không chỉ có màu vàng của nắng. Mà còn có màu xanh của vườn cây: “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”. Khu vườn này không rõ là của “ai”. Chỉ biết nó được chăm sóc rất cẩn thận. Khắp nơi đều tràn ngập màu xanh của cây cối. Cách so sánh “xanh như ngọc” gợi một màu xanh trong sáng, ẩn chứa ánh sáng của sự sống. Từ “quá” bộc lộ sự trầm trồ, khen ngợi của nhà thơ dành cho khu vườn. Giữa thiên nhiên đó không thể thiếu được dáng vẻ của con người: “Lá trúc che ngang mặt chữ điền”. “Mặt chữ điền” gợi ra vẻ hiền lành phúc hậu của người thôn Vĩ. Hàn Mặc Tử như nhìn thấy khuôn mặt ai thấp thoáng sau lá trúc. Phải chăng đó là khuôn mặt của người con gái Hàn Mặc Tử thầm thương?
 
 
Kết lại bức tranh thôn Vĩ đầy sức sống, Hàn Mặc Tử đưa người đọc đến với bức tranh thiên nhiên sông nước đượm buồn:
 
“Gió theo lối gió, mây đường mây,
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?”
 
Cảnh vật trong bức tranh này đều nhuốm màu buồn bã, chia lìa. Với một tâm hồn tràn đầy mặc cảm, Hàn Mặc Tử đã vẽ nên một bức tranh đẹp đấy nhưng cũng buồn đấy. Theo quy luật thông thường của thiên nhiên, “gió và mây” luôn là hai hình ảnh sóng đôi “gió thổi, mây bay”. Nhưng ở trong thơ Hàn, gió và mây lại chia lìa đôi ngả. Gió theo lối gió, mây theo đường mây. Không có bất kì mối liên hệ nào. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, con sông cũng nhuốm màu bi thương “dòng nước buồn thiu”. Với tính từ “buồn thiu” kết hợp biện pháp nhân hóa, làm cho dòng sông cũng trở nên buồn bã, không buồn vận động. Bức tranh sông nước đêm trăng không thể thiếu được hình ảnh ánh trăng. 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×