1. Mở bài
- Dẫn dắt để rồi trích dẫn nguyên câu ca dao khuyê con người ta cần có lòng yêu thương, đùm bọc lẫn nhau
=> VD: Tinh thần đùm bọc sẻ chia, tương thân tương ái là một truyền thống đạo lý tốt đẹp từ bao đời nay của dân tộc Viêt Nam. Để nhắc nhở con cháu luôn phải nhớ điều ấy, ông cha ta đã gửi gắm lời khuyên qua câu ca dao:
"Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giồng nhưng chung một giàn."
2. Thân bài ( triển khai các đoạn văn để giải thích ý nghĩa câu ca dao, tách đoạn phần thân bài)
* Ý 1: giải thích nội dung câu tục ngữ
- Nhân dân ta/ ông cha ta đã thật tinh tế, khéo léo khi mượn những hình ảnh gần gũi, thân thuộc như "bầu", "bí" để gửi gắm những ý nghĩa sâu sắc
- Xét về nghĩa đen: bầu, bí là hai giống cây khác nhau - "khác giống" nhưng thường được trồng chung một giàn. Dây leo của chúng quấn quýt, gắn bó, nâng đỡ nhau, chống lại những tác động của tự nhiên như nắng, gió, mưa
- Tác giả dân gian đã mượn chuyện của bầu, bí để nói chuyện con người. Tuy mỗi người khác nhau về nguồn gốc xuất thân, về hoàn cảnh, điều kiện sống nhưng tất cả cùng chung một quê hương, một đất nước
- Câu ca dao khuyên nhủ chúng ta phải biết yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau
* Ý 2: giải thích cơ sở chân lý: Vậy vì sao chúng ta cần phải yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống ?
- Sự yêu thương, chia sẻ chính là một đức tính đẹp, một nghĩa cử đẹp của dân tộc ta. Nó cũng là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội nhân ái
- 54 dân tộc anh em trên dân tộc Việt Nam cùng chung một nguồn gốc, tổ tiên bởi lẽ chúng ta đều là "con rồng cháu tiên"
- Hơn thế, sống trong một xã hội không ai có thể tách riêng mà cần xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với mọi người. Khi ta biết quan tâm, sẻ chia với người khác; ta sẽ được mọi người yêu mến và bản thân ta cũng cảm thấy hạnh phúc
- Đặc biệt trong cuộc sống, tình yêu thương có ý nghĩa rất lớn, nhất là với những người khó khăn
- Tạo nên sức mạnh để cùng vượt qua những khó khăn và chiến thắng kẻ thù chung
(Dẫn chứng: Trong những hoàn cảnh khó khăn nhất của đất nước như sau cách mạng tháng tám năm 1945, đất nước ta phải đối mặt với giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Thế nhưng, nhờ sự hưởng ứng lời kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng bào ta đã tích cực tham gia các phong traò như "hũ gạo tình thương" với tinh thần sẻ chia "lá lành đùm lá rách" đã giúp đất nước ta vượt qua khó khăn. Hay ngày nay, trong đại dịch Covid-19, mỗi khi có các tỉnh thành bị phong tỏa thì nhân dân cả nước đã đoàn kết, chung tay giúp đỡ bằng các việc làm cụ thể. Nhờ đó, dịch bệnh đã được đẩy lùi.)
* Ý 3: giải thích cơ sở thực tiễn (Ta cần vận dụng lời khuyên của câu tục ngữ ấy như thế nào ?)
- Có tinh thần giúp đỡ, sẻ chia với mọi người xung quanh
- Giáo dục cho thế hệ trẻ về lòng nhân ái
- Tình yêu thương ấy cần được thể hiện bằng những hành động, việc làm cụ thể ( VD: Hiện nay có những chương trình thực tế để hỗ trợ những người gặp khó khăn như "Trái tim cho em" để hỗ trợ những trẻ em bị bệnh tim, "hát mãi ước mơ" để nâng đỡ và chắp cánh ước mơ cho những người gặp khó khăn. Hay mỗi khi đông bào miền Trung gặp thiên tai, lũ lụt thì cả nước cùng chung tay hướng về.)
- Liên hệ những câu ca dao, tục ngữ cùng chủ đề => đây là phẩm chất rất quan trọng
- Tuy nhiên, trong xã hội ngày hiện nay, bên cạnh những người có tinh thần tương thân tương ái thì vẫn còn một bộ phận nhỏ sống ích kỷ => phê phán
3. Kết bài
- Khẳng định ý nghĩa của câu ca dao (...đến nay vẫn còn nguyên giá trị )
- Là một học sinh...