Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Xác định trạng ngữ và gọi tên trạng ngữ đó trong câu: “Một ngày nọ, một chú gà đi loanh quanh trong vườn tìm thức ăn, thấy hạt mầm nằm lạc lõng trên mặt đất bèn mổ ngay lập tức”

CÂU CHUYỆN VỀ HAI HẠT MẦM
Có hai hạt mầm nằm cạnh nhau trên một mảnh đất màu mỡ. Hạt mầm thứ nhất nói:
- Tôi muốn lớn lên thật nhanh. Tôi muốn bén rễ sâu xuống lòng đất và đâm chồi nảy lộc xuyên qua lớp đất cứng phía trên... Tôi muốn nở ra những cánh hoa dịu dàng như dấu hiệu chào đón mùa xuân... Tôi muốn cảm nhận sự ấm áp của ánh mặt trời và thưởng thức những giọt sương mai đọng trên cành lá.
Và rồi hạt mầm mọc lên.
Hạt mầm thứ hai bảo:
- Tôi sợ lắm. Nếu bén những nhánh rễ vào lòng đất sâu bên dưới, tôi không biết sẽ gặp phải điều gì ở nơi tối tăm đó. Và giả như những chồi non của tôi có mọc ra, đám côn trùng sẽ kéo đến và nuốt ngay lấy chúng. Một ngày nào đó, nếu những bông hoa của tôi có thể nở ra được thì bọn trẻ con cũng sẽ vặt lấy mà đùa nghịch thôi. Không, tốt hơn hết là tôi nên nằm ở đây cho đến khi cảm thấy thật an toàn đã.
Và rồi hạt mầm nằm im và chờ đợi.
Một ngày nọ, một chú gà đi loanh quanh trong vườn tìm thức ăn, thấy hạt mầm nằm lạc lõng trên mặt đất bèn mổ ngay lập tức.
Trong cuộc sống sẽ luôn có những cơ hội cho những ai dám chấp nhận mạo hiểm, trải nghiệm những thử thách, mạnh dạn vượt qua những khuôn khổ lối mòn để bước lên những con đường mới.
Câu 1: Tìm một câu trần thuật đơn. 
Câu 2: Xác định trạng ngữ và gọi tên trạng ngữ đó trong câu: “Một ngày nọ, một chú gà đi loanh quanh trong vườn tìm thức ăn, thấy hạt mầm nằm lạc lõng trên mặt đất bèn mổ ngay lập tức”.
Câu 3: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 4: Sau khi đọc câu chuyện, em thích cách lựa chọn của hạt mầm nào? Vì sao? Hãy viết một bài văn ngắn, nêu cảm nhận của em về bài học mà em rút ra từ câu chuyện trên.

2 trả lời
Hỏi chi tiết
2.501
1
3
Nguyễn Anh Minh
09/06/2021 15:26:27
+5đ tặng
1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là miêu tả.
2. Biện pháp tu từ là điệp ngữ. Tác dụng : Thể hiện được những mong muốn, ước mơ của hạt mầm và điệp ngữ giúp câu văn sinh động, có hồn hơn.
3. Trạng ngữ là "Một ngày nọ"
4. Hai hạt mầm trong câu chuyện trên tượng trưng cho cách sống có đam mê, khao khát đạt được ước mơ của con người.
5. Bài làm
Con người từ khi sinh ra tới lúc trưởng thành, ai ai cũng có một ước mơ, một hoài bão của riêng mình. Ước mơ là khát vọng, là những điều tốt đẹp, may mắn mà con người luôn muốn hướng tới. Cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn nhiều nếu con người biết ước mơ, và biết cách phấn đấu để đạt được ước mơ đó. Chính ước mơ đã làm chúng ta có thêm nghị lực trong cuộc sống. Nó như một ngọn núi lửa âm ỉ sôi trong lòng chúng ta. Nhưng chúng ta phải biết ước mơ những điều tốt đẹp, không ước mơ những điều viển vông, hoang đường. Ước mơ những điều chúng ta có thể thực hiện được trong thời gian ngắn hoặc dài. Để thực hiện ước mơ ta cần học hỏi, tích lũy nhiều kiến thức chứ không nên lười nhác, "há miệng chờ sung". Như vậy, mỗi người trong chúng ta cần phải biết và xác định được ước mơ của mình, luôn cố gắng vì nó.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Nguyễn Ngọc Quế Anh
11/06/2021 08:17:29
+4đ tặng
2 “Một ngày nọ, một chú gà đi loanh quanh trong vườn tìm thức ăn, thấy hạt mầm nằm lạc lõng trên mặt đất bèn mổ ngay lập tức”.
4 ai cũng có một ước mơ muốn đạt được nếu ko cố gắng thì vẫn là một kẻ thất bại ở đáy xã hội thôi

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 6 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư