1
Hà Tĩnh được mệnh danh là mảnh đất địa linh nhân kiệt vì đã sản sinh ra rất nhiều những danh nhân lịch sử. Vì cuộc sống khó khăn về tự nhiên và sự gian khổ của con người nơi đây nên họ có tinh thần hiếu học và để lại cho muôn đời sau những giá trị văn hóa to lớn và tên tuổi của các bậc danh nhân tiêu biểu.Hà Tĩnh-nơi có những anh hùng, chí sỹ, danh nhân văn hoá, lịch sử làm rạng danh đất nước như: Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Huy Tự, Phan Huy Ích, Nguyễn Thiếp, Lê Hữu Trác, Phan Đình Phùng, Trần Phú, Hà Huy Tập, Hoàng Xuân Hãn, Lê Văn Thiêm, Nguyễn Phan Chánh, Xuân Diệu, Huy Cận...
Với chiều dài lịch sử nên nơi đây cũng đã ấn tượng của văn hóa Hà Tĩnh thì không thể nào bỏ qua được các di sản văn hóa truyền thống đã góp phần tạo nên một nền văn hóa Việt Nam vô cùng đa dạng và phong phú. Mảnh đất của những làn điệu dân ca, nổi tiếng với làng hát ca trù Cổ Đam, chèo kiều Xuân Liên, hát ví phường vải Trường Lưu, hò ví dặm Đan Du, Phong Phú.Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được có không ít những bất cập nảy sinh, nhiều tệ nạn xã hội xuất hiện. Các giá trị văn hóa đạo đức truyền thống bị xói mòn… làm ảnh hưởng không nhỏ tới thuần phong mỹ tục của con người Việt Nam nói chung và văn hóa Hà Tĩnh nói riêng.
Để phát huy được giá trị văn hóa, con người Hà Tĩnh trong thời kỳ mới thì giải pháp đầu tiên là phải nâng cao, đổi mới nhận thức về vai trò của văn hóa; xây dựng chiến lược phát triển giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; tăng cường đầu tư nguồn lực cho lĩnh vực văn hóa nhằm đảm bảo các điều kiện phát triển hài hòa giữa kinh tế với văn hóa, con người.
Cùng với đó, cần xây dựng cơ chế, chính sách nhằm giải phóng và phát huy năng lực lao động sáng tạo của người Hà Tĩnh; nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa, con người trong thời đại công nghệ…
2
Các hoạt động nhằm mục đích tuyên truyền về quá trình thành lập, xây dựng, đấu tranh và phát triển của tỉnh Hà Tĩnh trong 190 năm qua (1831 – 2021), đặc biệt sau là 30 năm tái lập tỉnh (1991 - 2021). Khẳng định, tôn vinh các giá trị truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng của con người Hà Tĩnh trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế.Hà Tĩnh – một khúc tâm tình” và Lễ kỷ niệm 190 năm thành lập, 30 năm tái lập tỉnh với cầu Truyền hình trực tiếp “Người Hà Tĩnh trên mọi miền Tổ quốc” tại 03 điểm cầu Hà Tĩnh – Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh (dự kiến tối 11/8/2021)Theo kế hoạch, các hoạt động sẽ được tổ chức từ tháng 6 đến tháng 8/2021. Kế hoạch phân công nhiệm vụ cụ thể cho các Sở, ngành, đơn vị liên quan.Kế hoạch cũng đề ra yêu cầu các hoạt động phải được tổ chức trang trọng, thiết thực, ý nghĩa bảo đảm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh covid 19 tại thời điểm tổ chức; tuyên truyền về thành tựu nổi bật của Đảng bộ và Nhân dân tỉnh nhà; nội dung các hoạt động kỷ niệm mang đậm bản sắc dân tộc, kết hợp hài hòa giữa tính truyền thống và tính hiện đại; không phô trương hình thức, có quy mô hợp lý, bảo đảm hiệu quả, an toàn và tiết kiệm.Bạn cần phải làm gì để góp phần xây dựng Hà Tĩnh ngày càng phát triểnTiếp tục thu hút đầu tư, thực hiện tốt công tác quản lý tại các khu kinh tế.Hiện nay các theo chức năng, nhiệm vụ của mình, các đơn vị liên quan đang tích cực triển khai hoạt động như: tuyên truyền về sự kiện; thi sáng tác bài hát về Hà Tĩnh, hoàn thành bản thảo xuất bản sách; xây dựng dự thảo chương trình tuần du lịch; hoàn thành dự thảo đề cương triển lãm qua tài liệu lưu trữ.Báo Hà Tĩnh, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh cũng đã triển khai xây dựng các tin, bài, phóng sự, mở các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền hướng tới kỷ niệm...
Các hoạt động trọng tâm kỷ niệm
- Soạn thảo, in ấn và ban hành tài liệu tuyên truyền kỷ niệm;
- Họp báo tuyên truyền và làm việc với các bộ, ngành Trung ương về phối hợp tổ chức các hoạt động kỷ niệm;
- Tổ chức hội thảo khoa học cấp tỉnh “Hà Tĩnh - hành trình 190 năm xây dựng và phát triển”;
- Tổ chức thi sáng tác các ca khúc về Hà Tĩnh;
- Tổ chức cuộc thi tìm hiểu về 190 năm thành lập tỉnh;
- Xuất bản các ấn phẩm phục vụ lễ kỷ niệm;
- Tổ chức triển lãm ảnh nghệ thuật “Hà Tĩnh - những chặng đường lịch sử”;
- Tổ chức triển lãm lịch sử hình thành và phát triển tỉnh Hà Tĩnh qua tài liệu lưu trữ;
- Phối hợp với Hãng phim Tài liệu và điện ảnh Báo Nhân dân sản xuất phim tài liệu “Hà Tĩnh vùng đất địa linh nhân kiệt - Hà Tĩnh đổi mới và hội nhập”;
- Tổ chức cuộc thi bút ký, phóng sự trên Tạp chí Hồng Lĩnh với chủ đề “Hà Tĩnh trên đường phát triển”;
- Tổ chức tuần văn hóa - du lịch “Hà Tĩnh - một khúc tâm tình”;
- Tổ chức lễ kỷ niệm 190 năm thành lập, 30 năm tái lập tỉnh với cầu truyền hình trực tiếp “Người Hà Tĩnh trên mọi miền Tổ quốc” tại 3 điểm cầu Hà Tĩnh, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.
Ta cần làm:
Tiếp tục thu hút đầu tư, thực hiện tốt công tác quản lý tại các khu kinh tế
Nâng cao chất lượng, hiệu quả làng nghề truyền thống
Cần có cơ chế đặc thù để thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững