Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Vì sao Đảng ta quyết định thay đổi chiến lược từ đấu tranh đòi dân sinh dân chủ sang đấu tranh giành chính quyền ( 1939 - 1945)? Phân tích nội dung chiến lược mới của Đảng trong giai đoạn này. Chiến lược mới đó đã tác động đến cách mạng Việt Nam như thế nào

Vì sao Đảng ta quyết định thay đổi chiến lược từ đấu tranh đòi dân sinh dân chủ sang đấu tranh giành chính quyền (1939-1945)? Phân tích nội dung chiến lược mới của Đảng trong giai đoạn này. Chiến lược mới đó đã tác động đến cách mạng Việt Nam như thế nào?

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
2.007
2
2
Nguyễn Nguyễn
28/06/2021 15:06:11
Chuyển hướng đấu tranh đúng đắn, sáng tạo. Tháng 9/1939, chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương ngay lập tức thi hành ... đấu tranhChuyển từ đấu tranh đòi quyền dân sinhdân chủ sang ... Hội nghị đã quyết định thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất phản đế .

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
0
dogfish ✔
03/07/2021 15:08:19
+4đ tặng

  
Trả lời:
  
Tháng 9/1939, chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương ngay lập tức thi hành chính sách thời chiến rất hà khắc: Một mặt, trắng trợn phát xít hóa bộ máy cai trị, thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng, tập trung chĩa mũi nhọn tiêu diệt Đảng Cộng sản Đông Dương; mặt khác, ra sức vơ vét của cải và tăng cường bắt lính phục vụ chiến tranh đế quốc chủ nghĩa.

Chỉ trong thời gian ngắn, khoảng 8 vạn binh lính người Việt Nam bị đưa sang chiến trường châu Âu. Chính sách phản động đó đã đẩy các tầng lớp nhân dân lao động vào cảnh sống ngột ngạt về chính trị, bần cùng về kinh tế. Mâu thuẫn giữa nhân dân Đông Dương với thực dân Pháp và tay sai càng trở nên gay gắt.

Trước sự khủng bố quyết liệt của kẻ thù, Đảng Cộng sản Đông Dương chủ động rút vào hoạt động bí mật. Để đáp ứng yêu cầu đấu tranh cách mạng trong tình hình mới, ngày 6/11/1939, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6 họp tại Bà Điểm (Hóc Môn, Gia Định) do Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ chủ trì. Hội nghị thống nhất một nhận định quan trọng: Trong điều kiện lịch sử cụ thể lúc này, vấn đề giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu và cấp bách nhất của cách mạng.

Trên cơ sở nhận định đó, Hội nghị đã quyết định những vấn đề cơ bản. Về mục tiêu đấu tranh: Đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc Đông Dương, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập. Hội nghị nhấn mạnh: “Bước đường sinh tồn của các dân tộc Đông Dương không còn có con đường nào khác hơn là con đường đánh đổ đế quốc Pháp, chống tất cả ách ngoại xâm, vô luận da trắng hay da vàng để giành lấy giải phóng độc lập”.

Về phương pháp đấu tranh: Chuyển từ đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ sang đấu tranh trực tiếp đánh đổ chính quyền của đế quốc và tay sai; từ hoạt động hợp pháp, nửa hợp pháp sang hoạt động bí mật và bất hợp pháp.

Hội nghị đã quyết định thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương (thay cho Mặt trận Dân chủ không còn phù hợp) nhằm đoàn kết rộng rãi các tầng lớp, các giai cấp, các dân tộc, các cá nhân yêu nước tập trung đấu tranh vào kẻ thù chủ yếu trước mắt là chủ nghĩa đế quốc phát xít.

Hội nghị Trung ương lần thứ 6 đánh dấu sự chuyển hướng đúng đắn về chỉ đạo chiến lược cách mạng, giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, đặt cơ sở nền tảng cho toàn bộ cuộc vận động giải phóng dân tộc trong những năm 1939 - 1945, mở đường đi đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945.

Bước sang năm 1940, đầu năm 1941, bối cảnh quốc tế và trong nước có những chuyển biến mạnh mẽ. Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai ngày càng lan rộng và khốc liệt. Các nước thực dân, đế quốc phát xít đẩy mạnh vơ vét sức người, sức của ở các thuộc địa. Ở trong nước, tháng 9/1940, quân đội phát xít Nhật tiến công Lạng Sơn. Chính quyền thực dân Pháp nhanh chóng đầu hàng, rồi mở cửa cho chúng vào Đông Dương.

Thực tế, dù có mâu thuẫn, nhưng Pháp và Nhật câu kết chặt chẽ với nhau để cùng áp bức, bóc lột nhân dân Đông Dương. Các tầng lớp nhân dân bị đẩy đến tình trạng vô cùng cực khổ, mâu thuẫn dân tộc ta với chủ nghĩa đế quốc phát xít càng thêm sâu sắc. Nhiều cuộc đấu tranh đã nổ ra, tiêu biểu là khởi nghĩa Bắc Sơn (27/9/1940), khởi nghĩa Nam Kỳ (23/11/1940), cuộc binh biến Đô Lương (13/1/1941). Dù bị kẻ thù đàn áp, chịu nhiều tổn thất, song các cuộc đấu tranh đó đã nêu cao tinh thần yêu nước, để lại cho cách mạng những bài học, kinh nghiệm quý báu.

Trước tình hình ngày càng khẩn trương và cấp bách đó, đầu năm 1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước triệu tập Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (từ 10-19/5/1941), họp tại Pác Bó (Cao Bằng). Hội nghị nhận định: Ở Việt Nam và Đông Dương lúc này, mâu thuẫn đòi hỏi phải giải quyết cấp bách nhất là mâu thuẫn dân tộc với đế quốc phát xít Pháp - Nhật. Từ đó, Hội nghị quyết định những vấn đề quan trọng.

Mục tiêu đấu tranh được xác định là giải phóng cho được các dân tộc Đông Dương khỏi ách cai trị của Pháp - Nhật, nhấn mạnh: “Nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được”.

Hội nghị cũng đi đến thống nhất về chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc giải phóng trong phạm vi từng nước Đông Dương. Mỗi nước Đông Dương cần thành lập một mặt trận dân tộc thống nhất riêng. Ở Việt Nam sẽ thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh), gồm các tổ chức quần chúng lấy tên là hội cứu quốc nhằm tập hợp mọi lực lượng yêu nước đấu tranh giành độc lập.

Bên cạnh đó, Hội nghị quyết định xúc tiến xây dựng căn cứ địa cách mạng, xây dựng lực lượng để chuẩn bị tiến hành khởi nghĩa vũ trang, coi đây là nhiệm vụ trung tâm của Đảng trong giai đoạn hiện tại.

Như vậy, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941) đã hoàn chỉnh sự chuyển hướng chiến lược và sách lược cách mạng đã đề ra từ Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (11/1939), thể hiện rõ sự phát triển sáng tạo về mặt chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng, có tác dụng quyết định trong việc vận động toàn Đảng, toàn dân tích cực chuẩn bị tiến tới Cách mạng tháng Tám 1945.

Đầu năm 1945, chiến tranh thế giới thứ hai đi đến giai đoạn kết thúc. Chủ nghĩa phát xít liên tiếp thua trận, đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt hoàn toàn. Quân đội các nước đồng minh chuẩn bị đổ bộ vào Đông Dương. Trong tình thế khó khăn đó, phát xít Nhật tiến hành cuộc đảo chính lật đổ Pháp (9/3/1945) để độc chiếm Đông Dương. Sau khi đảo chính, quân Nhật cùng thế lực tay sai ra sức vơ vét, bóc lột nhân dân ta ngày một thậm tệ hơn; đồng thời đưa quân tiến công vào các căn cứ địa cách mạng, tăng cường những hành động khủng bố, bắn giết, tàn sát... khắp nơi.

Về phía ta, ngay sau khi Nhật đảo chính Pháp, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp mở rộng tại Đình Bảng (Bắc Ninh), ra Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12/3/1945), xác định rõ kẻ thù cụ thể trước mắt duy nhất của nhân dân Đông Dương lúc này là phát xít Nhật. Vì vậy, cần phải thay khẩu hiệu “đánh Pháp, đuổi Nhật” bằng khẩu hiệu “đánh đuổi phát xít Nhật”. Hội nghị quyết định phát động một cao trào “Kháng Nhật cứu nước” mạnh mẽ làm tiền đề cho cuộc Tổng khởi nghĩa. Cách mạng cả nước từ đây chuyển sang bước phát triển mới, phong trào đấu tranh vũ trang và các cuộc khởi nghĩa từng phần liên tiếp diễn ra ở nhiều địa phương, đẩy quân Nhật và chính quyền tay sai rơi vào khủng hoảng trầm trọng.

Đầu tháng 8/1945, chiến tranh thế giới thứ hai đi đến những ngày cuối cùng. Sau khi tiêu diệt hoàn toàn phát xít Đức, chấm dứt chiến sự ở châu Âu, các nước trong phe Đồng minh (đứng đầu là Mỹ và Liên Xô) dồn sức tiêu diệt phát xít Nhật ở châu Á, buộc chính phủ Nhật hoàng phải tuyên bố đầu hàng không điều kiện (13/8/1945). Tin tức đầu hàng nhanh chóng lan đi khắp mặt trận. Quân đội Nhật chiếm đóng ở Đông Dương bị tê liệt, mất tinh thần chiến đấu, chính phủ bù nhìn hoang mang cực độ. Không khí cách mạng sục sôi trong cả nước.

Theo sự thỏa thuận của các nước đồng minh thắng trận, quân đội Tưởng Giới Thạch (Trung Hoa Dân quốc) sẽ tiến vào miền Bắc Việt Nam, quân đội Anh - Pháp sẽ vào miền Nam Việt Nam (lấy vĩ tuyến 16 phân chia) làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật, nhưng thực chất đều muốn thực hiện ý định tiêu diệt lực lượng cách mạng và Đảng Cộng sản Đông Dương, thành lập chính quyền tay sai phục vụ mưu đồ cai trị, nô dịch lâu dài.

Trước sự chuyển biến mau lẹ của tình hình, Đảng Cộng sản Đông Dương triệu tập Hội nghị toàn quốc (từ 13-15/8/1945) họp tại Tân Trào (Tuyên Quang), nhận định thời cơ đã đến, quyết định phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước trước khi quân đồng minh vào. Hội nghị quyết định thành lập Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc để kịp thời chỉ đạo thống nhất phong trào khởi nghĩa các địa phương. Ủy ban Khởi nghĩa ra quân lệnh số 1: “Giờ Tổng khởi nghĩa đã đánh! Cơ hội có một cho quân, dân Việt Nam cùng giành lấy quyền độc lập của nước nhà... Chúng ta phải hành động cho nhanh, với một tinh thần vô cùng quả cảm, vô cùng thận trọng!... Cuộc thắng lợi hoàn toàn nhất định sẽ về ta”.

Tiếp ngay sau đó, Đại hội Quốc dân cũng họp ở Tân Trào (ngày 16/8/1945), bao gồm đại biểu của ba xứ (Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ) đại diện cho các giới, các đoàn thể, các dân tộc, tiêu biểu cho ý chí và nguyên vọng toàn dân. Đại hội nhất trí tán thành quyết định Tổng khởi nghĩa, bầu Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam (Chính phủ lâm thời) do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, thông qua một số chính sách quan trọng của Mặt trận Việt Minh.

Hưởng ứng Lệnh Tổng khởi nghĩa, nhân dân cả nước với khí thế sục sôi đồng loạt nổi dậy giành chính quyền. Trong vòng nửa tháng (từ 14 - 28/8/1945), cuộc Tổng khởi nghĩa thành công hoàn toàn. Lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam, chính quyền cả nước thuộc về tay nhân dân. Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, trước hàng chục vạn đồng bào, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Cách mạng lâm thời đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á.

Cách mạng tháng Tám 1945 là một trong những cuộc cách mạng giải phóng dân tộc thành công triệt để nhất trong lịch sử, là minh chứng khẳng định sự lãnh đạo, chỉ đạo tài tình, sáng tạo của Đảng Cộng sản Đông Dương. Trên cơ sở nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kết hợp đúng đắn, sáng tạo nhiệm vụ dân tộc và dân chủ, đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, từ đó kiên quyết tập trung mọi lực lượng để giành thắng lợi. Đó chính là bài học kinh nghiệm rất quý báu, được Đảng ta tiếp tục chắt lọc vận dụng sáng tạo vào cuộc đấu tranh cách mạng giai đoạn sau, nhất là qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ (1945 - 1975).

Phát huy tinh thần, giá trị bài học chỉ đạo chiến lược trong cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay, chúng ta cần tiếp tục quán triệt, thực hiện tốt một số nguyên tắc cơ bản: Kiên định mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; thực hiện chính sách mở rộng hội nhập quốc tế trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, trong đó phải đặt lợi ích quốc gia - dân tộc lên trên hết; thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ năng lực và phẩm chất, ngang tầm nhiệm vụ; bám sát thực tiễn, coi trọng tổng kết thực tiễn làm cơ sở để điều chỉnh, bổ sung, phát triển đường lối đổi mới, đáp ứng nhiệm vụ chiến lược, mục tiêu lâu dài.
 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×