Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích khổ cuối bài thơ Đồng chí

Phân tích khổ cuối bài thơ đồng chí

3 trả lời
Hỏi chi tiết
198
2
4
:((((
01/07/2021 18:29:05
+5đ tặng

Là người lính thuộc trung đoàn thủ đô rồi trở thành nhà thơ quân đội, Chính Hữu chủ yếu viết về người lính và hai cuộc kháng chiến. Đồng chí được sáng tác năm 1948, là bài thơ thành công nhất của ông. Cả bài thơ thể hiện rõ tình đồng đội, đồng chí gắn bó keo sơn của những chiến sĩ quân đội nhân dân trong thời kì kháng chiến.

Bài thơ mở đầu bằng những câu thơ mộc mạc, giản dị, chân chất khi tác giả giới thiệu về quê hương của các anh bộ đội. Các anh mỗi người một quê - những vùng quê nghèo khó - song đã về đây để cùng tham gia kháng chiến, cùng chịu đựng gian khổ, chung lưng đấu cật bên nhau.

Cuộc sống người lính vất vả biết bao nhiêu. Nào: Áo anh rách vai, quần tôi có vài mảnh vá... Lại nữa, những đêm trời rét chỉ có một mảnh chăn mỏng hay những cơn sốt rét rừng hành hạ... Vượt lên trên tất cả những khó khăn đó để "Thương nhau tay nắm lấy bàn tay". Chính đôi tay nắm chặt ấy đã nói lên ý nghĩa thiêng liêng, cao đẹp của tình đồng đội, của ý chí quyết tâm đánh giặc.

Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh đặc sắc:

Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo

Ba câu thơ là bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội của người lính, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ. Trong bức tranh trên, nổi bật là ba hình ảnh gắn kết với nhau: Người lính, khẩu súng, vầng trăng giữa cảnh rừng hoang sương muối phục kích giặc. Sức mạnh của tình đồng đội đã giúp họ vượt lên tất cả những khắc nghiệt của thời tiết và mọi gian khổ, thiếu thốn. Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ. Hình ảnh Đầu súng trăng treo là hình ảnh đẹp nhất vì nó vừa là hình ảnh thực vừa là hình ảnh tượng trưng.

Tác giả Chính Hữu đã từng nói: "Đầu súng trăng treo, ngoài hình ảnh, bốn chữ này còn có nhịp điệu như lắc của một cái gì lơ lửng chông chênh trong sự bát ngát. Nó nói lên một cái gì lơ lửng ở rất xa chứ không phải là buộc chặt, suốt đêm vầng trăng ở bầu trời cao xuống thấp dần và có lúc như treo lơ lửng trên đầu mũi súng. Những đêm phục kích chờ giặc, vầng trăng như một người bạn" Đó là hình ảnh thực của cuộc kháng chiến, của những người lính khi chờ giặc tới.

Ngoài tả thực, hình ảnh "Đầu súng trăng treo" còn mang ý nghĩa tượng trưng. Đó là sự kết hợp giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn, vừa thực, vừa mơ, vừa xa vừa gần, vừa mang tính chiến đấu, vừa mang tính trữ tình. Vừa chiến sĩ vừa thi sĩ. Đây là hình ảnh tượng trưng cho tình cảm trong sáng của người chiến sĩ. Mối tình đồng chí đang nảy nở, vươn cao, tỏa sáng từ cuộc đời chiến đấu. Hình ảnh thơ thật độc đáo, gây xúc động bất ngờ, thú vị cho người đọc. Nó nói lên đầy đủ ý nghĩa cao đẹp của mục đích lý tưởng chiến đấu và tình nghĩa thiêng liêng của anh bộ đội Cụ Hồ.

Với nhịp chậm, giọng thơ hơi cao, ba câu thơ cuối của bài một lần nữa khắc họa chân thực mà sâu sắc về hình ảnh người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp.

Tình cảm đồng chí, đồng đội là tình cảm thiêng liêng cao đẹp nhất của những người lính. Đó là sức mạnh giúp họ vượt qua tất cả mọi khó khăn trở ngại, mọi thiếu thốn để chiến thắng kẻ thù. Bài thơ Đồng chí đặc biệt là ba câu kết như một lời nhắn nhủ với mọi người: Hãy biết nâng niu và gìn giữ những tình cảm đẹp trong cuộc sống, phải biết kính trọng những người lính

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
4
Kim Mai
01/07/2021 18:29:25
+4đ tặng

Bài thơ sáng tác năm 1948, nội dung bài thơ thể hiện rõ tình đồng đội, đồng chí gắn bó keo sơn của những chiến sĩ quân đội nhân dân trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Tình đồng chí ấy được thể hiện rõ nét đầy chất lãng mạn qua khổ thơ cuối:

“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo”

Mở đầu bài thơ tác giả dùng các từ ngữ mộc mạc, chân thực nhất để miêu tả cuộc sống vất vả, khó khăn của những người lính: Áo anh rách vai, quần tôi có vài mảnh vá… Hay những đêm trời rét chỉ có một mảnh chăn mỏng rồi đến những cơn sốt rét rừng hành hạ… Vượt lên trên tất cả những khó khăn đó để "Thương nhau tay nắm lấy bàn tay". Chính những đôi bàn tay nắm chặt ấy đã minh chứng cho ý nghĩa thiêng liêng, cao đẹp của tình đồng đội, đồng chí cùng nhau quyết tâm đánh giặc giữ nước. 

Mở đầu là thế nhưng khi khép lại bài thơ tác giả lấy hình ảnh những người lính đứng giữa rừng hoang sương muối. Câu thơ cho chúng ta hình dung ra không gian núi rừng rộng lớn, hoang vu, vắng vẻ. Khí hậu nơi núi rừng Việt Bắc vào mùa đông luôn lạnh giá, sương dày đặc trắng xóa. Sự khắc nghiệt của thời tiết, cái lạnh thấu da thấu thịt trong khi các anh chỉ có quần vá, chân không giày, khó khăn, thiếu thốn đủ thứ, giá rét là thế nhưng có tình đồng chí là luôn đong đầy, chính tình cảm gắn bó keo sơn như người thân trong gia đình đã giúp các anh vượt qua, chịu đựng biết bao nhiêu thử thách. Mặt khác, chính những gian nan ấy càng là động lực làm cho tình cảm của các anh thêm gắn bó keo sơn, khiến cho tình người, tình đồng đội của họ càng ấm áp hơn. 

“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”

Trong cái khí lạnh, không gian âm u, lạnh lẽo đến gai người của núi rừng thì hình ảnh các anh vẫn đứng bên nhau như truyền cho nhau hơi ấm, nghị lực của tình đồng đội, đồng chí. Hình ảnh tĩnh mà động ấy sẽ xua bớt cái lạnh lẽo của sương muối, cái vắng lặng của núi rừng. Giờ phút trước trận chiến đấu với kẻ thù, rất căng thẳng, những người lính sắp bước vào cuộc chiến đấu ác liệt, họ sẽ đứng ranh giới giữa sự sống và cái chết rất mong manh. Nhưng tất cả dường như đều rất nhẹ nhàng, tinh thần rất bình thản, bởi giây phút ấy luôn có đồng đội sát cánh là sự động viên, là nguồn tiếp thêm sức chiến đấu, giúp họ vững tâm và quyết tâm hơn khi vào trận đánh.

Câu thơ kết “Đầu súng trăng treo” đây là hình ảnh không có thực trong đời sống nhưng rất thực trong cảm giác của con người tạo nên vẻ đẹp riêng của người lính. Giữ không gian rộng lớn, đêm tối âm u như vậy nhưng vẫn có ánh trăng như soi sáng. Những người lính đứng cạnh nhau trong lúc chờ giắc tới họ bình thản ngắm trăng, cảm nhận vẻ đẹp của trăng trong hoàn cảnh áo rách quần vá, chân không giày. Chúng ta thấy nhà thơ đã tạo nên sự hòa quyện giữa chất chiến sĩ và nghệ sĩ. Hình ảnh cây súng chính là biểu tượng của chiến tranh, trăng là biểu tượng cho sự hòa bình. Đầu súng của người chiến sỹ có treo trăng hay nói cách khác cây súng ấy bảo vệ cho vầng trăng hòa bình. Đó là sự kết hợp giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn, vừa thực, vừa mơ, vừa xa vừa gần, vừa mang tính chiến đấu, vừa mang tính trữ tình. 

Cuộc chiến đấu của ngày hôm nay là để cho ánh trăng hòa bình ngày mai mãi tỏa sáng trên quê hương của những người lính. Súng thể hiện cho hiện thực, trăng thể hiện sự lãng mạn. Hình ảnh mặt trăng treo trên đầu mũi súng cho ta thấy được người lính không phải lúc nào cũng chỉ là nguy hiểm, lúc nào cũng đối mặt với đạn bom, sự hy sinh, mà cuộc đời của họ còn bắt gặp được những hình ảnh vô cùng lãng mạn, trong sáng đẹp đẽ, thi vị, ngay trong không gian và thời gian của chiến tranh. 

Chính Hữu đặt hai hình ảnh ánh trăng và súng gần nhau để bổ sung cho nhau, tạo nên một ý nghĩa mới: Súng trong tay kẻ thù mới là vũ khí nguy hiểm, còn súng trong tay người chiến sĩ là vũ khí để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ sự bình yên, bảo vệ ánh trăng thanh bình. Ánh trăng trên trời soi sáng cho người chiến sỹ cách mạng, ánh trăng như muốn làm bạn với người chiến sĩ, muốn ngợi ca, soi rõ tình đồng đội thiêng liêng, cao đẹp của chiến sỹ cách mạng. Toàn bài thơ nổi bật nhất chính là ba hình ảnh gắn kết với nhau: Người lính, khẩu súng, vầng trăng giữa cảnh rừng hoang sương muối trong hoàn cảnh phục kích giặc. 

Tình cảm đồng chí, đồng đội là tình cảm thiêng liêng cao đẹp nhất của những người lính. Đó là sức mạnh giúp họ vượt qua tất cả mọi khó khăn trở ngại, mọi thiếu thốn để chiến thắng mọi kẻ thù. Với nhịp chậm, giọng thơ hơi cao, ba câu thơ cuối của bài một lần nữa khắc họa chân thực mà sâu sắc về hình ảnh người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp. 

Kết thức bài thơ nhà thơ Chính Hữu chỉ dùng ba câu thơ ngắn gọn, ngôn ngữ mộc mạc, bình dị. là bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội của người lính, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ. Ba câu kết như một lời nhắn nhủ với mọi người: Chúng ta hãy biết nâng niu và trân trọng, gìn giữ những tình cảm đẹp trong cuộc sống, phải biết kính trọng, biết ơn những người lính đã hi sinh vì sự độc lập của dân tộc.

  •  
2
2
Nguyễn Nguyễn
01/07/2021 18:36:08
+3đ tặng

Trong vô số những bài thơ, tác phẩm viết về hình ảnh và cuộc sống của những người lính cách mạng thì bài thơ “Đồng chí” của nhà thơ Chính Hữu được xem là một trong những áng thơ tiêu biểu nhất viết về người nông dân mặc áo lính, cầm súng chiến đấu chống lại thực dân Pháp xâm lược. Trải qua biết bao năm tháng, thế hệ, thế nhưng bài thơ trên vẫn luôn được độc giả dành một tình cảm lớn lao, trân trọng.

Bài thơ được tác giả sáng tác nhằm ca ngợi tình đồng đội luôn sát cánh bên nhau trong những giờ khắc vào sinh ra tử. Tuy cuộc sống có muôn vàn khó khăn, bên tai ngày đêm là tiếng đạn bom nhưng cũng chẳng thể nào làm lu mờ đi chất thơ trong mỗi người lính cùng với những thứ tình cảm hết mực thiêng liêng và cao quý.

Với hai mươi dòng thơ và được khép lại bởi ba câu thơ:

“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo”

Đã khắc họa nên phần nào cuộc sống khắc nghiệt của người lính, thế nhưng, ở giữa những người lính vẫn luôn tồn tại những tình cảm, tình thân gắn bó, ấm áp. Trong những màn đêm lạnh giá, tay cầm súng sẵn sàng chiến đấu, họ đứng cạnh nhau để tiếp thêm sức mạnh cho anh em đồng đội.

Mỗi chặng đường hành quân là tràn ngập những gian lao, vất vả, những người lính phải sống trong cảnh “rừng hoang sương muối”, lạnh đến thấu da cắt thịt trong những đêm đông giá lạnh. Trong khung cảnh thiên nhiên khắc nghiệt ấy, họ vẫn phải luôn giữ vững tinh thần, tỉnh táo “chờ giặc tới”. Chỉ ba từ ấy của Chính Hữu đã càng làm tôn thêm phong thái oai hùng của những người lính. Họ chẳng hề tỏ vẻ sợ sệt, yếu đuối trước giặc pháp hùng mạnh. Từ “chờ” thể hiện sự chủ động, mạnh mẽ của những anh lính cụ Hồ, một tinh thần bất diệt, không quản ngại khó khăn gian khổ luôn được các anh thể hiện dù trong bất cứ một khoảng không gian và hòa cảnh nào.

Những người chiến sỹ ấy luôn đồng hành cùng nhau, nhưng tuyệt thay, họ còn luôn có ánh trăng làm bạn. Hình ảnh “đầu súng trăng treo” làm khung cảnh trở nên có chút mộng mơ, thực ảo. Ngọn súng hướng về phía quân thù, ánh trăng lại như muốn hòa cùng không khí nơi đây. Trăng luôn lặng lẽ, yên tĩnh để ủng hộ các anh. Ánh trăng là biểu tượng cho vẻ đẹp thanh bình, khi màn đêm yên tĩnh, không có khói lửa đạn bom, không có hình ảnh của những người lính phải ngã xuống hi sinh vì đất nước, ánh trăng càng trở nên êm đềm xiết bao. Tương phản với trăng, là ngọn súng, là cuộc sống chiến đấu gian khổ. Quả thực, “đầu súng trăng treo” là hình ảnh, chi tiết đắt giá nhất trong toàn bộ bài thơ của nhà thơ Chính Hữu. Đối với người lính, tuy khó khăn gian khổ là vậy nhưng tâm hồn của các anh vẫn rất lạc quan, yêu đời. Họ san sẻ hơi ấm, niềm tin về một tương lai đất nước được thống nhất, hòa bình. Họ quên đi những nỗi sợ về bệnh tật, cái chết, trong màn đêm nơi đây, cùng với ánh trăng soi tỏ lòng người lính về những ước muốn đẹp tươi.

Một lời kết nhẹ nhàng, đẹp đẽ chẳng lời nào có thể miêu tả hết được giá trị của những vần thơ ấy. Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu đã làm sống lại tinh thần của những người lính cụ Hồ, không chỉ thế, những thế hệ trẻ ngày hôm nay còn được hiểu hơn về những hi sinh cao cả của thế hệ đi trước, cùng với tình cảm đồng chí, tương thân tương ái của cả dân tộc Việt.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư