Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trong cuộc đối thoại trên, có những phương châm hội thoại nào đã bị vi phạm? Theo em, việc tác giả để cho nhân vật vi phạm các phương châm hội thoại này nhằm mục đích gì?

Câu 1: Cho đoạn trích sau:

“Mãi khuya, bà Hai mới chống gối đứng dậy. Bà lẳng lặng xuống bếp châm lửa ngồi tính tiền hàng. Vẫn những tiền cua, tiền bún, tiền đỗ, tiền kẹo,… Vẫn cái giọng rì rầm, rì rầm thường ngày.

- Này, thầy nó ạ.

Ông Hai nằm rũ trên giường không nói gì.

- Thầy nó ngủ rồi à?

- Gì?

Ông lão khẽ nhúc nhích.

- Tôi thấy người ta đồn …

Ông lão gắt lên

- Biết rồi!

Bài Hai nín bặt. Gian nhà lặng đi hiu hắt”.

(Trích Làng - Kim Lân)

Trong cuộc đối thoại trên, có những phương châm hội thoại nào đã bị vi phạm? Theo em, việc tác giả để cho nhân vật vi phạm các phương châm hội thoại này nhằm mục đích gì?

..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Câu 2: Cho đoạn trích sau:

 

Có người hỏi :

- Sao bảo làng chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?...

- Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!

Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:

- Hà, nắng gớm, về nào ...

Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi theo. Ông nghe rõ cái giọng chua lanh lảnh của người đàn bà cho con bú:

- Cha tiên sư nhà chúng nó! Đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương. Cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát!

Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà.

Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau.

Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ trào ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu... Ông lão nắm tay lại mà rít lên:

- Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này!

(Kim Lân, Làng)

a. Trong ba câu đầu đoạn trích, ai nói với ai? Có mấy người tham gia nói chuyện? Dựa vào đâu để khẳng định đó là cuộc trò chuyện trao đổi qua lại?

..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

b. Câu "Hà, nắng gớm, về nào..." của ông Hai có phải là đối thoại không? Vì sao? Trong đoạn trích còn câu nào tương tự như vậy?

..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

c. Câu "Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu ..." có gì giống và khác với các câu độc thoại trên?

............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Câu 3. Chỉ ra các thành phần biệt lập của câu trong mỗi câu sau:

a)

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về 

(Sang thu – Hữu Thỉnh)

b) Tác giả thay mặt cho đồng bào miền Nam – những người con ở xa – bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn.

c, Ôi kì lạ và thiêng liêng – Bếp lửa (Bếp lửa – Bằng Việt)

 

d, Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều.

(Làng, Kim Lân,)

e, Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.

(Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long)

f, Ông lão bỗng ngừng lại ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đổ đốn đến thế được.

(Làng, Kim Lân)

Bài 4: Xác định thành phần phụ chú, thành phần khởi ngữ trong các ví dụ sau:

a, Thế rồi bỗng một hôm, chắc rằng hai cậu bàn cãi mãi, hai cậu chợt nghĩ kế rủ Oanh chung tiền mở cái trường - (Nam Cao)

b. Lan – bạn thân của tôi – học giỏi nhất lớp.

c. Nhìn cảnh ấy mọi người đều chảy nước mắt, còn tôi, tôi cảm thấy như có ai đang bóp nghẹt tim tôi - (Nguyễn Quang Sáng – Chiếc lược ngà)

d. Kẹo đây, con lấy mà chia cho em.

 

 Bài 5: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Người ăn xin

   Lúc ấy, tôi đang đi trên phố. Một người ăn xin già lọm khọm đứng ngay trước mặt tôi. 

   Đôi mắt ông lão đỏ đọc và giàn giụa nước mắt. Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại... Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào!

   Ông già chìa trước mặt tôi bàn tay sưng húp, bẩn thỉu. Ông rên rỉ cầu xin cứu giúp.

   Tôi lục tìm hết túi nọ túi kia, không có tiền, không có đồng hồ, không có cả một chiếc khăn tay. Trên người tôi chẳng có tài sản gì.

   Người ăn xin vẫn đợi tôi. Tay vẫn chìa ra, run lẩy bẩy.

   Tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia:

- Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.

   Người ăn xin nhìn tôi chằm chằm bằng đôi mắt ướt đẫm. Đôi môi tái nhợt nở nụ cười và tay ông cũng xiết lấy tay tôi: 

- Cháu ơi, cảm ơn cháu ! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. - Ông lão nói bằng giọng khản đặc.

   Khi ấy, tôi chợt hiểu rằng: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão.

 

1.Xác định phương thức biểu đạt của văn bản?

......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................2. “Khi ấy, tôi chợt hiểu rằng: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão.” Theo em nhân vật tôi đã “nhận” được điều gì từ ông lão?

.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

3.Tìm một câu thành tục ngữ có nội dung liên quan đến chủ đề của văn bản.

.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

4.Từ cách ứng xử của nhân vật tôi và người ăn xin, với hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ (khoản 2/3 trang giấy thi) về ý kiến: Sự đồng cảm, sẻ chia, yêu thương là giá trị lớn nhấtcon người có thể dành cho nhau (Trong đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp, gạch dưới câu văn ấy).

3 trả lời
Hỏi chi tiết
2.148
1
2
Hằngg Ỉnn
03/07/2021 08:23:56
+5đ tặng

Câu 1: 

PTBĐ chính : tự sự

Câu 2:

- Từ tượng hình : lọm khọm, đỏ đọc, giàn giụa, tái nhợt, tả tơi, sưng húp, lẩy bẩy, run rẩy , chằm chằm, ướt đẫm

- Từ tượng thanh : rên rỉ, khản đặc

Câu 3

Tác dụng của các từ tương hình tương thanh trên

+ Làm câu văn giàu hình ảnh, gây ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc 

+ Nổi bật lên sự nghèo túng, khắc khổ, già nua của người ăn xin

+ Gây đồng cảm , thương xót nơi người đọc 

Câu 4 

Nội dung chính : câu chuyện về tình yêu thương giữa con người với con người - sự cho đi và nhận lại giữa cậu bé tốt bụng và ông lão ăn xin.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
4
2
thỏ
03/07/2021 08:24:05
+4đ tặng
Câu 2: 

a) Trong ba câu đầu đoạn trích là hai người phụ nữ tản cư nói chuyện với nhau.

Tham gia câu chuyện có ít nhất 2 người.

Những dấu hiệu nào cho ta thấy đó là một cuộc trò chuyện qua lại:

Ở mỗi lượt lời (trao và đáp) đều được đánh dấu gạch đầu dòng.

Có hai lượt lời qua lại, hỏi và đáp, nội dung trong câu nói của mỗi người đều hướng tới người tiếp chuyện.

=> Một cuộc đối thoại.

3
0
Nguyễn Thị Thuỳ Long
03/07/2021 09:05:36
+3đ tặng
1.

a.Trong ba câu đầu đoạn trích là hai người phụ nữ tản cư nói chuyện với nhau.

Tham gia câu chuyện có ít nhất 2 người.

Những dấu hiệu nào cho ta thấy đó là một cuộc trò chuyện qua lại:

Ở mỗi lượt lời (trao và đáp) đều được đánh dấu gạch đầu dòng.

Có hai lượt lời qua lại, hỏi và đáp, nội dung trong câu nói của mỗi người đều hướng tới người tiếp chuyện.

=> Một cuộc đối thoại.
 

b.Câu “Hà, nắng gớm, về nào…” ông Hai tự nói với chính mình.

Đây không phải là một câu đối thoại vì nội dung của câu nói không liên quan đến nội dung câu chuyện mà hai người phụ nữ đang trao đổi, câu nói của ông cũng không hướng tới một người tiếp chuyện cụ thể nào và sau câu nói tô ấy cũng không có ai đáp lại. Đây chỉ là lời ông Hai nói một mình nhằm đánh trống lảng nhằm thối lui khỏi cuộc trò chuyện đang diễn ra.

Trong đoạn trích này còn có câu độc thoại tương tự: “Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này! ”.
c.Câu "chúng nó cũng là trẻ con làng việt gian đấy ư? chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? khốn nạn bằng ấy tuổi đầu..." độc thoại nội tâm. Vì các câu này không này ông Hai chỉ nghĩ trong lòng, không thốt ra và cũng không ai đáp lời ông.
a) Thành phần biệt lập: thành phần tình thái 

=> Hình như 

b) Thành phần biệt lập: thành phần phụ chú

=> Những người con ở xa

c) Thành phần biệt lập: thành phần cảm thán

=> Ôi 
 d,Thành phần tình thái: có lẽ

e, Thành phần cảm thán: Chao ôi

f, Thành phần tình thái: Chả nhẽ
- Thành phần phụ chú:

4.a) chắc rằng hai cậu bàn cãi mãi

b) bạn thân của tôi

- Thành phần khởi ngữ:

c) còn tôi,

d) kẹo đây
5.
1. Phương thức biểu đạt :Tự sự
2.Theo em, cậu bé đã nhận được ở ông lão ăn xin lòng biết ơn và nhất là sự đồng cảm: ông lão đã hiểu tấm lòng chân thành của cậu.
3.Thương người như thể thương thân.

Nguyễn Thị Thuỳ Long
1. Phương châm hội thoại bị vi phạm và tác dụng: - Phương châm hội thoại bị vi phạm: phương châm về chất và phương châm lịch sự - Mục đích: bộc lộ diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai: đau khổ, chán chường, thất vọng... khắc họa tình yêu làng, yêu nước sâu sắc của nhân vật.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Trắc nghiệm Toán học Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư