Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tại sao lúc có sét, mặt đất lại tích điện để có thể xảy ra sự phóng điện giữa đám mây tích điện và mặt đất

Tại sao lúc có sét , mặt đất lại tích điện để có thể xảy ra sự phóng điện giữa đám mây tích điện và mặt đất?

4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.448
3
0
Hiển
13/07/2021 15:49:05
+5đ tặng
Theo nghiên cứu, các đám mây dông được tích điện là do các điện tích bị phân tách ra khi các hạt nước và hạt băng trong đám mây dông cọ xát vào nhau và do đối lưu mà các điện tích dương dồn về đỉnh đám mây, phần chân đám mây tích điện âm. Giữa phần chân đám mây và mặt đất (có tích điện do hưởng ứng) được xem như một tụ điện không khí khổng lồ, khi điện trường giữa hai bản tụ đủ lớn làm điện môi bị đánh thủng và có tia sét phóng qua.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Chou
13/07/2021 15:49:45
+4đ tặng

Lý do sét hình thành và nguồn gốc của nó, về mặt chi tiết vẫn là một vấn đề còn đang tranh luận: Các nhà khoa học đã nghiên cứu các nguồn gốc khác nhau như gió, độ ẩm, ma sát và áp thấp khí quyển cho đến ảnh hưởng của gió mặt trời và các hạt tích điện trong năng lượng mặt trời. Các tinh thể băng trong các đám mây dông có thể là yếu tố quan trọng trong việc hình thành tia sét do nó có thể tạo ra một môi trường tích điện cực trái dấu nhau trong các đám mây dẫn đến việc tạo ra điện trường mạnh. Ngoài ra, sét cũng được tạo ra bởi những cột tro trong những vụ phun trào núi lửa hoặc trong những trận cháy rừng dữ dội tạo ra một làn khói đặc đủ để dẫn điện.[5]

2
0
Linh Phạm
13/07/2021 15:49:48
+3đ tặng
Khi mưa dông, có sự luân chuyển dữ dội giữa các lớp không khí sát mặt đất khiến cho mặt đất bị tích điện, thường là tích điện dương (có thể coi là nhiễm điện do cọ sát). Tương tự vậy các đám mây mưa cũng bị tích điện thương là tích điện âm. Giữa đám mây và mặt đất có hiệu điện thế rất lớn. những chỗ nhô cao trên mặt đất như gò cao hay ngọn cây là nơi có điện trường rất mạnh, dễ xảy ra phóng tia lửa điện giữa đám mây và những chỗ đó gọi là sét.
1
0
Unnie
13/07/2021 15:50:13
+2đ tặng
Khi hai đám mây tích điện trái dấu lại gần nhau, hiệu điện thế giữa chúng có thể lên tới hàng triệu vôn. Giữa hai đám mây có hiện tượng phóng tia lửa điện và ta trông thấy một tia chớp. Vài giây sau ta mới nghe thấy tiếng nổ, đó là sấm (do vận tốc ánh sáng nhanh hơn vận tốc của tiếng động nên ta trông thấy tia chớp trước). Khi đám mây dông tích điện đi gần mặt đất tới những khu vực trống trải, gặp một vật có độ cao như cây cối, người cầm cuốc xẻng… thì sẽ có hiện tượng phóng tia lửa điện giữa đám mây và mặt đất. Đó là hiện tượng sấm sét.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×