Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Để đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa ở Việt Nam, trong bối cảnh thời đại hiện nay, cần chú trọng giải quyết những vấn đề gì

Để đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa ở Việt Nam trong bối cảnh thời đại hiện nay, cần chú trọng giải quyết những vấn đề gì

Mọi người giúp em gấp với em sắp nộp bài rồi huhu môn kinh tế chính trị nha mn

2 trả lời
Hỏi chi tiết
1.540
5
0
Hằngg Ỉnn
20/07/2021 20:12:56
+5đ tặng

Trong bối cảnh đó, sự phát triển nhận thức của Đảng từ Đại hội VI đến Đại hội XII về mô hình kinh tế thị trường (KTTT) định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), cũng như mối quan hệ và sự kết hợp giữa Nhà nước với thị trường là cả một quá trình tìm tòi, trải nghiệm, phát triển từ thấp lên cao, ngày càng đầy đủ và hoàn thiện hơn.

Đến Đại hội XII, mô hình KTTT định hướng XHCN ở nước ta đã được khắc họa rõ nét và đầy đủ hơn. Báo cáo do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trình bày tại phiên khai mạc Đại hội XII của Đảng sáng 21-1-2016 đã nhấn mạnh: “Thống nhất nhận thức nền KTTT định hướng XHCN Việt Nam là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường; đồng thời, bảo đảm định hướng XHCN phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền XHCN, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”; có quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế; các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật; thị trường đóng vai trò chủ yếu trong huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực phát triển, là động lực chủ yếu để giải phóng sức sản xuất; các nguồn lực nhà nước được phân bổ theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phù hợp với cơ chế thị trường. Nhà nước đóng vai trò định hướng, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch và lành mạnh; sử dụng các công cụ, chính sách và các nguồn lực của Nhà nước để định hướng và điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và bảo vệ môi trường; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển. Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong phát triển kinh tế-xã hội…”.

KTTT có tính đa dạng và gắn liền với sự phát triển của sản xuất hàng hóa tại những quốc gia có những chế độ chính trị-xã hội khác nhau. Quan hệ Nhà nước với thị trường trong nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam không phải là quan hệ xung khắc, loại trừ và kiềm chế nhau, mà là mối quan hệ tương hỗ, chế định, cùng vận động và bổ sung cho nhau trong một chỉnh thể và cùng hướng tới mục tiêu chung là xây dựng một Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh. Theo đó, một mặt, cần tôn trọng các nguyên tắc và quy luật KTTT và các cam kết hội nhập quốc tế nhằm tạo môi trường và động lực cạnh tranh đầy đủ, minh bạch, khai thác các nguồn lực và không ngừng nâng cao hiệu quả đầu tư xã hội. Mặt khác, không tuyệt đối hóa vai trò của thị trường, xem nhẹ vai trò kiến tạo và điều chỉnh theo tín hiệu thị trường, kiểm soát an toàn vĩ mô của Nhà nước. Một thị trường hoàn hảo, đồng bộ không chỉ giúp phát huy tính năng động, sáng tạo, trách nhiệm cá nhân và sự phân bổ các nguồn lực công bằng, hiệu quả, mà còn góp phần tạo áp lực hoàn thiện nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả, sự minh bạch của các thể chế nhà nước. Hơn nữa, hệ thống thị trường hoàn hảo không thể hình thành đồng bộ và vận hành đầy đủ, lành mạnh trong điều kiện một Nhà nước yếu kém, thiếu trong sạch. Đến lượt mình, một Nhà nước vững mạnh là điều kiện và luôn có tác động tích cực cho sự phát triển đồng bộ, làm lành mạnh hóa các yếu tố thị trường và các loại thị trường, giúp khắc phục các thất bại, khuyết tật của thị trường và bảo đảm công bằng xã hội; giảm tác động mặt trái của tính tự phát, sớm nhận diện, ngăn chặn và kiểm soát khủng hoảng, bảo đảm tăng trưởng bao trùm và hài hòa lợi ích theo yêu cầu phát triển bền vững quốc gia và quốc tế…

Cần nhấn mạnh rằng, nếu như tính KTTT của nền kinh tế Việt Nam được thống nhất khẳng định là nền KTTT hiện đại và hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật và tuân thủ đúng quy trình của KTTT, thì tính định hướng XHCN phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước lại được thể hiện ở mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” và được bảo đảm bởi sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.

Sự kết hợp hiệu quả giữa tính KTTT và tính định hướng XHCN cũng chính là đáp ứng xu hướng mới mang tầm vóc thời đại, đòi hỏi có sự kết hợp tất yếu của bàn tay thị trường với bàn tay nhà nước trong một mô hình quản lý xã hội mới đang dần định hình trên thế giới, nhất là từ sau những cuộc khủng hoảng kinh tế-xã hội liên tiếp xảy ra trong những thập niên cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI trên quy mô toàn thế giới và trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hơn. Sự kết hợp bàn tay thị trường với bàn tay nhà nước là việc lựa chọn và kết hợp để tạo hiệu ứng tổng hợp tích cực những điểm tốt của mỗi cách thức quản lý kinh tế, đồng thời góp phần giảm những tác động mặt trái của chúng, tạo động lực mạnh mẽ, kiểm soát chặt chẽ các rủi ro và nâng cao hiệu quả, chất lượng tăng trưởng, hài hòa các mục tiêu, củng cố định hướng và yêu cầu phát triển bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường.

Vai trò quan trọng của Nhà nước trong nền kinh tế

Nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta được hình thành và phát triển trên cơ sở phát huy vai trò làm chủ xã hội của nhân dân, bảo đảm vai trò quản lý, điều tiết nền kinh tế của Nhà nước pháp quyền XHCN do Đảng lãnh đạo. Nhà nước ngày càng tăng dần vai trò chủ thể quản lý và thu hẹp dần vai trò chủ thể về kinh tế. Theo đó, Nhà nước thực hiện quản lý nền kinh tế, định hướng, điều tiết, thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội bằng pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách và lực lượng vật chất, bảo đảm cho thị trường phát triển, tuân thủ các quy luật của KTTT, tương thích với thông lệ của các nước; kiến tạo được môi trường vĩ mô; xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở và bảo đảm an sinh xã hội; ban hành cơ chế chính sách về phân bổ nguồn lực, phân phối và phân phối lại theo hướng bảo đảm tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng xã hội; bảo vệ môi trường. Đồng thời, Nhà nước phải bảo đảm được vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, hoàn thiện các công cụ quản lý kinh tế vĩ mô, tăng cường kỷ luật kỷ cương trong việc chấp hành các chính sách chế độ, sử dụng các chương trình đầu tư tín dụng để tạo điều kiện và hướng dẫn sự phát triển của các ngành, các địa phương và các thành phần kinh tế.

Quản lý nhà nước đúng đắn không phải là bất chấp cơ chế thị trường, mà sử dụng cơ chế thị trường để điều tiết sự vận động của hàng, tiền, của các yếu tố thị trường, phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực. Các chủ trương, chính sách kinh tế và tổ chức thực hiện chính sách của Nhà nước phải phù hợp với cơ chế thị trường, mang lại lợi ích và công bằng xã hội, ổn định và tăng trưởng kinh tế một cách hợp lý, ngăn ngừa tình trạng độc quyền, lạm dụng và nhân danh KTTT hay bàn tay nhà nước để can thiệp làm méo mó thị trường, lệch lạc các nguồn lực và tổn hại lợi ích cộng đồng, hạn chế các hoạt động cạnh tranh không lành mạnh, mà những bất cập trong quản lý đầu tư công và cả những dự án BOT giao thông đang minh chứng cho những điều đó…

Giải quyết quan hệ giữa Nhà nước và thị trường trong xây dựng nền KTTT định hướng XHCN là một sự nghiệp chưa có tiền lệ trong lịch sử và là một quá trình mở, đòi hỏi sự sáng tạo và bản lĩnh cách mạng của Đảng, trên cơ sở nhận thức đầy đủ, tôn trọng và vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan của KTTT, thông lệ quốc tế, phù hợp với điều kiện phát triển của Việt Nam.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
4
0
Bùi Thị Kim Ngọc
01/11/2021 10:27:22

Để hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cần tập trung vào những nội dung sau:

Thống nhất và nâng cao nhận thức về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xác định “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”(14). Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó: kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác không ngừng được củng cố, phát triển; kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển phù hợp với chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Kinh tế nhà nước là công cụ, lực lượng vật chất quan trọng đế Nhà nước ổn định kinh tế vĩ mô, định hướng, điều tiết, dẫn dắt thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, khắc phục các khuyết tật của cơ chế thị trường. Các nguồn lực kinh tế của Nhà nước được sử dụng phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển đất nước và cơ bản được phân bổ theo cơ chế thị trường.

Tiếp tục hoàn thiện đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn. Xây dựng và thực thi pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch nâng cao chất lượng, hiệu quả quản trị quốc gia. Xây dựng khung khổ pháp luật, môi trường thuận lợi thúc đẩy phát triển, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, phát triển kinh tế số; hỗ trợ, khuyến khích sự ra đời, hoạt động của những lĩnh vực mới, mô hình kinh doanh mới. Tập trung sửa đổi những quy định mâu thuẫn, chồng chéo, cản trở phát triển kinh tế. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, phân cấp, phân quyền, ủy quyền gắn với tăng cường kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm cá nhân và nâng cao trách nhiệm phối hợp giữa các cấp, các ngành.


Xây dựng, hoàn thiện khung khổ pháp lý, thử nghiệm cơ chế thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, kinh tế số, phát triển các mô hình kinh tế mới, khởi nghiệp sáng tạo (Trong ảnh: Mô hình sản xuất đông trùng hạ thảo ở tỉnh Bạc Liêu)_Ảnh: Tư liệu

“Phát triển đầy đủ và đồng bộ thị trường các yếu tố sản xuất, nhất là các thị trường quyền sử dụng đất, khoa học, công nghệ. Bảo đảm đầy đủ quyền tự do, an toàn trong hoạt động kinh doanh; huy động, phân bổ, sử dụng hiệu quả các nguồn lực theo nguyên tắc thị trường”(15). Xây dựng, hoàn thiện khung khổ pháp lý, thử nghiệm cơ chế, chính sách đặc thù để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, kinh tế số, phát triển các mô hình kinh tế mới, khởi nghiệp sáng tạo, cung cấp dịch vụ công, quản lý và bảo vệ môi trường... Nhà nước thực hiện tốt chức năng xây dựng và quản lý thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách, phân bổ nguồn lực theo cơ chế thị trường. Bảo vệ quyền sở hữu tài sản hợp pháp và quyền tự do kinh doanh, thực thi hợp đồng của người dân, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Sử dụng thể chế, các nguồn lực, công cụ điều tiết, cơ chế, chính sách phân phối, phân phối lại để phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm an sinh, nâng cao phúc lợi xã hội và bảo vệ môi trường.

Có thể khẳng định, lý luận và thực tiễn nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là sự sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Mới đây, trong bài viết: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Đưa ra quan niệm phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một đột phá lý luận rất cơ bản và sáng tạo của Đảng ta, là thành quả lý luận quan trọng qua 35 năm thực hiện đường lối đổi mới, xuất phát từ thực tiễn Việt Nam và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của thế giới”(16). Điều này không chỉ tạo tiền đề xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Việt Nam mà còn góp phần bổ sung, phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê-nin trong thời đại mới.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Tổng hợp Đại học mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo