Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Sự tài tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước những khó khăn của đất nước sau cách mạng Tháng 8 / 1945?

Sự tài tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước những khó khăn của đất nước sau cách mạng Tháng 8/1945?

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
365
1
0
Linh Phạm
21/07/2021 17:12:09
+5đ tặng
Chủ tịch Hồ Chí Minh với Cách mạng Tháng Tám 
Cách đây 75 năm, vào mùa Thu lịch sử năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta đã làm nên cuộc Cách mạng Tháng Tám “long trời lở đất”. Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa (nay là nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam), mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc: Kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. Nước ta từ một nước thuộc địa, nửa phong kiến trở thành một nước độc lập, một nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình. Đây là một trong những thắng lợi nổi bật vĩ đại nhất của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng. Thắng lợi này cũng gắn liền trực tiếp với công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.


Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là nơi hội tụ tình cảm, niềm tin cả nước

Ngày 28/1/1941, sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, cứu dân, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở về Tổ quốc, cùng với Trung ương Đảng trực tiếp lãnh đạo lãnh đạo cách mạng nước ta đi đến Cách mạng Tháng Tám thành công. Nhớ lại sự kiện trọng đại này, ta lại nhớ những dòng thơ trào dâng cảm xúc của nhà thơ Tố Hữu: “Bác đã về đây, Tổ quốc ơi!/ Nhớ thương, hòn đất ấm hơi Người/ Ba mươi năm ấy, chân không nghỉ/ Mà đến bây giờ mới tới nơi” (“Theo chân Bác”).

Tháng 5/1941, tại Pác Bó, Người chủ trì Hội nghị Trung ương lần thứ 8 của Đảng Cộng sản Đông Dương. Hội nghị đã quyết định cần giương cao hơn nữa ngọn cờ giải phóng dân tộc bởi “Trong lúc này quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới sự sinh tử, tồn vong của quốc gia, của dân tộc. Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn nǎm cũng không đòi lại được”1. Điều này đã cho thấy sự đúng đắn, sáng tạo của Đảng và Bác trong giải quyết mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, giữa độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội trong điều kiện cụ thể của Việt Nam.

 


Ngày 19/8/1945, Tổng khởi nghĩa ở Hà Nội, các lực lượng quần chúng cách mạng đánh chiếm Bắc Bộ Phủ (Ảnh tư liệu)

Nhờ việc hoàn chỉnh sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược, vạch ra được những chính sách cụ thể, sát hợp nhằm giải quyết mục tiêu số 1 của cách mạng là độc lập dân tộc nên Đảng và Bác đã tập trung được các lực lượng cách mạng, không phân biệt thợ thuyền, dân cày, phú nông, địa chủ, tư bản bản xứ… cùng đoàn kết trong Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh), tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân tộc rộng rãi, vững chắc góp phần quyết định vào thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám. Thành lập Mặt trận Việt Minh là một sáng tạo đặc sắc của Bác, thể hiện rõ nét tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc của Người. Ðảng lãnh đạo Mặt trận bằng cách đưa quan điểm, chính sách vào các đoàn thể và hoạt động của Mặt trận và thông qua các đảng viên tham gia Mặt trận và đoàn thể.

Với sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng, cần thiết phải thúc đẩy xây dựng lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang để đi tới tổng khởi nghĩa. Ngày 22/12/1944, lãnh tụ Hồ Chí Minh thay mặt Trung ương Đảng ra Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân. Cần phải động viên toàn dân, vũ trang toàn dân, phát triển mạnh mẽ các đội vũ trang ở địa phương, phối hợp tác chiến, thúc đẩy đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang của quần chúng. Đây là tổ chức tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam hùng mạnh, mang bản chất “Bộ đội Cụ Hồ”: “Trung với nước, hiếu với dân. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành. Khó khăn nào cũng vượt qua. Kẻ thù nào cũng đánh thắng”, góp sức cùng với dân tộc bách chiến, bách thắng.

Trước tình hình quốc tế và trong nước có nhiều thuận lợi, Đảng ta đã có những quyết sách nhằm đẩy mạnh công tác chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền. Ngày 9/3/1945, phát xít Nhật làm cuộc đảo chính, hất cẳng Pháp. Ngay trong đêm đó, Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng mở rộng quyết định phát động một cao trào cách mạng làm tiền đề cho tổng khởi nghĩa, thay đổi các hình thức tuyên truyền, cổ động, tổ chức và đấu tranh cho thích hợp. Tháng 3/1945, Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Tháng 4/1945, Trung ương triệu tập Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ, quyết định nhiều vấn đề quan trọng, thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam giải phóng quân. Ngày 16/4/1945, Tổng bộ Việt Minh ra Chỉ thị tổ chức các Ủy ban Dân tộc giải phóng các cấp và chuẩn bị thành lập Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam, tức Chính phủ lâm thời cách mạng Việt Nam.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
dogfish ✔
21/07/2021 17:15:43
+4đ tặng

Sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, đầu năm 1941, Hồ Chí Minh về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Người đặt đại bản doanh ở Pắc Bó (Cao Bằng), tiến hành xây dựng các đoàn thể cứu quốc, tổ chức thí điểm Mặt trận Việt Minh, mở lớp huấn luyện ngắn hạn cho cán bộ, triệu tập và chủ trì Hội nghị Trung ương 8 (khóa I).

Tại Hội nghị, Người phân tích với những nhận định sáng suốt về tình hình quốc tế và trong nước, cho nên hội nghị có cơ sở thống nhất quan điểm sự chuyển hướng chiến lược cách mạng Việt Nam; xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận của lực lượng dân chủ thế giới; đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu; thông qua Tuyên ngôn, Chương trình và Điều lệ của Mặt trận Việt Minh... Những văn kiện trên thể hiện sự thống nhất quan điểm của Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng ta. Thành lập Mặt trận Việt Minh là quyết định sáng suốt của Hồ Chí Minh, một bảo đảm cho thành công của Cách mạng Tháng Tám.

Với nhãn quan chính trị sắc bén, Hồ Chí Minh quyết định phải tranh thủ Đồng minh. Tháng 8-1942, Người đi Trung Quốc. Lúc này, Quốc dân Đảng Trung Hoa dựa vào tổ chức Việt Cách để thực hiện kế hoạch “Hoa quân nhập Việt”. Giao thiệp với Quốc dân Đảng Trung Hoa, Người phân tích cho họ thấy, ở Việt Nam chỉ có Việt Minh là tổ chức có lực lượng lớn, có đông quần chúng, muốn “nhập Việt” thì phải hợp tác với Việt Minh, đồng thời khẳng định cách mạng Việt Nam là một lực lượng dân chủ chống phát xít. Người còn quyết định gặp đại diện Mỹ ở Côn Minh, nói rõ, Việt Minh đã lớn mạnh, muốn hợp tác với Mỹ cùng chống Nhật và mong có sự công nhận chính thức đối với Việt Minh. Đại diện Mỹ cảm ơn và tặng Người một số thuốc men. Ngày 9-3-1945, Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương, làm cho Mỹ không nắm được tin tức. Trước tình hình đó, Bộ Chỉ huy Mỹ ở Côn Minh cử đại diện đến gặp Người để bàn phương thức hợp tác. Từ đó, Mỹ cung cấp cho Việt Minh một số vũ khí, thuốc men, huấn luyện kỹ thuật trận địa cho lực lượng vũ trang Việt Minh. Còn Việt Minh thông tin về hoạt động của quân Nhật và đã cứu giúp 17 phi công Mỹ rơi trên đất ta, v.v. Quyết định giao thiệp với Quốc dân Đảng Trung Hoa và Mỹ trong năm 1945 là minh chứng cho quan điểm của Người là tranh thủ mọi lực lượng có thể tranh thủ, nhằm thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc.

Với tầm nhìn chiến lược, ngay từ cuối năm 1944, Người chỉ rõ: “Phe xâm lược gần đến ngày bị tiêu diệt. Các Đồng minh quốc sắp tranh được sự thắng lợi cuối cùng. Cơ hội cho dân tộc ta giải phóng chỉ ở trong một năm hoặc năm rưỡi nữa. Thời gian rất gấp. Ta phải làm nhanh”. Vì thế, khi biết Liên tỉnh ủy Cao - Bắc - Lạng quyết định khởi nghĩa giành chính quyền ở địa phương, Người kịp thời ra chỉ thị hoãn ngay cuộc khởi nghĩa khi chưa có thời cơ để tránh những tổn thất. Đồng thời, Người ra chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân để có lực lượng vũ trang hỗ trợ khi tiến hành Tổng khởi nghĩa. Cuối tháng 5-1945, Người về Tân Trào (Tuyên Quang), tiến hành lập Khu giải phóng và cử ra Ủy ban cách mạng. Khu giải phóng Cao - Bắc - Lạng - Hà - Tuyên - Thái trở thành căn cứ địa cách mạng, hậu phương vững chắc để tiến tới Tổng khởi nghĩa trong cả nước. Tháng 8-1945, phát-xít Đức đầu hàng Đồng minh vô điều kiện, ở Đông Dương, quân Nhật hoảng loạn, phong trào cách mạng cả nước sục sôi, những điều kiện cho Tổng khởi nghĩa đã chín muồi. Người nói: “Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”. Người chỉ thị phải tiến hành ngay “Hội nghị toàn quốc của Đảng” và “Đại hội đại biểu quốc dân” ở Tân Trào. Ngày 13-8, “Hội nghị toàn quốc của Đảng” khai mạc, chủ trương phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trước khi quân Đồng minh vào giải giáp quân Nhật. Ngày 15-8, được tin quân Nhật đầu hàng Đồng minh vô điều kiện, Người đề nghị Hội nghị kết thúc nhanh để các đại biểu trở về địa phương tiến hành Tổng khởi nghĩa. Cùng ngày, Người gửi bức điện tới đại diện Mỹ ở Côn Minh yêu cầu Liên hợp quốc thực hiện lời hứa cho các dân tộc được hoàn toàn độc lập. Chiều 16-8, “Đại hội đại biểu quốc dân” khai mạc và họp đến ngày 17-8 dưới sự chủ trì của Người, thông qua Mười chính sách của Việt Minh, bầu ra Ủy ban dân tộc giải phóng. Ngay sau Đại hội, Người gửi Thư kêu gọi Tổng khởi nghĩa: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”. Đáp lời kêu gọi của Người, dưới ngọn cờ Việt Minh, nhân dân ta triệu người như một tiến hành cuộc Cách mạng Tháng Tám thành công nhanh chóng, mau lẹ và ít đổ máu. Ngày 2-9-1945, Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Thành công của Cách mạng Tháng Tám gắn liền với những quyết định sáng suốt của Hồ Chí Minh.

Năm 1945, Đảng chỉ có 5.000 đảng viên đã lãnh đạo cuộc Cách mạng Tháng Tám thành công. Ngày nay, lực lượng của Đảng đã lớn mạnh, xây dựng Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh, vươn lên ngang tầm nhiệm vụ trở thành vấn đề cốt tử, đồng thời đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, xứng đáng với lòng tin yêu của toàn dân tộc, là Đảng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sáng lập và rèn luyện. Hướng tới Đại hội lần thứ XII của Đảng, toàn Đảng cần tiến hành thật tốt đại hội đảng bộ các cấp, tập trung trí tuệ đóng góp cho Dự thảo Văn kiện Đại hội lần thứ XII về chủ trương, chính sách của Đảng đạt chất lượng cao, định hướng cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới.

1
0
Hiền Minh
21/07/2021 17:28:47
+3đ tặng
Cách đây 75 năm, vào mùa Thu lịch sử năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta đã làm nên cuộc Cách mạng Tháng Tám “long trời lở đất”. Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa (nay là nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam), mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc: Kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. Nước ta từ một nước thuộc địa, nửa phong kiến trở thành một nước độc lập, một nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình. Đây là một trong những thắng lợi nổi bật vĩ đại nhất của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng. Thắng lợi này cũng gắn liền trực tiếp với công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.


Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là nơi hội tụ tình cảm, niềm tin cả nước

Ngày 28/1/1941, sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, cứu dân, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở về Tổ quốc, cùng với Trung ương Đảng trực tiếp lãnh đạo lãnh đạo cách mạng nước ta đi đến Cách mạng Tháng Tám thành công. Nhớ lại sự kiện trọng đại này, ta lại nhớ những dòng thơ trào dâng cảm xúc của nhà thơ Tố Hữu: “Bác đã về đây, Tổ quốc ơi!/ Nhớ thương, hòn đất ấm hơi Người/ Ba mươi năm ấy, chân không nghỉ/ Mà đến bây giờ mới tới nơi” (“Theo chân Bác”).

Tháng 5/1941, tại Pác Bó, Người chủ trì Hội nghị Trung ương lần thứ 8 của Đảng Cộng sản Đông Dương. Hội nghị đã quyết định cần giương cao hơn nữa ngọn cờ giải phóng dân tộc bởi “Trong lúc này quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới sự sinh tử, tồn vong của quốc gia, của dân tộc. Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn nǎm cũng không đòi lại được”1. Điều này đã cho thấy sự đúng đắn, sáng tạo của Đảng và Bác trong giải quyết mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, giữa độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội trong điều kiện cụ thể của Việt Nam.

 


Ngày 19/8/1945, Tổng khởi nghĩa ở Hà Nội, các lực lượng quần chúng cách mạng đánh chiếm Bắc Bộ Phủ (Ảnh tư liệu)

Nhờ việc hoàn chỉnh sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược, vạch ra được những chính sách cụ thể, sát hợp nhằm giải quyết mục tiêu số 1 của cách mạng là độc lập dân tộc nên Đảng và Bác đã tập trung được các lực lượng cách mạng, không phân biệt thợ thuyền, dân cày, phú nông, địa chủ, tư bản bản xứ… cùng đoàn kết trong Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh), tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân tộc rộng rãi, vững chắc góp phần quyết định vào thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám. Thành lập Mặt trận Việt Minh là một sáng tạo đặc sắc của Bác, thể hiện rõ nét tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc của Người. Ðảng lãnh đạo Mặt trận bằng cách đưa quan điểm, chính sách vào các đoàn thể và hoạt động của Mặt trận và thông qua các đảng viên tham gia Mặt trận và đoàn thể.

Với sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng, cần thiết phải thúc đẩy xây dựng lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang để đi tới tổng khởi nghĩa. Ngày 22/12/1944, lãnh tụ Hồ Chí Minh thay mặt Trung ương Đảng ra Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân. Cần phải động viên toàn dân, vũ trang toàn dân, phát triển mạnh mẽ các đội vũ trang ở địa phương, phối hợp tác chiến, thúc đẩy đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang của quần chúng. Đây là tổ chức tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam hùng mạnh, mang bản chất “Bộ đội Cụ Hồ”: “Trung với nước, hiếu với dân. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành. Khó khăn nào cũng vượt qua. Kẻ thù nào cũng đánh thắng”, góp sức cùng với dân tộc bách chiến, bách thắng.

Trước tình hình quốc tế và trong nước có nhiều thuận lợi, Đảng ta đã có những quyết sách nhằm đẩy mạnh công tác chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền. Ngày 9/3/1945, phát xít Nhật làm cuộc đảo chính, hất cẳng Pháp. Ngay trong đêm đó, Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng mở rộng quyết định phát động một cao trào cách mạng làm tiền đề cho tổng khởi nghĩa, thay đổi các hình thức tuyên truyền, cổ động, tổ chức và đấu tranh cho thích hợp. Tháng 3/1945, Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Tháng 4/1945, Trung ương triệu tập Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ, quyết định nhiều vấn đề quan trọng, thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam giải phóng quân. Ngày 16/4/1945, Tổng bộ Việt Minh ra Chỉ thị tổ chức các Ủy ban Dân tộc giải phóng các cấp và chuẩn bị thành lập Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam, tức Chính phủ lâm thời cách mạng Việt Nam.Sau 30 năm ở nước ngoài, đầu năm 1941, Hồ Chí Minh về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Người đặt đại bản doanh ở Pắc Bó (Cao Bằng), tiến hành xây dựng các đoàn thể cứu quốc, tổ chức thí điểm Mặt trận Việt Minh, mở lớp huấn luyện ngắn hạn cho cán bộ, triệu tập và chủ trì Hội nghị Trung ương 8 (khóa I).

 

Tại Hội nghị, Người phân tích với những nhận định sáng suốt về tình hình quốc tế và trong nước, cho nên hội nghị có cơ sở thống nhất quan điểm sự chuyển hướng chiến lược cách mạng Việt Nam; xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận của lực lượng dân chủ thế giới; đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu; thông qua Tuyên ngôn, Chương trình và Điều lệ của Mặt trận Việt Minh... Những văn kiện trên thể hiện sự thống nhất quan điểm của Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng ta. Thành lập Mặt trận Việt Minh là quyết định sáng suốt của Hồ Chí Minh, một bảo đảm cho thành công của Cách mạng Tháng Tám.

Với nhãn quan chính trị sắc bén, Hồ Chí Minh quyết định phải tranh thủ Đồng minh. Tháng 8-1942, Người đi Trung Quốc. Lúc này, Quốc dân Đảng Trung Hoa dựa vào tổ chức Việt Cách để thực hiện kế hoạch “Hoa quân nhập Việt”. Giao thiệp với Quốc dân Đảng Trung Hoa, Người phân tích cho họ thấy, ở Việt Nam chỉ có Việt Minh là tổ chức có lực lượng lớn, có đông quần chúng, muốn “nhập Việt” thì phải hợp tác với Việt Minh, đồng thời khẳng định cách mạng Việt Nam là một lực lượng dân chủ chống phát xít. Người còn quyết định gặp đại diện Mỹ ở Côn Minh, nói rõ, Việt Minh đã lớn mạnh, muốn hợp tác với Mỹ cùng chống Nhật và mong có sự công nhận chính thức đối với Việt Minh. Đại diện Mỹ cảm ơn và tặng Người một số thuốc men. Ngày 9-3-1945, Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương, làm cho Mỹ không nắm được tin tức. Trước tình hình đó, Bộ Chỉ huy Mỹ ở Côn Minh cử đại diện đến gặp Người để bàn phương thức hợp tác. Từ đó, Mỹ cung cấp cho Việt Minh một số vũ khí, thuốc men, huấn luyện kỹ thuật trận địa cho lực lượng vũ trang Việt Minh. Còn Việt Minh thông tin về hoạt động của quân Nhật và đã cứu giúp 17 phi công Mỹ rơi trên đất ta, v.v. Quyết định giao thiệp với Quốc dân Đảng Trung Hoa và Mỹ trong năm 1945 là minh chứng cho quan điểm của Người là tranh thủ mọi lực lượng có thể tranh thủ, nhằm thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc.

Với tầm nhìn chiến lược, ngay từ cuối năm 1944, Người chỉ rõ: “Phe xâm lược gần đến ngày bị tiêu diệt. Các Đồng minh quốc sắp tranh được sự thắng lợi cuối cùng. Cơ hội cho dân tộc ta giải phóng chỉ ở trong một năm hoặc năm rưỡi nữa. Thời gian rất gấp. Ta phải làm nhanh”. Vì thế, khi biết Liên tỉnh ủy Cao - Bắc - Lạng quyết định khởi nghĩa giành chính quyền ở địa phương, Người kịp thời ra chỉ thị hoãn ngay cuộc khởi nghĩa khi chưa có thời cơ để tránh những tổn thất. Đồng thời, Người ra chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân để có lực lượng vũ trang hỗ trợ khi tiến hành Tổng khởi nghĩa. Cuối tháng 5-1945, Người về Tân Trào (Tuyên Quang), tiến hành lập Khu giải phóng và cử ra Ủy ban cách mạng. Khu giải phóng Cao - Bắc - Lạng - Hà - Tuyên - Thái trở thành căn cứ địa cách mạng, hậu phương vững chắc để tiến tới Tổng khởi nghĩa trong cả nước. Tháng 8-1945, phát-xít Đức đầu hàng Đồng minh vô điều kiện, ở Đông Dương, quân Nhật hoảng loạn, phong trào cách mạng cả nước sục sôi, những điều kiện cho Tổng khởi nghĩa đã chín muồi. Người nói: “Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”. Người chỉ thị phải tiến hành ngay “Hội nghị toàn quốc của Đảng” và “Đại hội đại biểu quốc dân” ở Tân Trào. Ngày 13-8, “Hội nghị toàn quốc của Đảng” khai mạc, chủ trương phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trước khi quân Đồng minh vào giải giáp quân Nhật. Ngày 15-8, được tin quân Nhật đầu hàng Đồng minh vô điều kiện, Người đề nghị Hội nghị kết thúc nhanh để các đại biểu trở về địa phương tiến hành Tổng khởi nghĩa. Cùng ngày, Người gửi bức điện tới đại diện Mỹ ở Côn Minh yêu cầu Liên hợp quốc thực hiện lời hứa cho các dân tộc được hoàn toàn độc lập. Chiều 16-8, “Đại hội đại biểu quốc dân” khai mạc và họp đến ngày 17-8 dưới sự chủ trì của Người, thông qua Mười chính sách của Việt Minh, bầu ra Ủy ban dân tộc giải phóng. Ngay sau Đại hội, Người gửi Thư kêu gọi Tổng khởi nghĩa: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”. Đáp lời kêu gọi của Người, dưới ngọn cờ Việt Minh, nhân dân ta triệu người như một tiến hành cuộc Cách mạng Tháng Tám thành công nhanh chóng, mau lẹ và ít đổ máu. Ngày 2-9-1945, Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Thành công của Cách mạng Tháng Tám gắn liền với những quyết định sáng suốt của Hồ Chí Minh.

Năm 1945, Đảng chỉ có 5.000 đảng viên đã lãnh đạo cuộc Cách mạng Tháng Tám thành công. Ngày nay, lực lượng của Đảng đã lớn mạnh, xây dựng Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh, vươn lên ngang tầm nhiệm vụ trở thành vấn đề cốt tử, đồng thời đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, xứng đáng với lòng tin yêu của toàn dân tộc, là Đảng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sáng lập và rèn luyện. Hướng tới Đại hội lần thứ XII của Đảng, toàn Đảng cần tiến hành thật tốt đại hội đảng bộ các cấp, tập trung trí tuệ đóng góp cho Dự thảo Văn kiện Đại hội lần thứ XII về chủ trương, chính sách của Đảng đạt chất lượng cao, định hướng cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×