LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Việt nam xây dựng lực lượng sản xuất để làm gì? Cho ví dụ

việt nam xây dựng lực lượng sản xuất để làm gì ? Cho ví dụ
2 trả lời
Hỏi chi tiết
297
1
0
Bngann
28/07/2021 15:02:37
+5đ tặng

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
dogfish ✔
03/08/2021 17:01:12

Khoa học - công nghệ là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong phát triển lực lượng sản xuất ở Việt Nam. Những thành tựu của khoa học, công nghệ đã góp phần đáng kể trong việc phát triển tư liệu sản xuất, trước hết là cải biến những công cụ lao động cả trong lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp.

Trong thời gian qua, với xu thế toàn cầu hóa, sự chuyển giao và hội nhập quốc tế về khoa học, công nghệ đã khiến nền kinh tế nước ta phát triển mạnh mẽ. Những công cụ lao động giản đơn mang tính chất tiểu thủ công nghiệp đã được thay thế bằng những dây chuyền máy móc thiết bị tối tân, hiện đại. Sức lao động của con người được giải phóng, lao động chân tay dần được thay thế bởi lao động trí óc, lao động giản đơn dần được thay thế bằng sự chuyên môn hóa ngày càng cao. Những sự thay đổi lớn lao của công cụ sản xuất đã làm cho năng suất lao động tăng vượt bậc, khối lượng sản phẩm làm ra ngày càng nhiều và có chất lượng cao. Cũng nhờ sự phát triển của công cụ sản xuất, nền kinh tế nước ta đang có sự chuyển dịch lớn mạnh về cơ cấu kinh tế. Trong những năm gần đây, tỉ trọng đóng góp của các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ có xu hướng tăng mạnh hơn so với các ngành nông nghiệp. Từ một nước thuần nông, Việt Nam đã xây dựng được nhiều nhà máy, xí nghiệp có những dây chuyền công nghệ tiến tiến; nhiều khu chế xuất công nghệ cao. Tuy nhiên, so với nhiều quốc gia khác trên khu vực và trên thế giới, là một nước đi sau nên nhìn chung nền sản xuất công nghiệp của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, những ngành công nghiệp chế tạo chưa thực sự phát triển, mới phát triển những ngành công nghiệp lắp ráp theo dây chuyền công nghệ của nước ngoài, mức độ hiện đại hóa trong các ngành công nghiệp chưa đồng đều giữa các ngành và giữa các địa phương trong cả nước, tính cạnh tranh của các mặt hàng sản xuất công nghiệp nhìn chung còn thấp nên giá thành không cao, nhất là những ngành vốn là thế mạnh của nước ta như dệt may, da giày, khoáng sản…

Theo Báo cáo chỉ số đổi mới toàn cầu năm 2014 của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), chỉ số đổi mới công nghệ của Việt Nam đứng thứ 71/143 nước, đứng thứ 4 trong số các nước thuộc khối ASEAN. Tuy nhiên, việc nghiên cứu, phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất còn nhiều hạn chế. Trình độ cơ khí hóa, tự động hóa và tin học hóa của nhiều ngành kinh tế nhìn chung còn nhiều hạn chế. Theo điều tra các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, chế tạo năm 2015, khoảng 57% doanh nghiệp có công nghệ thấp, 31% doanh nghiệp có công nghệ trung bình, 12% doanh nghiệp có công nghệ cao. Trong khi các nước trong khu vực đều có tỷ trọng đầu tư cao cho khoa học, công nghệ trong sản xuất thì mức đầu tư của Việt Nam còn khá khiêm tốn: từ năm 2006 - 2016, tỷ lệ đầu tư cho khoa học, công nghệ mới chỉ chiếm khoảng 0,6% GDP. Trong vòng 10 năm, tỷ lệ này chỉ tăng từ 0,48% GDP lên 0,51% GDP. Bởi vậy, qua hơn 30 năm đổi mới, nền công nghiệp Việt Nam vẫn chỉ dừng lại ở trình độ gia công.

Thực trạng kết cấu hạ tầng phục vụ cho phát triển lực lượng sản xuất ở Việt Nam

Ngoài việc ứng dụng những thành tựu của khoa học - công nghệ hiện đại vào sản xuất, cải tiến công cụ lao động và mở rộng đối tượng lao động; các phương tiện lao động của nước ta cũng có những bước phát triển đáng kể. Điều đó được thể hiện rõ nét nhất qua sự phát triển của kết cấu hạ tầng phục vụ cho sản xuất. Kết cấu hạ tầng chính là cái “cốt vật chất” của các lĩnh vực kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia. Trong lĩnh vực sản xuất vật chất, kết cấu hạ tầng không chỉ giúp cho việc lưu thông hàng hóa, hiện đại hóa quá trình sản xuất mà còn là động lực thúc đẩy quá trình sản xuất phát triển.

Hiện nay, ở nước ta đã hình thành được hầu hết các trục đường bộ từ Bắc đến Nam, từ Đông sang Tây, không chỉ nối liền các vùng kinh tế trong cả nước mà còn đảm bảo thông thương với các nước láng giềng. Đặc biệt, trong những năm gần đây, nhiều tuyến đường cao tốc từ các tỉnh, thành phố trung tâm đã được xây dựng như Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh - Vũng Tàu, Đà Nẵng - Dung Quất... làm giảm đáng kể thời gian vận chuyển, lưu thông hàng hóa từ 30-50%. Hơn nữa, nhiều cây cầu đã được xây dựng như cầu Cần Thơ, cầu Nhật Tân, cầu Thanh Trì... góp phần quan trọng trong việc hiện đại hóa nền kinh tế đất nước.

Về giao thông đường biển, nước ta có 49 cảng biển, 166 bến cảng, 350 cầu cảng, năng lực thông quan khoảng 350-370 triệu tấn/năm. Đặc biệt, quá trình vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa cũng đã được hiện đại hóa đáng kể bằng việc thay thế sức lao động của con người thành những máy móc, cẩu nâng tự động hóa. Điều đó góp phần đáng kể trong việc thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững của các ngành kinh tế biển ở nước ta.

Về giao thông đường không, Việt Nam đang đưa vào khai thác 21 sân bay, trong đó có 10 cảng hàng không quốc tế, số lượng hành khách tăng mạnh từ 4,9 triệu khách năm 2000 lên đến 56,8 triệu khách năm 2014. Như vậy, chỉ chưa đến 15 năm, số lượng hành khách đã tăng lên hơn 10 lần. Giao thông hàng không cũng góp phần quan trọng trong việc vận chuyển, lưu thông hàng hóa giữa các vùng kinh tế trọng điểm trong cả nước và với các nước khác trên thế giới.

Về giao thông đường sắt, mạng lưới đường sắt của nước ta có tổng chiều dài là 3.143 km, trong đó có 2.531 km tuyến chính, 612 km đường nhánh và đường ga. Giao thông đường sắt nước ta góp phần quan trọng trong việc vận chuyển hành khách và hàng hóa từ thủ độ Hà Nội đến các vùng trong cả nước.

Như vậy, hạ tầng giao thông của nước ta không chỉ đảm bảo sự lưu thông giữa các vùng kinh tế mà còn là đòn bẩy để thúc đẩy sản xuất phát triển và hội nhập quốc tế. Ngoài hạ tầng giao thông, hạ tầng thông tin, điện, nước... cũng có những bước tiến đáng kể, đảm bảo nhu cầu thông thông liên lạc, duy trì và phát triển sản xuất.

Mặc dù đã đạt được những thành tựu to lớn, nhưng việc xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất ở nước ta vẫn còn bộc lộ nhiều điểm yếu kém như hệ thống kết cấu hạ tầng thiếu tính đồng bộ và mất cân đối đáng kể giữa các vùng miền. Hệ thống kết cấu hạ tầng ở các thành phố lớn như thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh khá hiện đại nhưng ở các vùng nông thôn, miền núi, hải đảo còn lạc hậu, yếu kém, chất lượng hạn chế; công tác quản lý, khai thác và sử dụng dịch vụ hạ tầng còn nhiều bất cập. Vì vậy, xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ được Đảng ta xác định là một trong những bước đột phá chiến lược trong việc phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển lực lượng sản xuất hiện đại nói riêng.

Thực trạng đội ngũ người lao động trong lực lượng sản xuất ở Việt Nam

Tính đến năm 2015, Việt Nam có dân số trên 93 triệu người, đứng thứ 13 thế giới, thứ 7 châu Á và thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á. Dân số phân bố không đều giữa các vùng miền trong cả nước và có sự khác biệt lớn về trình độ theo vùng. Trong cơ cấu dân số Việt Nam, cư dân nông thôn chiếm khoảng 68% dân số. Trong số trên 93 triệu người, cả nước có 69,3 triệu người từ 15 tuổi trở lên, trong đó có 53,7 triệu người tham gia vào lực lượng lao động, chiếm 77,7% dân số, trong đó 70,2% tập trung ở nông thôn. Hàng năm ở nước ta, trung bình có khoảng hơn 1 triệu thanh niên bước vào tuổi lao động.

Hiện nay, Việt Nam là nước có cơ cấu dân số trẻ, đang ở thời kỳ dân số vàng. Trong số 53,7 triệu lao động có đến 50,2% số người có độ tuổi từ 15 đến 39. Với nguồn lao động trẻ dồi dào, Việt Nam đang có lợi thế lớn để phát triển lực lượng sản xuất, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền sản xuất hiện đại, thúc đẩy nền kinh tế của đất nước. Nguồn lao động trẻ sẽ gặp nhiều thuận lợi trong việc tiếp thu những tiến bộ của khoa học, công nghệ vào sản xuất; thích ứng và bắt nhịp nhanh với quá trình sản xuất đòi hỏi công nghệ cao, áp lực lớn và thích ứng được việc thay đổi nghề nghiệp, điều kiện làm việc theo yêu cầu của quá trình sản xuất.

Theo số liệu thống kê năm 2015, trong tổng số 53,7 triệu người từ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động của nước ta, có 9,99 triệu người đã qua đào tạo, chiếm 18,6% trong tổng số lao động trên cả nước, trong đó ở thành thị là 33,7%, gấp 3 lần tỷ lệ này ở khu vực nông thôn là 11,2%, phân theo giới tính tỷ lệ này là 20,3% đối với nam và 15,4% đối với nữ . Trong những năm gần đây, tỉ lệ lao động có trình độ đại học của lực lượng lao động trực tiếp không ngừng tăng lên. Năm 2012, trung bình cả nước có 4,7%, năm 2013 là 5,8%, đến năm 2014, tỷ lệ này là 6,2%. Sự tăng lên không ngừng của đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn đã bước đầu đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của nền sản xuất hiện đại trong việc ứng dụng những thành tựu của khoa học, công nghệ vào việc cải tạo nền sản xuất theo hướng hiện đại.

Một trong những đặc điểm nổi bật của con người Việt Nam trong lịch sử là sự cần cù, linh hoạt, sáng tạo. Đó cũng chính là ưu điểm của người lao động nước ta hiện nay. Nhờ đó, người lao động có năng lực trong việc sản xuất những mặt hàng đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ, có độ tinh xảo cao. Cũng với tính cần cù, chăm chỉ, ngày nay số lượng lao động Việt Nam làm việc trong các ngành công nghiệp lắp ráp công nghệ cao cũng chiếm tỉ lệ khá lớn. Do quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong những năm gần đây, ở Việt Nam có rất nhiều các công ty, nhà máy lớn được xây dựng do các tập đoàn kinh tế lớn bỏ vốn như Sam Sung, Toyota, Deawoo... Các chủ đầu tư của những công ty đó đã nhìn thấy ưu điểm nổi bật của nguồn lao động nước ta là sự cần cù, chăm chỉ, khéo léo. Nhờ đó, cơ cấu lao động của Việt Nam đã có sự chuyển biến theo hướng tích cực, giảm dần tỉ lệ lao động nông nghiệp, tăng lên đáng kể tỉ lệ lao động công nghiệp, góp phần giải quyết tình trạng thiếu việc làm cho lao động ở nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.

Tuy nhiên, do nền kinh tế phát triển của Việt Nam chưa thực sự phát triển nên việc đầu tư cho công tác y tế chăm sóc sức khỏe nhân dân nhìn chung còn thấp. Hiện nay, chi tiêu của Chính phủ còn khá thấp so với nhu cầu khám chữa bệnh của người lao động: “Chi tiêu của chính phủ cho công tác chỉ tương đương với 2,8% GDP. Hơn 50% chi tiêu cho y tế chính là chi tiêu từ túi tiền của bệnh nhân. Chi tiêu công cho y tế chiếm khoảng 8,7% chi tiêu công ở Việt Nam so với mức 14,1% ở Thái Lan và 9,9% ở Trung Quốc”. Mức đầu tư cho công tác y tế còn thấp cũng đã ảnh hưởng đáng kể đến việc khám chữa bệnh và công tác bảo hiểm y tế cho người lao động. Ngoài ra, vấn đề an toàn, vệ sinh lao động cũng đang là một trong những yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe, thể lực của người lao động cả trong lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp ở nước ta hiện nay.

Một trong những yêu cầu quan trọng hàng đầu của sự phát triển lực lượng sản xuất hiện đại là tỉ lệ những người lao động đã qua đào tạo, lao động tay có tay nghề, có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm đa số nhưng ở Việt Nam hiện nay, mặc dù đã tăng lên đáng kể nhưng so với nhu cầu hiện tại của nền sản xuất, tỷ lệ đó còn khá thấp. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam chỉ đạt 3,79 điểm (thang điểm 10), xếp thứ 11 trong 12 nước ở châu Á được tham gia xếp hạng; thiếu nhiều chuyên gia trình độ cao, thiếu công nhân lành nghề; chỉ số Kinh tế Tri thức ( KEI) của nước ta còn thấp, chỉ đạt 3,02 điểm, xếp thứ 102/133 quốc gia được phân loại; lao động nông thôn chủ yếu chưa được đào tạo nghề, năng suất lao động thấp. Đây là những thách thức lớn đối với nước ta trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất nhằm đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức.

Sau hơn 30 năm đổi mới, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở Việt Nam đã có nhiều thay đổi đáng kể như trình độ của tư liệu sản xuất, nhất là công cụ lao động được cải tiến; khoa học - công nghệ được ứng dụng nhiều vào sản xuất; trình độ, kỹ năng của người lao động không ngừng tăng lên nhưng so với yêu cầu của nền sản xuất hiện đại, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Do đó, cần có những giải pháp thiết thực, hiệu quả nhằm phát triển lực lượng sản xuất ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Giáo dục Công dân Đại học mới nhất
Trắc nghiệm Giáo dục Công dân Đại học mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư