LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Làm gì để trở thành một lao động trong thời kỳ hội nhập

Mng giúp em với ạ
Làm gì để trở thành một lao động trong thời kỳ hội nhập ?
2 trả lời
Hỏi chi tiết
177
1
0
Chou
30/07/2021 08:59:04
+5đ tặng
Để trở thành người lao động tốt, công dân có ích cho xã hội, ngay từ bây giờ em cần phải cố gắng học tập, tiếp thu kiến thức để sau này có thể vận dụng. Bên cạnh đó, cần phải tu dưỡng đạo đước, sống lành mạnh, rèn luyện toàn diện để thành một người công dân tốt. Ngoài ra, chăm chỉ lao động, làm việc theo sức của mình. Bởi Bác Hồ đã từng nói “lao động là vinh quang”, “tuổi nhỏ làm việc nhỏ”.

 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
dogfish ✔
30/07/2021 09:05:44
+4đ tặng

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã xác định 8 phương hướng cơ bản của cách mạng Việt Nam, trong đó phương hướng thứ năm là: “Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế”(8). Cương lĩnh đặt ra yêu cầu: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; nâng cao vị thế của đất nước; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới”(9). Ngày 10-4-2013, Bộ Chính trị (khóa XI) đã ban hành Nghị quyết số 22-NQ/TW “Về hội nhập quốc tế”. Một trong những nhiệm vụ tổng quát mà Đại hội XII của Đảng đề ra là: “Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới”(10). Đại hội XII đề ra chủ trương: “Nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế, xây dựng và triển khai chiến lược tham gia các khu vực mậu dịch tự do với các đối tác kinh tế, thương mại quan trọng, ký kết và thực hiện hiệu quả các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới trong một kế hoạch tổng thể với lộ trình hợp lý, phù hợp với lợi ích của đất nước… Đẩy mạnh hội nhập quốc tế trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo và các lĩnh vực khác”(11). Báo cáo chính trị Đại hội XIII của Đảng đưa ra định hướng lớn bao quát những vấn đề phát triển quan trọng của đất nước trong giai đoạn 10 năm tới, trong đó “tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, có hiệu quả; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, không ngừng nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của Việt Nam. Đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ kinh tế quốc tế, tránh lệ thuộc vào một thị trường, một đối tác. Nâng cao khả năng chống chịu của nền kinh tế trước tác động tiêu cực từ những biến động của bên ngoài; chủ động hoàn thiện hệ thống phòng vệ để bảo vệ nền kinh tế, doanh nghiệp, thị trường trong nước phù hợp với các cam kết quốc tế. Thực hiện nhiều hình thức hội nhập kinh tế quốc tế với các lộ trình linh hoạt, phù hợp với điều kiện, mục tiêu của đất nước trong từng giai đoạn”(12).

Như vậy, từ Đại hội IX của Đảng đến nay, quan điểm của Đảng về “toàn cầu hóa” và “hội nhập quốc tế” ngày càng đầy đủ và đóng vai trò hết sức quan trọng đối với việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách phát triển đất nước. Từ nhận thức về “quốc tế hóa” đã phát triển thành nhận thức về “toàn cầu hóa kinh tế” và đi đến nhận thức về “toàn cầu hóa”. Trên cơ sở thực tiễn về “toàn cầu hóa”, Đảng và Nhà nước ta đưa ra chủ trương “chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực”, “chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác” và ngày nay là chủ trương “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế”, “nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế”, “đẩy mạnh hội nhập quốc tế trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo và các lĩnh vực khác”.


Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân gửi thông điệp tới phiên họp cấp cao kỷ niệm 25 năm Hội nghị Thế giới về Phụ nữ lần thứ IV với chủ đề: “Thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho tất cả phụ nữ và trẻ em gái”(trong khuôn khổ Tuần lễ cấp cao của Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 75), ngày 10-1-2020_Ảnh: TTXVN

… đến bối cảnh mới của “toàn cầu hóa” hiện nay

Những năm gần đây, ở Việt Nam, cũng như trên thế giới, có ý kiến cho rằng, “toàn cầu hóa” đang chững lại; thậm chí có ý kiến đề cập đến “phi toàn cầu hóa”. Luồng ý kiến này nhấn mạnh đến xu hướng gia tăng hoạt động bảo hộ ở nhiều nước trên thế giới, đến cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc và những tranh chấp về thương mại giữa các trung tâm kinh tế lớn của thế giới, đến việc Mỹ đe dọa rút và đã rút khỏi một vài định chế quốc tế... Do vậy, câu hỏi đặt ra hiện nay là phải chăng toàn cầu hóa đang chững lại? Việc trả lời câu hỏi này là một trong những cơ sở căn bản để Đại hội XIII của Đảng hoạch định đường lối phát triển đất nước trong những năm tiếp theo.

Xét về bản chất, “toàn cầu hóa” là quá trình hình thành nên “cái toàn cầu”, phân biệt với “cái khu vực” (chỉ liên quan đến những khu vực địa - kinh tế - chính trị nhất định trên thế giới), “cái phe, khối” (chỉ liên quan đến các tập hợp lực lượng trên thế giới), “cái quốc gia - dân tộc” (chỉ liên quan đến từng đất nước). Xã hội loài người ngày nay, với nền kinh tế thế giới, nền chính trị thế giới và nền văn minh nhân loại, cho thấy toàn cầu hóa đã tiến rất xa và sâu rộng; đồng thời, khẳng định “toàn cầu hóa” thực sự là một xu thế khách quan, không thể đảo ngược. Điều rõ ràng là, dù còn rất nhiều hạn chế, khiếm khuyết hay khuyết tật... trong cả ba hệ thống lớn nói trên, nhưng nhu cầu phát triển nội tại, tự thân của xã hội loài người chính là gốc rễ quy định xu thế toàn cầu hóa. Điều đáng chú ý là tiến trình toàn cầu hóa không diễn ra một cách tuyến tính, mà có những bước nhảy vọt, gắn với các cuộc cách mạng trong lực lượng sản xuất xã hội loài người. Có thể khẳng định rằng, trong thời gian tới, khi cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng công nghiệp 4.0) bùng nổ, nhất định sẽ có bước nhảy vọt mới trong tiến trình toàn cầu hóa, toàn cầu hóa hoàn toàn không chững lại.

Sự gia tăng các hoạt động bảo hộ trong những năm gần đây không đồng nghĩa với việc chia cắt thị trường thế giới thành những thị trường quốc gia hay phe, khối biệt lập, không làm đứt đoạn các dòng đầu tư xuyên quốc gia, không làm mất đi các vấn đề toàn cầu nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế thế giới mà việc giải quyết chúng đòi hỏi phải tăng cường hợp tác và những nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế. Có chăng, chủ nghĩa bảo hộ chỉ đặt ra những “trở ngại” mới về thuế quan và phi thuế quan cho lưu thông hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, mà những trở ngại này luôn tồn tại trong tiến trình toàn cầu hóa. Những số liệu thống kê của thế giới về thương mại và đầu tư cho thấy rất rõ rằng, bất chấp sự gia tăng của các hoạt động bảo hộ trong những năm gần đây, thương mại thế giới và đầu tư quốc tế vẫn tăng lên.

Việc hình thành “cái toàn cầu” trong quá trình toàn cầu hóa kéo theo việc ra đời các định chế toàn cầu, như Liên hợp quốc và các tổ chức thuộc Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF)... Các định chế này không phải là “nhất thành, bất biến”, cơ chế hoạt động của chúng phải luôn cần đổi mới, cập nhật cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của “cái toàn cầu”. Đây là sự thích nghi, bảo đảm sức sống, nâng cao tính hiệu quả của các định chế quốc tế, chứ không phải và càng không thể ngăn cản tiến trình toàn cầu hóa. Bước phát triển mới của toàn cầu hóa gắn với sự bùng nổ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 tất yếu kéo theo những đổi mới, cải tổ, cải cách các định chế toàn cầu hiện có và có thể ra đời những định chế quản trị toàn cầu mới.

Yêu cầu đặt ra đối với quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay


Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc chủ trì phiên thảo luận về quan hệ hợp tác giữa Liên hợp quốc và ASEAN trong duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, tháng 1-2020_Nguồn: UN

Có thể hiểu quá trình hội nhập quốc tế của một đất nước (quốc gia) là sự tham gia vào hệ thống thế giới và trở thành một bộ phận cấu thành của chỉnh thể thế giới, trước hết là bộ phận cấu thành của “nền kinh tế thế giới”, “nền chính trị thế giới” và “nền văn minh nhân loại”. Sự tham gia ở đây là thông qua các hoạt động tương tác (hợp tác, cạnh tranh và đấu tranh...) với các bộ phận cấu thành khác nhau trong “hệ thống”, bao gồm cả việc gia nhập hay rút khỏi các “phân hệ” khác nhau trong hệ thống. Tất cả các hoạt động này đều là hoạt động có chủ đích, nhằm: 1- Phát triển quốc gia; 2- Khẳng định bản sắc quốc gia; 3- Giành vị thế xứng đáng cho quốc gia trong hệ thống; 4- Tham gia hoàn thiện và phát triển hệ thống...

Cần loại bỏ lối suy nghĩ giản đơn nhưng cũng khá phổ biến hiện nay ở Việt Nam, rằng “hội nhập quốc tế” là hình thức phát triển cao của “hợp tác quốc tế”. Vấn đề là ở chỗ “hợp tác quốc tế” và “hội nhập quốc tế” là thuộc các lớp khái niệm khác nhau. Hợp tác quốc tế chỉ là một trong nhiều phương thức tương tác giữa các nước với nhau; bên cạnh hợp tác quốc tế còn có cạnh tranh, đấu tranh, liên minh, liên kết, đối đầu, chiến tranh... Điểm cơ bản là ở chỗ, khác với khái niệm “hội nhập quốc tế”, khái niệm “hợp tác quốc tế” không đề cập tới việc cấu thành hệ thống chỉnh thể thế giới.

Để đánh giá thực trạng hội nhập quốc tế của một quốc gia, cần lấy phạm vi, mức độ tham gia và vị thế của quốc gia đó trong các mặt đời sống của cộng đồng quốc tế, trong các hệ thống thế giới làm tiêu chí:

Về chiều “rộng - hẹp”, có ba cấp độ hội nhập: Một là, hội nhập hẹp, khi quốc gia hội nhập chỉ tham gia một vài lĩnh vực trong đời sống cộng đồng quốc tế; hai là, hội nhập tương đối rộng, khi quốc gia hội nhập tham gia phần lớn các lĩnh vực trong đời sống cộng đồng quốc tế; ba là, hội nhập rộng, khi quốc gia hội nhập tham gia tất cả các lĩnh vực trong đời sống cộng đồng quốc tế.

Về chiều “nông - sâu”, cũng có ba cấp độ hội nhập: Một là, hội nhập nông, khi quốc gia hội nhập hầu như không có vị trí, vai trò trong cộng đồng quốc tế; hai là, hội nhập tương đối sâu, khi quốc gia hội nhập có vị trí, vai trò nhất định trong cộng đồng quốc tế; ba là, hội nhập sâu, khi quốc gia hội nhập có vị trí, vai trò đáng kể trong cộng đồng quốc tế. Nói theo ngôn ngữ của lý thuyết hệ thống, hội nhập sâu là trường hợp quốc gia hội nhập với tư cách là một bộ phận cấu thành hệ thống, có ảnh hưởng đáng kể đến việc hình thành và phát triển “tính trồi” (emergent) của cả hệ thống; còn hội nhập nông là trường hợp quốc gia hội nhập hầu như không có ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển “tính trồi” của cả hệ thống.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Tổng hợp Đại học mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư