Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Chứng minh Pháp luật giữ vai trò quan trọng trong đời sống xã hội

Chứng minh Pháp luật giữ vai trò quan trọng trong đời sống xã hội
 
5 trả lời
Hỏi chi tiết
2.158
1
0
Hiển
01/08/2021 14:12:09
+5đ tặng

Ngày nay, pháp luật không chỉ được nhìn nhận là của “riêng” nhà nước, công cụ để nhà nước tổ chức và quản lí xã hội, ngược lại, pháp luật đã trở thành “tài sản” chung của toàn xã hội, một loại quy tắc ứng xử đặc biệt quan trọng trong đời sống chung, yếu tố thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày. Đối với đời sống xã hội, pháp luật có những vai trò nổi bật sau đây:

Pháp luật điều tiết và định hướng sự phát triển của các quan hệ xã hội

Pháp luật không sinh ra các quan hệ xã hội, nhưng pháp luật được xem như một phương thức hữu hiệu để điều tiết và định hướng sự phát triển của các quan hệ xã hội. Có thể nói, nếu coi cuộc sống như một dòng chảy tự nhiên, thì pháp luật được xem như hai bờ của dòng chảy đó, bờ có vai trò định hướng dòng chảy, làm cho sự chảy đó không tràn lan, tùy tiện mà theo một dòng nhất định, không có bờ, nước vẫn chảy, nhưng không theo dòng. Tất nhiên, bờ phải đi theo dòng chảy, “lựa” theo dòng chảy, bờ không thể bắt dòng chảy trái quy luật. Do vậy, vai trò định hướng của pháp luật phải trên cơ sở quy luật vận động, phát triển khách quan của các quan hệ xã hội.

Pháp luật như là “hành lang”, “đường biên” cho ứng xử của con người, nó nói lên giới hạn cần thiết mà nhà nước quy định để mọi người có thể xử sự một cách tự do trong khuôn khổ nhất định. Nhờ có pháp luật, các thành viên trong xã hội nắm bắt được những hành vi nào là hợp pháp, được khuyến khích, hành vi nào là bắt buộc, hành vi nào bị ngăn cấm để từ đó có cách ứng xử phù hợp khi bắt gặp một tình huống cụ thể. Qua đó, pháp luật củng cố và tàng cường các xu hướng phát triển tích cực của các quan hệ xã hội, ngăn ngừa, loại bỏ những xu hướng phát triển tiêu cực, đảm bảo sự phát triển của xã hội phù họp với quy luật khách quan. Pháp luật ghi nhận sự tồn tại của các quan hệ xã hội phù hợp với mục đích, định hướng của nhà nước, tạo lập môi trường pháp lí thuận lợi cho sự phát triển và bảo vệ sự tồn tại của những quan hệ xã hội đó. Ngược lại, pháp luật hạn chế và loại bỏ những quan hệ xã hội lạc hậu, kìm hãm sự phát triển của đời sống, trái với mục đích, định hướng của nhà nước.

Đặc biệt trong bối cảnh có sự thay đổi lớn của đời sống xã hội, vai trò của pháp luật càng được thể hiện rõ. Sau mỗi cuộc cách mạng xã hội, kể cả các cuộc cải cách, những yếu tố mới được xác lập thường gặp phải sự chống đối, sức ỳ và lực cản từ nhiều phía, ngược lại, những yếu tố lạc hậu, lỗi thời, không còn phù hợp nhưng chưa hoàn toàn mất hẳn. Trong những điều kiện đó, “Luật pháp được xem như một phương thức hữu hiệu đế điều tiết các trạng thái xã hội và các quan hệ nảy sinh từ chỉnh các biến đổi xã hội quan trọng đó” Bằng pháp luật, những yếu tố mới, tích cực, tiến bộ sẽ được khẳng định, nhờ đó sự tồn tại của chúng trở nên chính thức và chắc chắn, không thể đảo ngược. Có thể nói, mọi chủ trương cải cách, đổi mới nếu không được bảo đảm bởi pháp luật thì khó có thể thành công. “Trong lịch sử nhân loại, các cuộc cải cách đã thất bại bởi một trong những nguyên nhân là người ta đã đặt các cải cách xã hội tách biệt với luật pháp ”.

Pháp luật là cơ sở để bảo đảm an toàn xã hội

An toàn xã hội là tình trạng của đời sống xã hội, trong đó con người được yên ổn trong sinh hoạt hàng ngày, trong lao động, học tập, nghỉ ngơi, tính mạng, sức khỏe, tài sản, bí mật đời tư, danh dự, uy tín... không bị xâm hại. An toàn xã hội được thể hiện trên nhiều mặt, an toàn trong sản xuất, trong giao thông, trong sinh hoạt hàng ngày, an toàn trong các giao dịch xã hội... An toàn luôn là vấn đề có ý nghĩa trong mọi xã hội, đó là tiền đề, đồng thời cũng là động lực và mục tiêu của cuộc sống. Tuy nhiên, “an toàn xã hội luôn có nguy cơ bị phá vở hoặc bị xâm hại từ nhiều phía mà nguyên nhân chủ yếu là lòng tham và sự kém hiểu biết cũng như thái độ ứng xử của con người đối với môi trường xung quanh, điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội... Nhờ sự tác động mạnh mẽ, nhiều mặt của pháp luật mà an toàn xã hội được bảo đảm, tính mạng, tài sản, danh dự, uy tín... của con người được bảo vệ. Cùng với việc xác định cách thức xử sự cho các chủ thể, pháp luật nghiêm trị những hành vi gây mất an toàn cho cuộc sống. “Phàm hình pháp là cái gốc của thiên hạ, ngẫn cẩm điều bạo ngược, ghét bỏ điều ác là để răn những điều chưa xảy ra”. Nhờ có pháp luật, người dân trở nên vững tâm hơn, họ tin tưởng cái ác sẽ bị trừng trị, an toàn sẽ được bảo đảm: “luật pháp nói chung không chỉ là khuôn mẫu cho hành vi con người, giúp họ giải quyết có hiệu quả các công việc thực tiễn mà còn tạo lập cho họ niềm tin về “an ninh” của chính mình”. Bằng pháp luật, nhà nước thể chế hoá những tiêu chuẩn an toàn kĩ thuật, đề ra những biện pháp đảm bảo an toàn, giáo dục con người ý thức tự bảo vệ minh... Pháp luật còn có sự tác động mạnh mẽ đến các mặt của đời sống xã hội, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, cải thiện điều kiện vật chất kĩ thuật của xã hội.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nguyễn Nguyễn
01/08/2021 14:12:23
+4đ tặng
Trong đời sống xã hội, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng. Nó là phương tiện không thể thiếu bảo đảm cho sự tồn tại, vận hành bình thường của xã hội nói chung và của nền đạo đức nói riêng. ... Bên cạnh đạo đức và dư luận xã hội, pháp luật là công cụ quản lý xã hội chủ yếu của Nhà nước.
1
1
Bé dâu
01/08/2021 14:12:41
+3đ tặng

Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lý xã hội:

Không có pháp luật, xã hội sẽ không có trật tự, ổn định, không thể tồn tại và phát triển được.

Nhờ có pháp luật, nhà nước phát huy được quyền lực của mình và kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động cá nhân, tổ chức.

Pháp luật sẽ bảo đảm dân chủ, công bằng, phù hợp lợi ích chung của các giai cấp và tầng lớp xã hội khác nhau.

Pháp luật do Nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hê xã hội một cách thống nhất trong toàn quốc và được đảm bảo bằng sức mạnh quyền lực của nhà nước nên hiêu lực thi hành cao.

Pháp luật là phương tiện để công dân thưc hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cùa mình:

Hiến pháp quy định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong từng lĩnh vực cụ thể.

Công dân thực hiên quyền của mình theo quy định của pháp luật.

Pháp luật là phương tiên để công dân bảo vê quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Bé dâu
Like giúp Dâu nhé
0
0
Tuấn Kiệt
01/08/2021 14:13:38
Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội

Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lý xã hội:

Không có pháp luật, xã hội sẽ không có trật tự, ổn định, không thể tồn tại và phát triển được.

Nhờ có pháp luật, nhà nước phát huy được quyền lực của mình và kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động cá nhân, tổ chức.

Pháp luật sẽ bảo đảm dân chủ, công bằng, phù hợp lợi ích chung của các giai cấp và tầng lớp xã hội khác nhau.

Pháp luật do Nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hê xã hội một cách thống nhất trong toàn quốc và được đảm bảo bằng sức mạnh quyền lực của nhà nước nên hiêu lực thi hành cao.

Pháp luật là phương tiện để công dân thưc hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cùa mình:

Hiến pháp quy định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong từng lĩnh vực cụ thể.

Công dân thực hiên quyền của mình theo quy định của pháp luật.

Pháp luật là phương tiên để công dân bảo vê quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

1
0

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Tổng hợp Đại học mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo