Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Lập dàn ý bài văn nghị luận xã hội. Lập dàn ý bài văn nghị luận văn học

3 trả lời
Hỏi chi tiết
3.650
6
3
Trần Thị Huyền Trang
23/12/2017 11:12:07
Lập dàn ý bài văn nghị luận văn học
1, Mở bài

Mở bài sẽ là chìa khóa để gây ấn tượng với người đọc về phong cách nghị luận, phong cách ngôn ngữ của người viết. Một mở bài thông thường nên đi theo công thức gợi (gợi ý ra vấn đề cần làm) – đưa (đưa ra vấn đề) – báo (thể hiện cho người đọc biết mình sẽ làm gì).

Chú ý bám sát đề để đưa ra luận đề cần giải quyết một cách rõ ràng, chính xác. Những thông tin không thể thiếu trong phần  mở bài bao gồm:

  • Giới thiệu thông tin cơ bản về tác giả. Cần dựa vào đề bài để đưa lượng thông tin vừa đủ. Ví dụ như đề bài là phân tích tác phẩm thì thông tin về tác giả chỉ cần nói sơ qua.
  • Giới thiệu tác phẩm về một số thông tin như: tên, năm sáng tác, điểm nổi bật, đặc sắc của tác phẩm đó so với những tác phẩm cùng thời, cùng thể loại.
  • Giới thiệu luận đề cần giải quyết. Đây là yếu tố quan trọng nhất mà bạn không được phép bỏ qua, nó sẽ là chìa khóa đề dẫn bài viết đi vào phần thân bài.
2,Thân bài

Phần thân bài sẽ được triển khai theo trình tự:

  • Luận điểm 1 – luận cứ 1 –  luận cứ 2 –  dẫn chứng…
  • Luận điểm 2 – luận cứ 1 – luận cứ 2 – dẫn chứng…

Khi trình bày phần thân bài, có thể trình bày riên rẽ từng phần từ nội dung cho đến hình thức, từ những đặc sắc trong nội dung đến những đặc sắc trong nghệ thuật. Nhưng cũng có thể kết hợp nội dung và nghệ thuật với nhau để cùng làm nổi bật nhau.

Để tăng thêm tính thuyết phục, mở rộng cho bài văn thì nên so sánh tác phẩm đó với các tác phẩm khác cùng thời, từ đó làm bật lên được nét riêng, nét đặc sắc của tác phẩm hoặc, tác giả, luận đề mà mình trình bày. Có thể nêu một vài khuyết điểm( nếu có) để thể hiện sự khách quan, tuy nhiên không nên lạm dụng tránh phản tác dụng.

3, Kết bài

Có thể thực hiện theo công thức: tóm (tóm gọn lại vấn đề đã trình bày) – Rút (rút ra kết luận cho vấn đề) –  Phấn (hướng phấn đấu, ý kiến, thái độ của bản thân).

Khi đã có dàn ý của bài văn, người viết chuyển sang bước viết thành bài hoàn chỉnh.  Chú ý, khi đã viết được bài văn hoàn chỉnh, không nên bỏ qua bước đọc soát lại bài, dù chỉ mất ít thời gian nhưng nó lại là bước giúp bài văn của chúng ta không mắc những lỗi cơ bản như: câu từ, chính tả… đó cũng là một điểm để gây ấn tượng tốt cho người đọc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
7
0
Trần Thị Huyền Trang
23/12/2017 11:13:34
Lập dàn ý bài văn nghị luận xã hội
I. Mở bài:

- Dẫn dắt vấn đề, giá trị khái quát nội dung can nghị luận và trích dẫn đề .
* Nếu đề bài là mẫu truyện ngắn chưa đưa ra vấn đề để trích dẫn thì phải giải mã đề và nêu vấn đề nghị luận.

II. Thân bài:

1.Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng.
2. Biểu hiện
- Trong gia đình
- Trong nhà trường
- Trong xã hội
3.Vận dụng lí lẽ để kết luận vấn đề
- Trong cuộc sống vấn đề ấy quan trọng ntn, đúng hay sau ?, tại sao lại như vậy?
-( Khẳng định đó là bài học chân lí từ lâu đời, là truyền thống, kinh nghiệm.)
-( Nêu dẫn chứng minh hoạ cho vấn đề từ trong thực tế, trong văn học, xã hội, gia đình, nhà trường.)
* Nếu vấn đề nghị luận vừa có yếu tố đúng vừa có yếu tố sai thì can nêu mặt hạn chế của đề ở điểm nào. Dẫn chứng.
4. Phân tích nguyên nhân của vấn đề
5. Phê phán hành vi sai trí về vấn đề ấy trong gia đình, nhà trường và xã hội.
6. Ý nghĩa và hành động đúng
- Vấn đề nghị luận là lời khuyên, lời phê phán, cảnh tỉnh.. lời ca ngợi, bài học đạo lí.
- Mún thực hiện được, ta phải làm gì?, đưa ra giải pháp, hđ chung.
7. Mở rộng vấn đề ( nếu có)
- Nêu quan niệm ngày nay, vấn đề đó cần bổ sung, xem xét thêm điều gì?

III. Kết bài

- Khẳng định lại vấn đề nghị luận
- Liên hệ bản thân

Việc lập dàn ý cho bài văn nghị luận xã hội yêu cầu bạn phải thật tinh ý và nắm rõ về thể loại văn nghị luận xã hội để đưa ra một dàn ý chính xác. Từ dàn ý đó bạn mới có một bài văn hoàn chỉnh

2
0
Quỳnh Anh Đỗ
23/12/2017 11:19:47
I. Mở đoạn:
- Nêu vấn đề về quan niệm, lí tưởng sống tốt đẹp và trích dẫn đề
II. Thân đoạn:
+ Hình ảnh so sanh, ẩn dụ
 Chỉ cuộc sống vô nghĩa, tẻ nhạt >< cách sống có ích, tích cực.
 Nghĩa cả câu: con người sinh ra không chỉ để sống một cuộc đời tầm thường , vô vị. Đã sinh ra trong cuộc đời, con người phải khẳng định vai trò tích cực của mình với xã hội, những người xung quanh, phải sống có ích, tốt đẹp.
+ Vận dụng lí lẽ để khẳng định vấn đề:
- Con người sinh ra nếu không có lí tưởng sống, cuộc sống sẽ trở nên nhàm chán, vô vị, sống buông xuôi, thậm chí buông thả, bất can đời.
- Sống phải có công danh, sự nghiệp, giúp ích cho đời. Vì khi sinh ra trong trời đất là ta đã mang món nợ với cuộc đời. Mỗi người can trang trải sòng phẳng món nợ sâu nặng đó.
- Khi có quan niệm sống có ích, sống tốt đẹp ta sẽ thấy cuộc đời đẹp, đáng sống.
- Có cống hiến cho đời bằng những việc làm cụ thể, con người mới có thể in dấu của mình trong xã hội.
- Biết sống cho người khác, vì người khác, là yêu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định để con người in dấu trong tim người khác.
+ Nêu dẫn chứng:
- Cha mẹ in dấu trong tim con cái bằng sự chăm sóc, nuôi dưỡng, tình yêu thương, dạy dỗ chu đáo.
- Có những anh hùng dân tộc in dấu trên mặt đất và trong tim chúng ta bằng những hành động chiến đấu phi thường và sự hy sinh anh dũng.
- Các bậc vĩ nhân in dấu trên mặt đất và trong tim chúng ta bằng sự nghiệp long lẫy, sự đóng góp lớn lao cho cuộc đời bằng tấm gương đạo đức sáng ngời: Bác Hồ, Lenin,………
- Những kẻ sống chủ nghãi cá nhân, những tên bạo chúa, những tên sống với tham vọng điện cuồng: Hít – le.
- Những người sống mà như chết hay sống lay lất trong cuộc đời, thừa thải, ăn bám gia đình và xả hội.
+ Nhận thức hành động đúng can có:
- Mỗi người sinh ra can có quan niệm sống tốt đẹp, tích cực, để lại danh thơm, tiếng tốt, bik sống vì người khác, bik đóng góp công sức cho cuộc đời chung: Hành động cụ thể: học tập, lao động tốt, giúp đỡ người khác, lên tiếng với hành động xấu.

III. Kết đoạn:
- Khẳng định lại vấn đề trên bằng một câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn:
Trâu chết để da, người chết để tiếng.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k