Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Việc chính quyền thành phố vũ hán bưng bít, che dấu dịch bệnh đã để lại hậu quả như thế nào cho con người khi dịch bùng phát (bằng những hiểu biết của em về căn bệnh này, em hãy viết 1 đoạn văn trình bày theo cách diễn dịch từ 10 đến 12 câu, trong đó có sử dụng 1 câu cảm thán)

Việc chính quyền thành phố vũ hán bưng bít, che dấu dịch bệnh đã để lại hậu quả như thế nào cho con người khi dịch bùng phát (bằng những hiểu biết của em về căn bệnh này, em hãy viết 1 đoạn văn trình bày theo cách diễn dịch từ 10 đến 12 câu, trong đó có sử dụng 1 câu cảm thán).
       Giúp mik với ạ, mik cần gấp !
1 trả lời
Hỏi chi tiết
131
1
0
dogfish ✔
15/08/2021 20:29:38
+5đ tặng

Hơn 400 độc giả đã tham gia hội thảo trực tuyến với Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Duy Nghĩa, Giám đốc Chương trình Thạc sĩ Chính sách công, Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright (FSPPM) về chủ đề: Đại dịch Covid-19 nhìn từ góc độ pháp luật và quản trị công. Đây là hội  thảo thứ hai trong chuỗi thảo luận chính sách liên quan đến chủ đề Covid-19 của các giảng viên trường FSPPM diễn ra trong tháng 4 và tháng 5.

Với vai trò của một trường giảng dạy và nghiên cứu chính sách công hàng đầu ở Việt Nam, các giảng viên của trường Chính sách công và Quản lý Fulbright luôn theo dõi chặt chẽ các diễn biến của dịch Covid-19, có các phản biện, phân tích chuyên sâu để kịp thời đưa ra các khuyến nghị chính sách phù hợp.

Hai cách phản ứng mang khác biệt Đông – Tây

Nhìn lại cách thức phản ứng của các quốc gia trong đại dịch Covid-19 hơn ba tháng vừa qua, PGS.TS Phạm Duy Nghĩa nhận định các nước đều áp dụng chiến lược “san phẳng đỉnh dịch” giành thời gian huy động tất cả nguồn lực đối phó. Tuy nhiên, có thể nhận thấy sự khác biệt rõ nét trong cách thức phản ứng và chính sách của các quốc gia.

Cuối tháng 1, khi dịch bệnh bùng phát ở Vũ Hán và một số tỉnh thành của Trung Quốc, buộc nước này phải áp dụng lệnh phong tỏa, các nhà dịch tễ học đã cảnh báo nguy cơ đại dịch lây lan ra toàn cầu. Trong khi các nước châu Á, rút kinh nghiệm từ dịch SARS năm 2003, đã ý thức về nguy cơ dịch bệnh và vào cuộc nhanh chóng thì các nước Mỹ và Tây Âu vẫn còn khá thờ ơ. Phát biểu trên Twitter hồi tháng 2, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng Covid-19 không nguy hiểm bằng cúm mùa, virus đã cướp đi sinh mạng hàng chục ngàn người Mỹ mỗi năm. Thậm chí, ở một số nước Tây Âu như Anh, Hà Lan, giới lãnh đạo còn cổ xúy cho quan điểm “miễn dịch cộng đồng”, chấp nhận để 60% dân số nhiễm bệnh nhằm tạo ra cái gọi là miễn dịch cộng đồng. Chỉ từ giữa tháng 3 khi dịch bệnh diễn biến trầm trọng, với số ca nhiễm và tử vong tăng nhanh thì những nước này mới bắt đầu có phản ứng quyết liệt hơn.

PGS.TS Phạm Duy Nghĩa

Nhưng ngay cả khi Chính phủ các nước xác định rõ nguy cơ và sự cần thiết phải có can thiệp của nhà nước thì theo PGS.TS Phạm Duy Nghĩa, mức độ can thiệp và hiệu quả của chính sách can thiệp giữa các nước phương Đông và phương Tây cũng khác nhau. Đa số các nước phương Đông như Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, Việt Nam…áp dụng các biện pháp khá quyết liệt, như phong tỏa các vùng có dịch, cấm tụ tập công cộng, đóng cửa trường học, bắt buộc đeo khẩu trang khi ra đường, cách ly tập trung với các ca nghi nhiễm, thậm chí áp dụng các biện pháp gây tranh cãi như “digital tracking app”. Trong khi đó, nhiều nước Tây Âu chỉ khuyến cáo người dân duy trì giãn cách xã hội, không bắt buộc phải đeo khẩu trang nơi công cộng. Thậm chí, một số nước như Anh đến cuối tháng 3 khi số lượng người bị nhiễm virus và tử vong tăng quá nhanh, vượt năng lực xử lý của hệ thống y tế mới miễn cưỡng ra lệnh cấm các sự kiện công cộng.

Cho đến thời điểm này, có thể khẳng định rằng, kết quả chống dịch giai đoạn đầu của các nước phương Đông tương đối tốt với số lượng ca nhiễm và ca tử vong vì Covid-19 ở mức thấp hơn nhiều so với các nước phương Tây. Trong đó, Việt Nam được quốc tế coi là một câu chuyện thành công đáng khâm phục so với khu vực và cả thế giới khi duy trì được số ca nhiễm dưới 300 người và chưa có ca tử vong, trong bối cảnh nguồn lực hạn chế và hệ thống y tế còn thiếu thốn.

Ở chiều ngược lại, các nước phát triển hơn, giàu có hơn như Mỹ, Tây Âu lại phải hứng chịu “cơn bão tàn khốc” của Covid-19 với số lượng ca lây nhiễm và tử vong gia tăng chóng mặt từng ngày và cho đến giờ chưa có dấu hiệu cho thấy những nước này đã vượt qua đỉnh dịch.

Bài học lớn về xử lý khủng hoảng

Từ thực tế phòng chống dịch thời gian qua, PGS.TS Phạm Duy Nghĩa cho rằng, Covid-19 đặt ra bài học lớn về xây dựng một chính quyền có năng lực và hành động kịp thời.

“Trong thảm họa thì có lẽ vấn đề quan trọng nhất không phải là nhà nước đó dân chủ hay chuyên chế mà là nhà nước đó có nhận biết được thảm họa và có năng lực phản ứng ngay hay không”. Việc nhận diện được nguy cơ thảm họa để can thiệp đúng lúc là tiền đề tiên quyết giúp chính quyền đưa ra những chính sách chống dịch kịp thời, hiệu quả. Ngược lại, chỉ cần bỏ lỡ một vài tuần, thậm chí 1-2 tháng như các nước Tây Âu và Mỹ thì đến khi giới lãnh đạo quyết định hành động quyết đoán, áp dụng các bài học kinh nghiệm tốt của các nước châu Á, tình hình thực tế đã vượt tầm kiểm soát.

Ngay cả khi chính quyền có nhận biết được thảm họa, việc can thiệp hay không, ở mức độ nào lại bị chi phối bởi những tính toán, cân nhắc lợi ích, đặc biệt là bài toán đánh đổi cân não: vì tăng trưởng kinh tế hay bảo vệ sức khỏe người dân. Các nước phương Tây chần chừ trong việc áp dụng các biện pháp chống dịch một phần cũng vì chưa sẵn sàng hi sinh lợi ích kinh tế, và vì thế đã bỏ lỡ rất nhiều cơ hội để có thể khống chế dịch bệnh.

Sau khi đã xác định đúng ưu tiên thì bài học tiếp theo là xác định và tập trung những nguồn lực hiện có để xử lý khủng hoảng, ở đây là đầu tư cho hệ thống y tế để chống đỡ với dịch bệnh. TS. Phạm Duy Nghĩa cũng lưu ý, để xử lý khủng hoảng thành công thì vấn đề minh bạch thông tin có ý nghĩa quan trọng hàng đầu. Bài học thành công của Việt Nam và nhiều nước khác cho thấy khi các thông tin bệnh dịch được cung cấp công khai và thường xuyên đã giúp cho các lực lượng tham gia có thể đưa ra quyết định phù hợp dựa trên thông tin, tạo ra sự tin tưởng và đồng thuận trong xã hội.

Đối với những cuộc khủng hoảng như Covid-19, cơ chế trao quyền và đặt niềm tin vào những người có chuyên môn cần được đặt lên hàng đầu, TS. Phạm Duy Nghĩa nhấn mạnh. TS. Phạm Duy Nghĩa lấy ví dụ về những hậu quả thảm khốc xảy ra trong đại dịch khi các nhà lãnh đạo dân túy bỏ qua các tư vấn của giới chuyên gia để ra quyết sách chiều lòng một số nhóm cử tri. Chẳng hạn như Tổng thống Brazil khăng khăng cho rằng Covid-19 chỉ là nỗi sợ hãi bị thổi phồng, đe dọa sa thải Bộ trưởng Y tế và thậm chí gia nhập các cuộc biểu tình phản đối thống đốc các bang áp dụng biện pháp cách ly xã hội. Đến nay Brazil là nước thiệt hại nặng nhất vì dịch Covid-19 tại khu vực Mỹ Latin với hơn 45 ngàn ca nhiễm và gần 3000 người tử vong. Tương tự, Anh, Ý và một số nước khác cũng đang phải trả giá đắt cho những quyết định mang tính dân túy giai đoạn đầu của giới chính trị gia, lấy lòng cử tri mà không dựa trên phân tích có căn cứ của giới chuyên môn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo