Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

So sánh sự giống nhau và khác giữa giai cấp công nhân Việt Nam và giai cấp công nhân ở các nước tư bản chủ nghĩa. Ý nghĩa của việc nghiên cứu

so sánh sự giống nhau và khác giữa giai cấp công nhân việt nam và giai cấp công nhân ở các nước tư bản chủ nghĩa. Ý nghĩa của việc nghiên cứu.
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.699
1
1
dogfish ✔
17/08/2021 14:35:40
+5đ tặng

 giai cấp công nhân Việt Nam: 

Sự ra đời của giai cấp công nhân Việt Nam cơ bản gắn với quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp những năm nửa cuối thế kỷ XIX. Đặc biệt, sự mở rộng quy mô khai thác thuộc địa và phát triển công nghiệp của thực dân Pháp đã làm cho đội ngũ những người công nhân Việt Nam ngày càng đông đảo và dần hình thành một giai cấp.

Sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, do ảnh hưởng sâu sắc của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và sự truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, phong trào công nhân Việt Nam đã có bước chuyển biến sâu sắc về chất. Giai cấp công nhân đã từng bước giác ngộ về địa vị, vai trò của mình trong xã hội, trong cách mạng Việt Nam. Sự ra đời của Công hội đỏ Bắc Kỳ (28/7/1929) và Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930) là mốc lịch sử đánh dấu bước phát triển mới về chất của giai cấp công nhân Việt Nam từ tự phát lên tự giác. Từ đây, giai cấp công nhân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã không ngừng vươn lên và phát triển mọi mặt, từng bước giác ngộ và hiện thực hoá sứ mệnh lịch sử vẻ vang của mình. Cũng từ đây, giai cấp công nhân Việt Nam - thông qua đội tiên phong của mình là Đảng Cộng sản Việt Nam - bước lên vũ đài chính trị nắm quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

Trong các giai đoạn lịch sử của Việt Nam, giai cấp công nhân luôn là lực lượng tiên phong của cách mạng, luôn đứng ở trung tâm các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước. Đặc biệt là sau hơn 30 năm đổi mới, giai cấp công nhân Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, đang có mặt trong tất cả các ngành nghề, các thành phần kinh tế, là lực lượng quan trọng, đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Với đội ngũ chiếm khoảng 14% dân số và 27% lực lượng lao động xã hội, hằng năm, giai cấp công nhân đã tạo ra trên 65% giá trị tổng sản phẩm xã hội và hơn 70% NSNN. Trên khắp các lĩnh vực đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình tiên tiến, công nhân, viên chức, lao động đi đầu và thành công trong lao động sản xuất kinh doanh…

Đặc biệt, công nhân Việt Nam đã xây dựng một tổ chức công đoàn có hệ thống từ T.Ư tới cơ sở, với gần 130.000 công đoàn cơ sở và trên 10 triệu đoàn viên (tính đến cuối năm 2017). Công đoàn cơ sở luôn đóng vai trò quan trọng trong công tác tuyên truyền, giáo dục, góp phần nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp công nhân, viên chức, lao động; cũng như nâng cao giác ngộ giai cấp, bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn, chuyên môn nghề nghiệp cho công nhân, viên chức, lao động. Cùng với đó, công đoàn cơ sở chủ động tham gia xây dựng, hoàn thiện nội quy, quy chế cơ quan, DN; kiểm tra, giám sát thực hiện chế độ, chính sách đối với công nhân, viên chức, lao động; tham gia giải quyết tranh chấp lao động, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức, lao động.
 



giai cấp công nhân ở các nước tư bản chủ nghĩa:

C.Mác đã khẳng định, giai cấp công nhân là giai cấp duy nhất có khả năng lãnh đạo các tầng lớp nhân dân lao động bị áp bức, bóc lột vùng lên đấu tranh, từng bước xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, xóa bỏ áp bức, bóc lột xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản trên phạm vi toàn thế giới. Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, C.Mác và Ph.Ăng-ghen đã dùng nhiều thuật ngữ khác nhau để chỉ về giai cấp công nhân như: giai cấp vô sản hiện  đại, giai cấp công nhân hiện đại, giai cấp công nhân đại công nghiệp…

Dù có nhiều tên gọi khác nhau, theo C. Mác và Ph. Ăng-ghen giai cấp công nhân vẫn chỉ mang hai thuộc tính cơ bản: Là những người lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành các công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại và xã hội hóa cao; Là những người lao động không có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động cho nhà tư bản và bị nhà tư bản bóc lột về giá trị thặng dư. Thuộc tính thứ hai này nói lên một trong những đặc trưng cơ bản của giai cấp công nhân dưới chế độ tư bản chủ nghĩa nên C.Mác và Ph.Ăng-ghen còn gọi giai cấp công nhân là giai cấp vô sản. Trong Tuyên ngôn các ông cũng đã chỉ rõ: Giai cấp công nhân là giai cấp duy nhất có sứ mệnh lịch sử lãnh đạo và tổ chức quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.

Thời gian qua, trên nhiều diễn đàn, phương tiện thông tin các thế lực thù địch vin vào sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô; vin vào sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, của sản xuất hiện đại để phủ nhận Chủ nghĩa Mác - Lênin, xuyên tạc, phủ nhận bản chất giai cấp công nhân của Đảng Cộng sản, qua đó phủ nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Họ cố tình lập luận rằng, C.Mác đã gắn cho giai cấp công nhân cái sứ mệnh mà nó không có. Ngày nay, công nhân ở các nước tư bản chủ nghĩa không còn bị bóc lột nữa; giai cấp công nhân đã được trung lưu hóa, địa vị của họ đã có sự thay đổi căn bản, nên không còn sứ mệnh lịch sử. Chủ nghĩa tư bản đã thay đổi bản chất, trở thành tư bản nhân dân; nó không còn dựa trên sự bóc lột lao động làm thuê… Thực chất những luận điểm đó là sự biện hộ cho địa vị thống trị, bóc lột của giai cấp tư sản, cho sự tồn tại “vĩnh hằng” của chủ nghĩa tư bản trên cơ sở phủ nhận vai trò của Chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung, phủ nhận lịch sử khách quan của giai cấp công nhân cũng như bản chất giai cấp công nhân của Đảng Cộng sản và tính tất yếu thắng lợi của chủ nghĩa xã hội.

Vai trò của giảng dạy lý luận chính trị trong đấu tranh, phản bác quan điểm sai trái về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

Trong công cuộc đấu tranh phòng, chống "diễn biến hòa bình" nói chung, chống các luận điệu sai trái về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân nói riêng, công tác giảng dạy lý luận chính trị, nhất là đội ngũ giảng viên lý luận chính trị có vai trò rất quan trọng. Giảng viên lý luận chính trị là người trực tiếp và chủ yếu giảng dạy, tuyên truyền Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm xây dựng thế giới quan, phương pháp luận khoa học và phẩm chất chính trị cho người học, giúp cho người học hình thành niềm tin khoa học, từng bước tạo lập, rèn luyện, củng cố phẩm chất và năng lực chính trị, bồi đắp khả năng nhìn nhận, đánh giá khi tiếp cận các thông tin đa chiều. Quá trình giảng dạy đồng thời là quá trình phân tích, đấu tranh với các luận điệu sai trái, thù địch có liên quan ở từng môn học, từng chuyên đề, qua đó, người học có đủ sức đề kháng với sự xâm nhập của các luận điệu sai trái, thù địch về bản chất công nhân của Đảng cũng như sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.

Giảng viên lý luận chính trị cũng là một trong những “binh chủng” trực tiếp tham gia nghiên cứu bổ sung và phát triển lý luận chính trị, làm sáng rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra trên con đường xây dựng xã hội mới; là người có khả năng và thường xuyên tham gia tiếp cận, nhận diện sâu rộng, kịp thời các thông tin, luận điệu, từ đó chia sẻ, viết bài, bình luận phản biện và đấu tranh có hiệu quả với các luận điệu sai trái, thù địch hiện nay, nhất là trên không gian mạng.

Nhiệm vụ đặt ra

Để đấu tranh có hiệu quả những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch và khẳng định bản chất công nhân của Đảng; khẳng định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong thời đại ngày nay, việc giảng dạy lý luận chính trị trong các học viện, nhà trường cần quan tâm một số nhiệm vụ sau:

Một là, quán triệt và thực hiện tốt các yêu cầu của công tác giảng dạy lý luận chính trị như: sát thực tiễn, sát mục tiêu, yêu cầu đào tạo và sát với đối tượng người học. Đặc biệt coi trọng định hướng tư tưởng, hướng dẫn hành động cho người học. Chuẩn bị chu đáo các điều kiện, phương tiện cho việc học tập, nghiên cứu và giảng dạy.

Hai là, thường xuyên quan tâm xây dựng đội ngũ giảng viên giảng dạy lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, có chính sách quan tâm, động viên cả vật chất và tinh thần, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có đủ phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn và phong cách làm việc năng động, sáng tạo đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Ba làbản thân mỗi giảng viên lý luận Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh cần thật sự gương mẫu về nhận thức, bản lĩnh chính trị, có lòng trung thành và tin tưởng tuyệt đối vào Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, vào thắng lợi của công cuộc đổi mới; luôn tích cực, chủ động khắc phục khó khăn, đề cao trách nhiệm, tâm huyết với nghề nghiệp; tích cực học tập, rèn luyện nâng cao trình độ mọi mặt, nhất là trình độ, năng lực giảng dạy, nghiên cứu khoa học. Tích cực đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa của các thế lực thù địch, góp phần bảo vệ và khẳng định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân nói riêng, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng nói chung.

 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×