Trong lĩnh vực triết học, cũng như C. Mác, Ph. Ăng-ghen tuy xuất thân từ phái Hê-ghen trẻ nhưng ông có công lao to lớn trong việc xây dựng chủ nghĩa duy vật biện chứng thông qua những nguyên lý, quy luật, phạm trù của phép biện chứng duy vật. Mặc dù khẳng định những quan điểm duy vật lịch sử là một trong hai phát kiến vĩ đại của C. Mác, nhưng Ph. Ăng-ghen cũng có công rất lớn trong việc cung cấp những luận chứng thuyết phục để chứng minh tính chất duy vật triệt để của học thuyết Mác trong lĩnh vực lịch sử, xã hội; làm cho chủ nghĩa duy vật trở nên hoàn bị và là “công cụ nhận thức vĩ đại” của con người. Đặc biệt, bằng việc chỉ ra những quy luật của giới tự nhiên, Ph. Ăng-ghen không chỉ khẳng định tính thống nhất vật chất của thế giới mà còn làm sáng tỏ thêm mối quan hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên. Từ đó, Ph. Ăng-ghen đã cùng với C. Mác xây dựng được một hệ thống lý luận triết học hoàn chỉnh với những quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
Trong lĩnh vực kinh tế chính trị học, Ph. Ăng-ghen đã chứng tỏ là một nhà kinh tế học xuất sắc khi chỉ ra được những quy luật vận động của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, bóc trần bản chất bóc lột giá trị thặng dư của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Đặc biệt, khi giúp C. Mác hoàn thành nốt những tập bản thảo còn dang dở của bộ “Tư bản”, Ph. Ăng-ghen cũng góp phần quan trọng trong việc luận giải những tư tưởng lớn của C. Mác về đặc trưng của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Trong lĩnh vực chủ nghĩa xã hội khoa