Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa thực tiễn và nhận thức

Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa thực tiễn và nhận thức 
2 trả lời
Hỏi chi tiết
296
0
0
Vkiu Byeon Woo Seokk
01/09/2021 12:09:57
+5đ tặng
Khái niệm: là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng, phản ánh những đặc
tính bản chất của sự vật. Sự hình thành khái niệm là kết quả của sự khái quát,
tổng hợp biện chứng các đặc điểm, thuộc tính của sự vật hay lớp sự vật. Vì
vậy, các khái niệm vừa có tính khách quan vừa có tính chủ quan, vừa có mối
quan hệ tác động qua lại với nhau, vừa thường xuyên vận động và phát triển.
NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN
10 NHÓM 07
Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa thực tiễn và nhận thức. Ý
nghĩa phƣơng pháp luận.
Khái niệm có vai trò rất quan trọng trong nhận thức bởi vì, nó là cơ sở để hình
thành các phán đoán và tư duy khoa học.
- Phán đoán: là hình thức tư duy trừu tượng, liên kết các khái niệm với nhau để
khẳng định hay phủ định một đặc điểm, một thuộc tính của đối tượng.
Thí dụ: "Dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng" là một phán đoán vì có sự
liên kết khái niệm "dân tộc Việt Nam" với khái niệm "anh hùng". Theo trình độ
phát triển của nhận thức, phán đoán được phân chia làm ba loại là phán đoán
đơn nhất (ví dụ: đồng dẫn điện), phán đoán đặc thù (ví dụ: đồng là kim loại) và
phán đoán phổ biến (ví dụ: mọi kim loại đều dẫn điện). Ở đây phán đoán phổ
biến là hình thức thể hiện sự phản ánh bao quát rộng lớn nhất về đối tượng.
Nếu chỉ dừng lại ở phán đoán thì nhận thức chỉ mới biết được mối liên hệ giữa
cái đơn nhất với cái phổ biến, chưa biết được giữa cái đơn nhất trong phán
đoán này với cái đơn nhất trong phán đoán kia và chưa biết được mối quan hệ
giữa cái đặc thù với cái đơn nhất và cái phổ biến. Chẳng hạn qua các phán
đoán thí dụ nêu trên ta chưa thể biết ngoài đặc tính dẫn điện giống nhau thì
giữa đồng với các kim loại khác còn có các thuộc tính giống nhau nào khác
nữa. Để khắc phục hạn chế đó, nhận thức lý tính phải vươn lên hình thức nhận
thức suy luận.
- Suy luận: là hình thức tư duy trừu tượng liên kết các phán đoán lại với nhau để
rút ra một phán đoán có tính chất kết luận tìm ra tri thức mới. Thí dụ, nếu liên
kết phán đoán "đồng dẫn điện" với phán đoán "đồng là kim loại" ta rút ra được
tri thức mới "mọi kim loại đều dẫn điện". Tùy theo sự kết hợp phán đoán theo
trật tự nào giữa phán đoán đơn nhất, đặc thù với phổ biến mà người ta có
được hình thức suy luận quy nạp hay diễn dịch.
Ngoài suy luận, trực giác lý tính cũng có chức năng phát hiện ra tri thức mới
một cách nhanh chóng và đúng đắn.
Giai đoạn này cũng có hai đặc điểm:
- Là quá trình nhận thức gián tiếp đối với sự vật, hiện tượng.
- Là quá trình đi sâu vào bản chất của sự vật, hiện tượng.
Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính không tách bạch nhau mà luôn có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau. Không có nhận thức cảm tính thì không có nhận thức lý
tính. Không có nhận thức lý tính thì không nhận thức được bản chất thật sự của sự
vật.
Nhận thức trở về thực tiễn, ở đây tri thức được kiểm nghiệm là đúng hay sai. Nói
cách khác, thực tiễn có vai trò kiểm nghiệm tri thức đã nhận thức được. Do đó, thực
NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN
11 NHÓM 07
Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa thực tiễn và nhận thức. Ý
nghĩa phƣơng pháp luận.
tiễn là tiêu chuẩn của chân lý, là cơ sở động lực, mục đích của nhận thức. Mục đích
cuối cùng của nhận thức không chỉ để giải thích thế giới mà để cải tạo thế giới. Do
đó, sự nhận thức ở giai đoạn này có chức năng định hướng thực tiễn.
1.2 Phân loại nhận thức
a) Dựa vào trình độ thâm nhập vào bản chất của đối tượng
Nhận thức kinh nghiệm hình thành từ sự quan sát trực tiếp các sự vật, hiện tượng
trong tự nhiên, xã hội hay trong các thí nghiệm khoa học. Tri thức kinh nghiệm là kết
quả của nó, được phân làm hai loại:
- Tri thức kinh nghiệm thông thường là loại tri thức được hình thành từ sự quan
sát trực tiếp hàng ngày về cuộc sống và sản xuất. Tri thức này rất phong phú,
nhờ có tri thức này con người có vốn kinh nghiệm sống dùng để điều chỉnh
hoạt động hàng ngày.
- Tri thức kinh nghiệm khoa học là loại tri thức thu được từ sự khảo sát các thí
nghiệm khoa học, loại tri thức này quan trọng ở chỗ đây là cơ sở để hình thành
nhận thức khoa học và lý luận.
Hai loại tri thức này có quan hệ chặt chẽ với nhau, xâm nhập vào nhau để tạo nên
tính phong phú, sinh động của nhận thức kinh nghiệm.
Nhận thức lý luận (gọi tắt là lý luận) là loại nhận thức gián tiếp, trừu tượng và khái
quát về bản chất và quy luật của các sự vật, hiện tượng. Nhận thức lý luận có tính
gián tiếp vì nó được hình thành và phát triển trên cơ sở của nhận thức kinh nghiệm.
Nhận thức lý luận có tính trừu tượng và khái quát vì nó chỉ tập trung phản ánh cái bản
chất mang tính quy luật của sự vật và hiện tượng. Do đó, tri thức lý luận thể hiện
chân lý sâu sắc hơn, chính xác hơn và có hệ thống hơn.
Nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận l...

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nhim Xinh
01/09/2021 12:11:37
+4đ tặng
+Thực tiễn đề ra nhu cầu, nhiệm vụ, cũng như khuynh hướng phát triển của nhận thức. Chính con người có nhu cầu khách quan là phải giải thích thế giới và cải tạo thế giới đó, cho nên đã buộc con người trực tiếp tác động và các sự vật, hiện tượng bằng hoạt động thực tiễn của mình. Nhờ đó làm cho các sự vật bộc lộ những thuộc tính, đặc điểm của mình, đem lại tài liệu cho nhận thức. Chẳng hạn từ nhu cầu thực tiễn cần đo đạc đã làm cho toán học phát triển. Hay do bệnh dịch đe doạ sự sống, con người phải nắm quy luật, bản chất của các loại vi rút, vi khuẩn gây bệnh để cải tạo nó,.. . Cho nên xét đến cùng không có lĩnh vực tri thức nào lại không xuất phát từ thực tiễn.

+Nhờ hoạt động thực tiễn mà các giác quan con người ngày càng phát triển, năng lực tư duy lôgíc nâng cao; hơn nữa con người còn toạ ra những phương tiện hỗ trợ cho các giác quan đó cho phép nhận thức được chính xác và sâu sắc hơn về sự vật.

- Thực tiễn là mục đích của nhận thức

Nhận thức đầy đủ hiện thực khách quan là để áp dung vào hiện thực, cải tạo hiện thực. Sự áp dụng đó không còn cách nào khác là phải thông qua thực tiễn, đó là sự vật chất hoá những qui luật, tính tất yếu đã nhận thức được. Điều đó không chỉ là mục đích của con người, mà còn là mục đích nói chung của các ngành khoa học. Các qui luật, định luật của khoa học khái quát được nhờ hoạt động thực tiễn, mà còn là vì thực tiễn nó mới tồn tại . Ví như định luật áp suất khí quyển của Tôrisenlli dùng để tạo ra các vật thể bay, định luật áp suất chất lỏng cua Becnulli đêr chế tạo máy bơm…

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Tổng hợp Đại học mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo