Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa thực tiễn và nhận thức

Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa thực tiễn và nhận thức 
1 trả lời
Hỏi chi tiết
299
1
0
Vkiu Byeon Woo Seokk
01/09/2021 12:08:29
+5đ tặng
- Chủ nghĩa duy tâm và cả chủ nghĩa duy vật trước Mác, chưa hiểu bản chất của hoạt động thực tiễn, nhất là vai trò của nó đối với nhận thức.

- Quan niệm của duy vật biện chứng: Thực tiễn toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử – xã hội của con người nhằn cải biến tự nhiên và xã hội.

- Tính chất của hoạt động thực tiễn:

+ Là hoạt động có tính cộng đồng xã hội, không tồn tại ở một cá nhân

+ Là hoạt đông có tính cụ thể.

+ Là hoạt động có mục đích cải tạo tự nhiên, hoàn thiện con người.

- Các hình thức cơ bản của hoạt động thực tiễn.

+ Hoạt động sản xuất vật chất: là hoạt động cơ bản nhất của con người, quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.

+ Hoạt động chính trị xã hội: là hoạt động đấu tranh giai cấp, dân tộc, có vai trò thúc đẩy sự phát triển văn minh của xã hội và nhân loại.

+ Hoạt động thực nghiệm khoa học: là hoạt động thí nghiệm, thực nghiệm bằng các phương tiện vật chất của khoa học, hoạt động này thúc đẩy quá trình nhận thức của con người về thế giới khách quan, góp phần nâng cao đời sống của con người.

Các hình thức hoạt động thực tiễn ra đời tuần tự theo sự phát triển của xã hội loài người; nhưng trong một giai đoạn lịch sử cụ thể, nhất là giai đoạn hiện nay thì cả ba hình thức hoạt động đồng thời và đan xen lẫn nhau, trong đó hình thức thứ nhất giữ vai trò quyết định

*.Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức. Thực tiễn đóng vai trò quyết định quyết định nhận thức

- Thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận thức

+Thực tiễn đề ra nhu cầu, nhiệm vụ, cũng như khuynh hướng phát triển của nhận thức. Chính con người có nhu cầu khách quan là phải giải thích thế giới và cải tạo thế giới đó, cho nên đã buộc con người trực tiếp tác động và các sự vật, hiện tượng bằng hoạt động thực tiễn của mình. Nhờ đó làm cho các sự vật bộc lộ những thuộc tính, đặc điểm của mình, đem lại tài liệu cho nhận thức. Chẳng hạn từ nhu cầu thực tiễn cần đo đạc đã làm cho toán học phát triển. Hay do bệnh dịch đe doạ sự sống, con người phải nắm quy luật, bản chất của các loại vi rút, vi khuẩn gây bệnh để cải tạo nó,.. . Cho nên xét đến cùng không có lĩnh vực tri thức nào lại không xuất phát từ thực tiễn.

+Nhờ hoạt động thực tiễn mà các giác quan con người ngày càng phát triển, năng lực tư duy lôgíc nâng cao; hơn nữa con người còn toạ ra những phương tiện hỗ trợ cho các giác quan đó cho phép nhận thức được chính xác và sâu sắc hơn về sự vật.

- Thực tiễn là mục đích của nhận thức

Nhận thức đầy đủ hiện thực khách quan là để áp dung vào hiện thực, cải tạo hiện thực. Sự áp dụng đó không còn cách nào khác là phải thông qua thực tiễn, đó là sự vật chất hoá những qui luật, tính tất yếu đã nhận thức được. Điều đó không chỉ là mục đích của con người, mà còn là mục đích nói chung của các ngành khoa học. Các qui luật, định luật của khoa học khái quát được nhờ hoạt động thực tiễn, mà còn là vì thực tiễn nó mới tồn tại . Ví như định luật áp suất khí quyển của Tôrisenlli dùng để tạo ra các vật thể bay, định luật áp suất chất lỏng cua Becnulli đêr chế tạo máy bơm…

- Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm tra chân lý

Thực tiễn là nguồn gốc, cơ sở, động lực của nhận thức, hình thành nên quá trình nhận thức, cho nên việc kiểm tra tính đúng đắn của tri thức là phải dựa vào thực tiễn, chứ không phải theo lối lập luận chủ quan. C.Mác đã khẳng định: “Vấn đề tìm hiểu xem tư duy của con người có thể đạt tới chân lý khách quan không, hoàn toàn không phải là một vấn đề lý luận mà là một vấn đề thực tiễn. Chính trong thực tiễn mà con người phải chứng minh chân lý.* Ví dụ, như thuyết tương đối của A.Anh stanh chỉ được công nhận khi các thực nghiệm vật lý phát hiện ra sự phân rã hạt nhân tạo lên tia a va b.
 
  • Sự tác động trở lại của nhận thức với thực tiễn.
Lý luận tích cực sẽ thúc đẩy thực tiễn. Lí luận, nhân thức xác định mục tiêu, phương hướng cho hoạt động thực tiễn. Nếu lí luận đúng đắn, khoa học thì sẽ tạo điều kiện để định hướng, chỉ đạo, điều chỉnh hoạt động thực tiễn, làm cho hoạt động thực tiễn có hiệu quả.

Thực tế cho thấy, lí luận cách mạng có vai trò to lớn trong thực tiễn cách mạng. Lê Nin viết: “ Không có lí luận cách mạng thì không thể có phong trào cách mạng”.

Bên cạnh đó, nếu lí luận không đúng (tiêu cực) không khoa học, không phản ánh đúng thực tiễn sẽ khiến quá trình cải tạo xã hội không hiệu quả, lạc lối, mất phương hướng.

Ý nghĩa:
Từ sự nghiên cứu vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, chúng ta cần luôn luôn quán triệt quan điểm thực tiễn trong nhận thức và hành động. Nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn, phải coi trọng công tác tổng kết thực tiễn.

- Việc nghiên cứu lý luận phải gắn liền với thực tiễn. Học đi đôi với hành, lý thuyết đi liền với thực hành. Nếu xa rời thực tiễn sẽ dẫn tới chủ quan, duy ý chí, giáo điều máy móc, quan lieu. Ngược lại, nếu tuyệt đối hóa vai trò củ thực tiễn sẽ rơi vào chủ nghĩa thực dụng. Cần sử dụng kinh nghiệm, bổ sung vào thực tiễn và khái quát thành lí luận.

Vận dụng vào nước ta.

Trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước, chúng ta đã vận dụng sang tạo chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong từng giai đoạn lịch sử.

Trong sự nghiệp đấu tranh, giải phóng đất nước, Đảng và Bác đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lnin. Tập hợp lực lượng của đông đảo quàn chúng nhân dân để tạo ra sức mạnh tập thể, khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Lí luận Mác – LN chỉ ra: Muốn giải phóng con người chỉ bằng cách là làm cách mạng vô sản. Nhờ thấm nhuần và vận dụng sang tạo vào điều kiện cụ thể của cách mạng nước ta mà dân tộc ta đã lật đổ chế độ phong kiến, đập tan xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp, phát xít Nhật làm nên cách mạng tháng Tám và sau đó là đế quốc Mĩ, thống nhất đất nước.

Sau khi đất nước độc lập, bước vào giai đoạn tái thiết, xây dựng đất nước, Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác – LêNin làm kim chỉ nam cho mọi hành động. Xuất phát từ thực tiễn, đúc kết thành lý luận. Trong từng kì đại hội, Đảng ta đã chỉ rõ những mặt hạn chế, những mặt tích cực của lí luận để rút ra những bài học kinh nghiệm vận dụng vào thực tế. Từ sau đổi mới 1986 đến nay, đất nước từng bước thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu, đời sống của nhân dân từng bước được nâng cao. Đó là những thành công của quá trình đổi mới

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Tổng hợp Đại học mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo