LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Suy nghĩ của anh chị về câu nói của khổng tử: "Khi ta sinh ra, mọi người cười còn ta thì khóc. Hãy sống sao cho khi ta chết đi rồi, mọi người khóc còn ta thì cười"

3 trả lời
Hỏi chi tiết
5.580
3
0
Hoàng Giang
09/01/2018 20:10:37
Sống và cách sống luôn là nỗi trăn trở của nhân loại. Suy ngẫm và trả lời cho vấn đề này, Bailey đã đưa ra một lời nhận định đầy ý nghĩa về cách sống mà đến hôm nay vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong kho tàng tư tưởng của nhân loại: “Khi bạn sinh ra, bạn khóc còn mọi người xung quanh bạn cười. Hãy sống sao cho khi bạn qua đời, mọi người khóc còn bạn cười”.
Con người ta vốn dĩ quen với tiếng cười khi họ được và quen với những giọt nước mắt khi họ mất. Nhưng đến với Bailey cái quan niệm đó dường như không hoàn toàn thật, trong quan niệm của ông, cười và khóc gắn với tình cảm và hạnh phúc. “Mượn” nụ cười và tiếng khóc, Bailey đã đưa đến một bài học làm mọi người thật thấm thía. Khi bạn được sinh ra, bạn được tạo hóa ban tặng cho quyền sống, quyền làm người thì bạn lại khóc. Và đến khi về với đất mẹ, khi bạn trao trả lại cuộc sống thì bạn cười. Ngược lại họ đón chào tiếng khóc của bạn bằng những nụ cười trìu mến, và khóc thương thật lòng trên nụ cười mãn nguyện của bạn. Tiếng khóc mở đầu chính là tiếng khóc đem lại nhiều niềm vui nhất, đó là dấu hiệu sự bắt đầu cuộc đời. Tiếng khóc ấy không những là hạnh phúc của riêng bạn mà còn là niềm hạnh phúc chung của cả những người thân, những người thương yêu bạn. Họ chào đón bạn bằng tất cả tình thương, niềm vui, niềm hân hoan. Và dường như mỗi cá nhân sinh ra đều được khóc và được nhận những tiếng cười thân thiết ấy. Vậy nên chính bạn, chính bản thân bạn hãy cố gắng sống tốt sống theo đúng nghĩa của nó để luôn nhận được những nụ cười, để đến lúc kết thúc phần đời ngắn ngủi của mình, bạn nhận được tình cảm tiếc thương của mọi người và có được hạnh phúc vì mãn nguyện về chính cuộc đời mình. Nụ cười và tiếng khóc, chào đón và tiếc thương cùng những hạnh phúc được gửi trọn vào dòng đời của mỗi người để mở ra một cái nhìn về hướng tươi đẹp của cuộc đời sống có ích, có ý nghĩa để đáp lại tình cảm mình nhận được và đem đến hạnh phúc cho mình, cho người mình yêu quý.
Đặt chân vào đường đời, một cuộc sống bao la với bao điều chưa biết đến, luôn có thể nuốt chửng bạn bất cứ lúc nào. Để sống vừa lòng mình và vừa lòng mọi người là điều rất khó, bạn phải tập trung, hòa mình vào cộng đồng, phải chuẩn bị cho mình một hành trang đạo đức, để cách sống của bạn không bị bóp méo bởi xã hội mà bạn đang sống. Thật vậy, nếu bạn không giữ được mình ở một khoảng cách nhất định, bạn sẽ luôn bị chao đảo giữa hiện thực và ước mơ, luôn phải chạy theo bên lề những xa hoa, tráng lệ. Không biết vừa lòng với cuộc sống thực tại thì bạn không thể là chính bạn, và sẽ dễ dàng đánh mất sự tôn trọng của mọi người xung quanh đối với bạn. Như vậy thì làm sao đến khi bạn nhắm mắt có đủ lời tạm biệt chân thành của mọi người.
Cuộc sống xô bồ với bao bộn bề lo toan luôn chứa không ít những cái bẫy vô hình đợi sẵn bạn. Nhưng có người đặt bẫy chắc hẳn phải có người tháo bẫy, vì thế hãy đừng sống quá khép kín, quá e dè và quá đề phòng. Bạn hãy sống theo chính con người thật của bạn, hãy nhìn xem xung quanh bạn còn biết bao người cần bạn giúp đỡ, hãy dang rộng vòng tay để chào đón họ. Và bạn sẽ là một trong những người tháo được nhiều bẫy nhất, và tháo được cái bẫy của chính mình. Đó cũng là cách khiến người gần người hơn, một việc làm nhỏ nhưng cũng đủ làm mọi người nhìn bạn bằng con mắt trân trọng, biết ơn. Vì thế sống không chỉ biết nhận mà còn phải cho đi.
Quả thật có rất nhiều cách sống để người ta xem trọng bạn. Nhưng quan trọng là bạn có thực hiện được cách sống đó không “hãy sống sao cho khi bạn qua đời, mọi người khóc còn bạn, bạn cười” đó mới là điều đáng nói. Thời gian trôi đi nhanh và nó không chờ đợi ai cả, sự sống thì không bao giờ biết trước được điều gì và bạn không biết mình sẽ ra đi vào lúc nào. Thế nên bạn hãy lo sống và tận hưởng, hãy làm những gì có ích, những gì tốt đẹp ngay khi có thể và cũng đừng làm gì có tội với mọi người, với cuộc đời để khi ra đi bạn có thể mỉm cười một cách thanh thản và mãn nguyện.
Kết thúc một đời người thì rất dễ, nhưng làm sao ra đi mà vẫn tươi cười được thì thật khó. Dân gian ta có câu: “chết không nhắm mắt”, phải chăng sự ra đi của những người đó là sự ra đi chưa toại nguyện, đằng sau họ vẫn còn những vấn đề chưa được giải quyết, và có lẽ họ chưa nhắm mắt vì họ chưa hoàn thành được tâm nguyện của mình, và cũng có trường hợp họ chết bởi chưa thoát khỏi cái bao của sự giả dối. Như vậy thì làm sao những người đó ra đi mà vẫn cười được, rồi cuộc đời họ sẽ chịu những lát cắt của dư luận, rồi những giọt nước mắt tiếc thương kia sẽ có mấy thật lòng. Bên cạnh đó, ta đã từng nghe câu thành ngữ: “chết vinh còn hơn sống nhục”. Con người ta làm gì cũng phải biết đến điểm dừng, đừng quá ham sống mà đánh mất chính mình. Thà rằng chết để lại tiếng thơm muôn đời, còn hơn sống nhục để làm hại chữ danh thì sự ra đi của bạn mới được người ta nể trọng, rồi họ sẽ khóc thương bạn bằng tất cả niềm thương xót. Và chỉ cần dừng lại ở đó, bạn cũng đủ để cười một cách thanh thản, mãn nguyện rồi.
Cách sống ấy ta đã bắt gặp không ít trong đời sống thật, đó là bắt gặp trong những trang sử hào hùng. Những người anh hùng, chiến sĩ đã ghi tạc tên tuổi của mình bằng sự ra đi anh dũng, họ quên mình vì nước, sống và chiến đấu vì một lí tưởng cao cả. Và họ ra đi trong sự mãn nguyện không hối tiếc và trong ngập đầy nước mắt của nhân dân. Chói lọi trong trang sử ấy là Bác Hồ, vị Cha già dân tộc, cả cuộc đời sống vì dân và chết cũng vì dân. Người sống giản dị, thanh tao, không chút cầu kì tráng lệ. Người đã mở đường cho dân tộc ta tìm được ánh sáng tự do, hướng cho dân tộc ta sống vì chính nghĩa, vì con người. Người có một trái tim nhân hậu bao la, trong trái tim ấy chứa đựng hình ảnh của những trẻ thơ không nơi nương tựa, trong trái tim ấy là nỗi xót xa vô vàn về những nỗi khổ đau, mất mát mà nhân dân phải chịu đựng. Và trong trái tim ấy là nơi trú ngụ ngọn lửa thôi thúc về một ngày giành lại độc lập - tự do trên toàn đất nước. Mặc dù ngày ấy chưa đến mà Bác phải ra đi, nhưng Người vẫn luôn hướng về dân tộc, hướng về ngày hạnh phúc ấy. Người mỉm cười với lòng mình vì đã sống không vô ích, và mỉm cười với lòng tin về sự chiến thắng của nhân dân. Đồng lúc với nụ cười ấy, chính là niềm tiếc thương vô cùng của nhân dân cả nước. Nhân dân khóc thương Người Cha già với tất cả lòng kính yêu vô hạn. Đất nước tiếc thương Người – vị lãnh tụ đã hi sinh cả cuộc đời cho sự nghiệp đấu tranh, giải phóng dân tộc. Cùng với cách sống cao đẹp như vậy, Các Mác và Lê-nin cũng ra đi mỉm cười và để lại niềm thương xót trong nhân dân Xô viết và nhân dân thế giới,… Như thế, cái chết đến với những con người đó không có gì là đáng sợ, ngược lại với họ như thế là toại nguyện. Họ ra đi thanh thản, nhẹ nhàng vì sự nghiệp vĩ đại đã gần hoàn thành và họ ra đi trong sự luyến thương, yêu kính của toàn dân và nhân loại.
Ngày nay, khi cuộc sống đã hòa bình, khi con người không còn phải lo lắng đến sự thảm khốc của chiến tranh thì có một số người, luôn giành phần lớn thời gian để tập trung suy nghĩ vì mình, sống vì lợi ích cá nhân và có thể làm hại người khác. Vậy mà họ không ngừng mong muốn rằng: khi họ qua đời “mọi người khóc”, còn họ sẽ cười. Mọi người sẽ khóc thương sao được khi họ làm nhiều điều xấu, làm sao khóc nổi khi họ gây tai họa, đe dọa, cướp giật của người khác, khóc làm sao được khi tâm hồn họ không trong sạch, không thể thanh lọc bởi tình người,… Và những kẻ ấy cũng không thể ra đi mà mỉm cười được với lòng mình. Vậy họ chỉ mới làm tròn được một nửa trong quan niệm sống của Bailey “khi sinh ra” họ khóc “còn mọi người xung quanh cười”. Còn vế sau với họ có lẽ không thể thực hiện được.
Có nhiều người nghèo sống rất khổ nhưng họ không bán đứng lương tâm. Họ luôn tìm cách xoay sở để tồn tại nhưng không hề làm chuyện không lương thiện. Họ sống với đúng cuộc sống mà họ được ban tặng, mặc dù khổ nhưng họ đổi lại được niềm vui, và sống với ước mơ nhỏ nhoi là được ra đi trong nước mắt của đồng loại, trong sự thanh thản của lương tri.
Quan niệm sống của Bailey quả thật rất ý nghĩa, có lẽ ông đã đúc kết được ý niệm từ cuộc sống ở đời. Quan niệm ấy là một lời nhắc nhở về cách sống, cách làm người. Chỉ bẳng hai câu ngắn gọn nhưng lại chứa đầy hàm súc khiến con người ta không khỏi băn khoăn về lối sống của chính bản thân mình. Quan niệm đó còn là thước đo để gọt rũa tâm hồn. Bởi nếu muốn sống cho hoàn chỉnh, muốn nhận được tiếng cười chào đón lẫn tiếng khóc thật lòng thì bạn cần phải xem lại cách sống của mình, cách đón nhận những người xung quanh, thử xem mình đã đủ điều kiện để có tiếng cười và tiếng khóc ấy chưa. Hãy chỉnh sửa cách nhìn nhận với mọi người cho đúng, và tập cách quan tâm giúp đỡ người khác, hãy để mình là một thành viên mà xã hội cần, là một người không thể thiếu trong cái gia đình nhỏ và một đại gia đình chung - nơi mà mọi người luôn chào đón bạn.
Tiếng khóc đầu tiên là tiếng khóc bắt đầu, cũng là tiếng khóc hạnh phúc nhất. Nụ cười cuối cùng là nụ cười kết thúc, cũng là nụ cười quan trọng nhất. Bởi nụ cười đó là cách chứng tỏ phương châm sống của bạn, bạn chỉ cười được khi bạn đã toại nguyện, chỉ cười được khi lương tâm bạn trong sáng, chỉ hoàn thành được khi bạn đã hoàn thành quỹ sống có ích của mình và chỉ cười được khi bạn biết mọi người xung quanh khóc thương bạn. Như vậy, ngay bây giờ, khi bạn đã có nụ cười của mọi người xung quanh rồi, thì hãy mau mau “sống sao cho khi bạn qua đời, mọi người khóc còn bạn, bạn cười”.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
0
Bạch Ca
09/01/2018 20:13:11
"Khi ta sinh ra, mọi người cười còn ta thì khóc. Hãy sống sao cho khi ta chết đi rồi, mọi người khóc còn ta thì cười!"
Tự dưng Tôi có nhiều cảm xúc và suy nghĩ khi đọc câu nói này trên bàn làm việc của 1 người bạn, dù đã từng được thấy qua câu nói này nhưng không hiểu sao hiện tại lại có nhiều cảm xúc, chắc nó liên quan đến việc "Khóc và cười" & "Chào đời và chết đi"…
Có ai từng nghĩ mình sẽ sống được bao nhiêu năm, làm được bao nhiêu việc và khóc cười bao nhiêu lần hay không? Duy chỉ có chào đời và chết đi là mỗi người chỉ được làm 1 lần trong đời mà thôi.
Việc chào đời cất tiếng khóc là theo lẽ tự nhiên rồi, nếu em bé không khóc, bà mụ hoặc y tá phải làm mọi cách cho em bé khóc, nếu không em bé sẽ bị ngạt và tím tái không thở được, tiếng khóc chính là khai thông hơi thở đầu tiên của em bé với cuộc đời, à câu này hay "Thở với cuộc đời".
Vậy chứng tỏ việc khóc này là bắt buộc phải có, là lẽ tự nhiên mà không ai chối cãi được và không ai thay đổi được, nếu thay đổi chính là làm trái tự nhiên, mà cái gì trái tự nhiên, đa phần là không tốt, nhỉ?
Thế còn việc chết đi thì sao? Việc chúng ta từ giã cõi đời, mọi người khóc cũng là 1 lẽ tất nhiên. Vì sao ư? Vì “Nghĩa tử là nghĩa tận”, chết là hết, không còn vương vấn, không còn nợ nần, không còn đau khổ, không còn thù hận, không còn gì cả… Cái gì cũng trở về với cát bụi mà thôi… Và nhiều lúc người mà ta ghét cay ghét đắng, hận thù đến tận xương tủy thì khi người ta chết đi, mình cũng có thể phải rơi nước mắt, mạng sống con người là vô giá, mất đi nó là mất tất cả, không có cơ hội làm lại lần thứ 2.
Vậy thì việc chúng ta chết đi, mọi người khóc cũng được xem là 1 lẽ thường tình, hợp tự nhiên và đạo trời.
Thế thì, còn việc gì mà ta có thể quyết định được, nắm quyền kiểm soát, xoay chuyển tình thế theo ý muốn và nguyện vọng của ta. Đó chính là việc ta:
“Hãy sống sao cho khi ta chết đi rồi, mọi người khóc còn ta thì cười!"
Tức là sao, tức là ta phải sống sao cho đáng sống, sống sao cho khi ta chết đi, ta có thể thanh thản, mỉm cười nơi chín suối, mỉm cười vì cha mẹ ta được an hưởng tuổi già (dù lắm khi kẻ đầu bạc phải đưa tiễn người tóc xanh), anh em ta được ấm no hạnh phúc, gia đình ta sung túc, an vui. Đấy mới là sống!
Mượn tạm 1 đoạn mà mình đã đọc được trên Internet để bổ sung cho cách sống “Đấy mới là sống” này như sau:
“Cuộc sống thì vô cùng, cuộc đời mỗi con người hữu hạn. Ta không thể chọn nơi sinh, không chọn được ngày sinh (thông thường thôi nhé!) nhưng có thể chọn cho mình một cách sống.
"Nếu không sống được như mình muốn, hãy sống như mình có thể". Và chính cách sống ấy sẽ quyết định lúc ta nhắm mắt vĩnh biệt thế giới ta cười hay khóc.
Khi bạn sống đúng như con người vốn có, sống như bạn có thể, với hỉ-nộ-ái-ố, không làm trái lương tâm, không tàn nhẫn, không chà đạp lên người khác...tôi tin khi lìa xa cuộc sống, bạn sẽ mỉm cười và những người thực sự yêu thương bạn sẽ khóc.
Từng ngày qua, tôi luôn nhủ lòng: mỗi người chỉ có một cuộc đời duy nhất, không thể sống thử, không có bản nháp để xoá đi viết lại, cần yêu từng giây phút, tận dụng từng giây phút có ý nghĩa, sống hết mình, yêu hết mình để những người tôi yêu thương luôn nhớ về tôi với tình cảm tốt đẹp nhất.
Tôi đang làm những điều có thể...." Sống là không hối hận" mà!!!”
“Sống là không hối hận”, mình thích câu nói này, như lời 1 người bạn từng nói với Tôi, bạn ấy chưa bao giờ hối hạn vì việc gì mà bạn đã làm từ trước đến giờ, như thế chính là bạn đã biết cách sống cho bản thân, cho gia đình và cho mọi người rồi đấy!
Cũng có 1 người bạn của Tôi từng bảo với Tôi rằng là:
“Đời ngắn lắm! Không gian lận, không cướp giật, không giết người, không hại người khác là coi như người tốt rồi. Còn lại cứ làm những gì mình thích làm, mình muốn làm, mình cho là "đáng" làm. Ai nhìn mình thế nào, mặc kệ. Who cares? Cuộc sống này là của mình, mình sống cho mình, không phải sống cho người khác. Nếu người nào thật sự thương mình, họ cũng muốn mình được hạnh phúc, họ cũng muốn mình cuộc sống mình “easy”, không có dằn vặt
1
0
mỹ hoa
09/01/2018 20:29:19
khi ta sinh ra tức là thể hiện sự năng đọng của ta không đứa trẻ nào trên đời khi sinh ra mà không khóc uy ta khóc nhưng người sinh a ta cha mẹ ta ông bà ta ảm thấy hạnh phúc trào dâng là niềm vui sướng khi máu mủ của mình ra đời đến khi ta lớn lên ta phải sống sao cho trọn đạo lí tình người và không hổ thẹn với bạn thân gia dình không bao giờ cảm thấy nhục nhã thì lúc đó cái chết của bạn đáng và khi ta chết mọi người phải cảm thấy thương xót đau khổ nuối tiếc cảm phục ta nên họ sẽ khóc vì vậy câu nói của khổng tử là một bài học sâu săc ủa muôn nhân loại

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 11 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư