Mikhain Vaxiliêvich Lômônôxôp (1711 – 1765)Thời đại của LômônôxôpLômônôxôp ra đời vào đầu thế kỉ XVIII.
Bạn đang xem: Lô mô nô xốp là ai
Khi đó nước Nga còn là một nước phong kiến lạc hậu, nền kinh tế chủ yếu dựa vào sức lao động của nông nô, công nghiệp chưa phát triển bao nhiêu. Giáo hội giữ một vai trò then chốt trong sự phát triển văn hóa của đất nước. Hai trường đại học lớn lúc bấy giờ, học viện Kiep và học viện Maxcơva, là những trường của giáo hội, chủ yếu dạy giáo lí và triết học kinh viện, hầu như không quan tâm đến các môn khoa học tự nhiên. Trong khi đó thì ở Anh, Pháp chủ nghĩa tư bản đã hoàn thành và đã tổ chức được những Viện Hàn lâm khoa học nổi tiếng ở Pari và Luân Đôn.Vua nước Nga lúc đó, Piôt đệ nhất (Piôt đại đế) là một người có chí hướng lớn, muốn đưa nước Nga ra khỏi cảnh lạc hậu, trì trệ, tiến lên thành một cường quốc Châu Au. Ong hiểu rằng muốn thế, phải phát triển khoa học, kĩ thuật, phải đào tạo nhân tài. Bản thân Piôt đã đi tới các nước Châu Au, đích thân học nghề đóng tầu, học cách buôn bán. Sau khi về nước, ông cử nhiều thanh niên ra nước ngoài học khoa học quân sự, học nghề kĩ sư, nghề hàng hải. Ong mở nhiều trường học kĩ thuật, cho xuất bản sách báo kĩ thuật, tổ chức Viện Hàn lâm khoa học Pêtecbua, chủ trương phát triển khoa học, kĩ thuật và tách giáo dục và khoa học ra khỏi ảnh hưởng của giáo hội.Để nhanh chóng đi lên trong điều kiện kinh tế còn lạc hậu. Piôt chủ trương mời các nhà khoa học lớn ở Châu Au đến Viện Hàn lâm khoa học Pêtecbua, tạo cho họ những điều kiện tốt để nghiên cưú khoa học và vận dụng khoa học vào việc nâng cao nền kinh tế và tiềm lực quân sự của nước Nga. Đồng thời Piôt cũng sử dụng các nhà khoa học nước ngoài để đào tạo cán bộ khoa học trong nước. Chủ trương sáng suốt đó của Piôt vấp phải sự chống đối của giáo hội và của giai cấp phong kiến Nga. Họ biết rằng muốn cho nước Nga có sức mạnh kinh tế và quân sự, cần phải phát triển khoa học. Nhưng họ lại sợ rằng khoa học phát triển sẽ làm nẩy nở tư tưởng duy vật, vô thần, và nhiều tư tưởng chính trị “độc hại” khác nữa. Từ 1725, sau khi Piôt mất đi, thái độ đầy mâu thuẫn đó của các tầng lớp thống trị nước Nga đã khiến họ cúi đầu sùng bái các nhà khoa học, các nhà kinh doanh nước ngoài, giao cho họ nhiều trọng trách trong bộ máy nhà nước, nhưng lại ngăn cản việc học hành của thanh niên trong nước, chặn lại trước họ con đường tiến vào khoa học. Đ6ẻ củng cố chỗ ngồi của họ, các viên chức cao cấp người nước ngoài ra sứ tung ra luận điệu rằng người Nga không thể nào trở thành nhà bác học hoặc nhà văn nghệ, và luận điệu đó được các nhà cầm quyền Nga tán thưởng và ủng hộ.Lômônôxôp đã đi vào khoa học trong hoàn cảnh như vậy.Con đường đi vào khoa họcMikhain Lômônôxôp sinh năm 1711 tại một làng nhỏ ven biển phía bắc nước Nga, gần thị trấn Ackhanghen. Cha Mikhain là một nông dân làm thêm nghề đánh cá, gia đình sống đủ no. Cho đến nay tiểu sử của Mikhain Lômônôxôp vẫn còn có những chỗ chưa được biết rõ ràng.Ở miền quê của Lômônôxôp lúc đó có nhiều người biết đọc, biết viết, thậm chí một số người còn ham đọc sách nữa. Tới năm 12 tuổi, cậu bé Mikhain đã đọc thông viết thạo, không những đọc sách đạo của giáo hội mà còn thích đọc cả các sách ngoài đời nữa. Có hai cuốn sách “ngoài đời” mà Mikhain say sưa đọc mãi nhiều lần, cuốn “Ngữ pháp” của Xmôtritxki và cuốn “Số học” của Manhixki. Đó là những cuốn sách nổi tiếng thời bấy giờ, phản ảnh được đầy đủ trình độ ngữ văn Nga và toán học thế kỉ XVIII. Chúng đã khơi dậy trong tâm hồn Mikhain lòng ham thích khoa học, và khát vọng muốn nắm vững khoa học vì khoa học tạo ra khả năng làm chủ thiên nhiên. Mikhain thấy rằng tự mình đọc sách là chưa đủ, chú bé còn muốn được đến trường học nữa. Nhưng ước mơ đó không thể thành sự thực. Quanh vùng Mikhain ở chỉ có một trường học duy nhất của giáo hội, nhưng trường đó không nhận con cái các nhà “dân hèn” vào học. Mikhain không chịu bỏ cuộc. Năm 1730, mặc dù cha hết sức can ngăn, chàng thanh niên Mikhain 19 tuổi quyết tâm từ giã gia đình đi Maxcơva tìm nơi học tập. Với vài bộ quần áo bọc trong một chiếc khăn nhỏ móc tòng teng trên đầu chiếc gậy ngắn và một số tiền ăn đường ít ỏi, Mikhain đi bộ vượt hàng trăm kilômét để tới Maxcơva. Ở đây, cũng như ở khắp nơi trong nước Nga, con nhà “thứ dân” không được nhận vào trường đại học. Mikhain đã tìm cách khai man, tự nhận mình là con trai một nhà quý tộc, và cuối cùng đã được nhận vào học tại Học viện Maxcơva của giáo hội.Năm năm ở học viện là năm năm sống rất gian khổ và túng thiếu. Lômônôxôp vừa đi làm thêm để kiếm tiền ăn, vừa dốc sức học hành, mong tiến sâu vào khoa học. Nhưng càng học, Lômônôxôp càng thấy chán nản vì nhà trường chỉ dạy giáo lí, kinh viện, không giúp cho anh tiến thêm được bước nào trong khoa học tự nhiên. Được biết Học viện Kiep có dạy khoa học tự nhiên, năm 1734 Lômônôxôp cố xin được biệt phái xuống Kiep một thời gian. Nhưng anh đã thất vọng quay trở về Maxcơva, vì học viện Kiep cũng chỉ dạy những “câu chữ rỗng tuấch của triết học Arixtôt”, chứng không phải là khoa học tự nhiên thực sự. Năm 1735, một sự tình cờ may mắn đã tạo ra một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời Lômônôxôp. Theo chỉ thị của Nghị viện Nga, Học viện Maxcơva chọn 12 sinh viên xuất sắc nhất cho đi học tại Viện Hàn lâm khoa học Pêtecbua, Lômônôxôp được chọn trong số 12 người đó, và sau 8 tháng học tại Pêtecbua, được Viện hàn lâm cử đi học tiếp ở Đức. Lômônôxôp được học những giáo sư xuất sắc, được đào tạo chuyên về luyện kim và mỏ. Năm 1741 ông trở về Viện hàn lâm Pêtecbua công tác và năm 1745 ở tuổi 34, ông được công nhận là giáo sư hóa học, viện sĩ viện hàn lâm.Lômônôxôp, người tổ chức nền khoa học NgaLômônôxôp bắt đầu cuộc đời trong một hoàn cảnh khó khăn và phức tạp. Viện hàn lâm khoa học Pêtecbua lúc đó thực sự nằm dưới sự điều khiển của chánh văn phòng Sumakhơ. Sumakhơ là một nhân viên cao cấp người Đức, hẹp hòi và thiển cận, lo cho chức vụ và quyền lợi của mình nhiều hơn là lo cho khoa học.