LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Quá trình trao đổi và buôn bán ở chợ làng hiện nay

quá trình trao đổi và buôn bán ở chợ làng hiện nay 
2 trả lời
Hỏi chi tiết
296
1
0
Nguyễn Nguyễn
12/09/2021 13:43:09
+5đ tặng

Không chỉ thuần túy là nơi buôn bán, các ngôi chợ phường, xã ngày nay cũng trở thành một chứng nhân lịch sử chứng kiến bao đổi thay thăng trầm của vùng đất Biên Hòa - Ðồng Nai, là bộ mặt kinh tế nói lên sự phát triển của một thành phố hiện đại và là điểm giao hòa giữa Biên Hòa xưa và nay. Người đi chợ có thể tìm thấy chút hình ảnh riêng, một cá tính đặc trưng thể hiện trong những sinh hoạt đời thường của một thành phố mà chợ chính là nơi bộc lộ rõ nhất. Dù chuyện con trâu cái cày, chuyện ruộng vườn không còn xôn xao những góc chợ như xưa, các chợ phường, xã nay vẫn còn lưu giữ những nét văn hóa đặc trưng của một vùng đất Nam bộ buổi đầu khai khẩn.

Ðầu tiên là ở cách xưng hô. Người đi chợ dù quen hay lạ thường được những người bán hàng gọi một cách thân thiết như người cùng một nhà, hoặc cùng họ hàng bên ngoại là cưng, em gái (nếu còn trẻ); là má, dì (nếu ở tuổi trung niên); là ngoại (nếu là người cao tuổi). Giữa những bon chen cuộc sống thị thành, giữa chật chội xô bồ nơi chợ phố, việc duy trì cách xưng hô gần gũi, thân mật như níu lại những ấm áp chan hòa trong văn hóa ứng xử của cư dân trên vùng đất mới trong những ngôi chợ làng xưa.

Những nét quê bình dị, giản đơn không chỉ thể hiện trong cách ứng xử giao tiếp giữa người mua kẻ bán mà còn hiện hữu khắp nơi trong các ngôi chợ phường, xã ngày nay. Ngoài những tiểu thương buôn bán cố định, chúng ta dễ dàng gặp cảnh buôn thúng bán bưng, không sạp không quầy. Người đôi quang gánh, người bày thau chậu, người trải ny-lông hay những chiếc xe đạp, xe máy chở theo chiếc sọt đựng hàng bán. Ðó có thể là vài mớ tép gạo tươi trong bụng đầy trứng vừa được cất vó về; mớ cá đồng thập cẩm như lòng tong, cá trắng, cá rô, cá diếc…thi nhau quẫy đuôi trong chiếc thau nhỏ; mớ nhiều loại rau hoang dại mọc trong các khu vườn được gọi chung bằng một cái tên cũng vô cùng dân dã - rau tập tàng…

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
...
12/09/2021 13:44:09
+4đ tặng

Ðầu tiên là ở cách xưng hô. Người đi chợ dù quen hay lạ thường được những người bán hàng gọi một cách thân thiết như người cùng một nhà, hoặc cùng họ hàng bên ngoại là cưng, em gái (nếu còn trẻ); là má, dì (nếu ở tuổi trung niên); là ngoại (nếu là người cao tuổi). Giữa những bon chen cuộc sống thị thành, giữa chật chội xô bồ nơi chợ phố, việc duy trì cách xưng hô gần gũi, thân mật như níu lại những ấm áp chan hòa trong văn hóa ứng xử của cư dân trên vùng đất mới trong những ngôi chợ làng xưa.

Những nét quê bình dị, giản đơn không chỉ thể hiện trong cách ứng xử giao tiếp giữa người mua kẻ bán mà còn hiện hữu khắp nơi trong các ngôi chợ phường, xã ngày nay. Ngoài những tiểu thương buôn bán cố định, chúng ta dễ dàng gặp cảnh buôn thúng bán bưng, không sạp không quầy. Người đôi quang gánh, người bày thau chậu, người trải ny-lông hay những chiếc xe đạp, xe máy chở theo chiếc sọt đựng hàng bán. Ðó có thể là vài mớ tép gạo tươi trong bụng đầy trứng vừa được cất vó về; mớ cá đồng thập cẩm như lòng tong, cá trắng, cá rô, cá diếc…thi nhau quẫy đuôi trong chiếc thau nhỏ; mớ nhiều loại rau hoang dại mọc trong các khu vườn được gọi chung bằng một cái tên cũng vô cùng dân dã - rau tập tàng…

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Lịch sử Đại học mới nhất
Trắc nghiệm Lịch sử Đại học mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư