Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích bài thơ tự tình 2 của hồ xuân hương qua đó nhận xét và làm rõ vẻ đẹp của người phụ nữ việt nam trong xã hội xưa

phân tích bài thơ tự tình 2 của hồ xuân hương qua đó nhận xét và làm rõ vẻ đẹp của người phụ nữ việt nam trong xã hội xưa
3 trả lời
Hỏi chi tiết
515
1
1
Katie
15/09/2021 16:05:50
+5đ tặng

Hồ Xuân Hương được biết đến là một trong những nhà thơ nữ nổi tiếng bậc nhất nhất trong nền văn chương Việt Nam thời kì trung đại. Bà được mện danh là bà chúa thơ Nôm với những vần thơ thuần Việt nhưng lại có ý vị của sự sáng tạo, độc đáo, dám nghĩ, dám nói. Tinh thần văn chương của bà rất hiện thực, phản ánh cái tôi mạnh mẽ mà không phải người phụ nữ nào cũng dám nghĩ, dám lên tiếng và hành động

Tự tình là một trong những bài thơ nổi tiếng của bà. Bài thơ là tiếng nói đại diện cho những nỗi khát khao, những tâm tình nói lên tâm tư, tình cảm của rất nhiều người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến xưa. Bài thơ là tiếng lòng của Hồ Xuân Hương và cũng là tiếng lòng chung của rất nhiều phụ nữ trong xã hội xưa, nhưng không phải ai cũng được như Hồ Xuân Hương, không phải ai cũng dám nói lên những tiếng nói chân thật nhất trong lòng mình, khi người phu nữ trong xã hội kia phải bị chịu kìm kẹp bởi nhiều cái được gọi là “nữ nhi thường tình”, “phận nữ nhi”, trong khi xã hội phong kiến lại nặng nề tư tưởng trọng nam khinh nữ. Những người phụ nữ không có nhiều quyền hạn trong chính gia đình mình chứ chưa nói gì đến bên ngoài xã hội. Không có tiếng nói, cuộc sống bị nhiều ép buộc, sắp đặt, thiếu tự do khiến cho họ có nhiều uẩn khúc trong lòng, và Hồ Xuân Hương đã giúp họ nói thay tiếng nói của họ:

Xem thêm:  Văn nghị luận: Bình luận về sự nôn nóng

 

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,

Trơ cái hồng nhan với nước non.

Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn,

Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám.

Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.

Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,

Mảnh tình san sẻ tí con con!”

Hồ Xuân Hương cảm nhận cuộc sống của mình qua những thanh âm rất buồn. Bà thấy vắng lặng trong tâm hồn vì nghĩ xót xa cho số phận của mình:

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,

Trơ cái hồng nhan với nước non”

Một người phụ nữ mà đêm đã rất khuya vẫn trẳn trọc những thao thức, nghĩ suy, không thể nào chợp mắt được. Màn đêm buông xuống sau một ngày dài phải đối mặt với bao nhiêu chuyện, đêm về là lúc nghỉ ngơi, vậy mà trong lòng vẫn không được thanh thản. Tiếng trống canh dồn càng làm cho người phụ nữ thấy trong lòng như mang nặng những điều bất ổn. Cô đơn, lẻ loi, nghĩ mà đau thương cho số phận của một thân phận làm lẽ . Phận hồng nhan bạc thật, bạc bẽo vô cùng.

“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”

 

Phân tích bài thơ Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương

Không ngủ được, thao thức mãi với những tâm tình như những cơn sóng lòng hết đợt này đến đợt khác cuộn cuộn mãi không dứt, khiến nhân vật trữ tình thấy sầu tủi, nỗi sầu muộn thống thiết không nguôi. Sầu quá, nhân vật trữ tình tìm đến rượu, thú tiêu sầu. Đây là một chi tiết rất bình thường nếu đặt trong hoàn cảnh của một người con trai nhưng đây lại là hoàn cảnh của một người phụ nữ, nữ nhi cũng mượn rượu tiêu sầu, quả là một người có bản lĩnh hơn đời . Một chút rượu thơm nồng cũng khiến cho người phụ nữ say trong những cơ mê, những cứ nghĩ say là sẽ quên đi được mà thành ra càng say lại càng tỉnh. Ai say mà lại nhìn nhận được bản thân một cách rõ rệt như thế. “Vầng trăng khuyết chưa tròn” không phải vầng trằng khuyết đâu mà trái tim cua người phụ nữ bị khuyết đi bởi những đớn đau phải chịu đựng trong đời:

Xem thêm:  Bài đọc tham khảo Chọn bạn

 

“Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám.

Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn”

Những câu thơ thật đắt giá với những tứ thơ thật sống đông và táo bạo. “Xiên ngang” – “Đâm toạc” đặt trong bối cảnh chung của câu thơ gợi lên những cảm giác về sự phản kháng, muốn được làm điều gì đó để giải thoát ra những cảm giác đớn đau, buồn bực trong lòng. Sức sống của nhân vật trữ tình cũng được thể hiện trong những câu thơ này. Nhưng rồi, nhân vật cũng nhanh chóng trở về những ý nghĩa của thực tại:

“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,

Mảnh tình san sẻ tí con con!”

Cuộc đời thật lắm những bi ai. Xuân đi xuân lại không chỉ đơn thuần nói về sự cảm thán của thời thanh xuân tươi đẹp của mình bị mất dần đi, dần dần bị chôn vùi trong thời gian, qua những ngày tháng vô định mà câu xuân đi xuân lại lạ mang một thâm ý sâu sắc vô cùng. Phận làm lẽ, chịu cảnh chồng chung khiến cho Hồ Xuân Hương cảm thấy nhiều sự tổn thương. Chồng chung lúc người ta ở cùng mình, lúc người ta lại có người vợ khác. Xuân đi xuân lại lại đó là ý chỉ lúc có tình yêu lúc lại sống trong cô đơn, chừ đợi vô vọng.

Thân phận của đại đa số những người phụ nữ trong xã hội phong kiến là thế đấy. Lúc nào cũng phải sống và phân đấu theo những quý chuẩn “công dung ngôn hạnh”, rồi tư tưởng lưc nào cũng phải theo đạo lý “tam tòng tứ đức”. Sống một cuộc đời vì người khác, vì gia đình nhiều hơn vì mình. Nhưng những gì họ nhận lại là gì, là sự không công bằng, không được coi trọng xứng đáng. Và Hồ Xuân Hương đã nói lên hết những tâm tình của mình, là một lời phản kháng lại chế độ phong kiến xưa.



 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Phuong
15/09/2021 16:05:59
+4đ tặng

Thân phận lẽ mọn của người phụ nữ trong xã hội phong kiến là một đề tài khá phổ biến trong văn học dân gian và văn học viết thời hiện đại. Tình yêu và hạnh phúc gia đình là một trong những mối quan tâm lớn của văn học từ xưa đến nay. Nó góp phần thể hiện rõ tinh thần nhân đạo trong văn học. Chùm thơ Tự tình là một trong những tác phẩm tiêu biểu viết về người phụ nữ trong văn học Việt Nam - Hồ Xuân Hương.

Người phụ nữ cô đơn trong đêm khuya vắng lặng nghe tiếng trống cầm canh báo thời khắc đi qua. Canh khuya là thời gian từ nửa đêm cho đến sáng. Nàng cảm thấy tiếng trống canh báo hiệu thời gian khắc khoải mong ngóng một điều gì. Nhưng càng mong lại càng không thấy. Tiếng trống canh đang dồn dập kia chính là thông báo về thời gian tâm trạng của nàng. Nó thể hiện nỗi chờ mong khắc khoải, thảng thốt thiếu tự tin, đầy lo âu và tuyệt vọng của người đàn bà.

Hồ Xuân Hương diễn tả tâm trạng bẽ bàng của người vợ cô đơn chờ mong chồng mà chồng không đến bằng một chữ trơ - trơ trọi, trơ cái hồng nhan, cái thân phận phụ nữ với nước non, với đời, với tình yêu.

Hai câu tiếp theo, Hồ Xuân Hương diễn tả tâm trạng tuyệt vọng của người vợ chờ chồng.

Câu thơ ẩn chủ từ, chỉ thây hành động và trạng thái diễn ra. Chén rượu hương đưa nghĩa là uống rượu giải sầu cho quên sự đời, nhưng say rồi lại tỉnh, tức là uống rượu vẫn không quên được mối sầu!

Vầng trăng bóng xế trong câu bốn có nghĩa là đêm đã gần tàn, nhưng trăng chưa tròn mà đã xế, thể hiện cảm xúc về hạnh phúc chưa tròn đầy. Vầng trăng bóng xế cũng có thể có hàm ý chỉ tuổi người đã luống mà hạnh phúc chưa đầy.

Nếu như bốn câu thơ đầu tiên diễn tả cái tâm trạng chờ đợi mòn mỏi có phần tuyệt vọng, buông xuôi, thì ở hai câu năm và sáu, Hồ Xuân Hương đã bất ngờ vẽ ra hình ảnh một sự cảm khái. Cái đám rêu kia còn được bóng trăng xế xiên ngang mặt đất soi chiếu tới. Ta có thể tưởng tượng: mấy hòn đá kia còn được ánh trăng đâm toạc chân mây để soi đến. Hoá ra thân phận mình cô đơn không bằng được như mấy thứ vô tri vô giác kia! Đây không nhất thiết phải là cảnh thực, mà có thể chỉ là hình ảnh trong tâm tưởng. Mấy chữ xiên ngang, đâm toạc có ý tiếp cái mạch văn trũng bóng xế ở câu trên. Nhưng các sự vật, hình ảnh thiên nhiên ở đây diễn ra trong dáng vẻ khác thường, do việc tác giả sử dụng những từ ngữ chỉ hành động có tính chất mạnh mẽ, dữ dội:

Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.

Hai câu thơ này cũng có thể hiểu là đảo ngữ: rêu từng đám xiên ngang mặt đất, còn đá mấy hòn vươn lên đâm toạc chân mây. Và đó không phải là hình ảnh của ngoại cảnh, mà là hình ảnh của tâm trạng, một tâm trạng bị dồn nén, bức bối muốn đập phá, muốn làm loạn, muốn được giải thoát khỏi sự cô đơn, chán chường. Nó thể hiện cá tính mạnh mẽ, táo bạo của chính Hồ Xuân Hương.

Những dồn nén, bức bôi, đập phá của tâm trạng nhà thơ bất ngờ bộc phát, và cũng bất ngờ lắng dịu, nhường chỗ cho sự trở lại của nỗi buồn chán và bất lực, chấp nhận và cam chịu. Câu thơ Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại chứa đựng biết bao nhiêu là thời gian và sự chán nản kéo dài. Cuộc đời cứ trôi đi, thời gian cứ trôi đi, tình yêu và hạnh phúc thì chỉ được hưởng tí chút. Tác giả đã đi, tình yêu mà hạnh phúc thì chỉ được hưởng tí chút. Tác giả đã dùng từ mảnh tinh để nói cái tình bé như mảnh vỡ. Lại nói san sẻ - Chắc là san sẻ với chồng, san sẻ với vợ cả chăng? Hai câu thơ cuối khép lại bài thơ, như một tổng kết, như một lời than thở thầm kín của người phụ nữ có số phận lẽ mọn về tình yêu và hạnh phúc lứa đôi không trọn vẹn trong xã hội xưa.

1
0
Tâm Như
15/09/2021 18:49:11
+3đ tặng

Thơ là một hình thái nghệ thuật cao quý, tinh vi. Mỗi bài thơ là tiếng hát của trái tim, là những cảm xúc chân thành mà mãnh liệt của người nghệ sĩ. Bởi vậy, Diệp Tiến cho rằng, “thơ là tiếng lòng”. Trong số những “ tiếng lòng” trong thơ, ta bắt gặp nỗi lòng người phụ nữ sống trong xã hội xưa đầy xót xa, tủi hổ, nổi bật là Hồ Xuân Hương với tác phẩm “ Tự tình II”.

Thơ là thư kí trung thành của trái tim, là nơi dừng chân của tâm hồn người nghệ sĩ. Thơ phản ánh cuộc sống con người, xã hội để qua đó, nhà thơ bộc bạch nỗi lòng mình. Họ như những con ong chăm chỉ bay xa để đem về hương phấn làm nơi mật ngọt, tái tạo tài tình bằng những cảm xúc cá nhân để tạo mật ngọt toả ngát cho đời.

Trong những con ong chăm chỉ như Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Hồ Xuân Hương nổi lên là một hiện tượng văn học độc đáo chuyên viết về phụ nữ với thể loại trữ tình và trào phúng, kết hợp văn học dân gian và văn học bác học. Xuyên suốt các tác phẩm của bà là nỗi lòng người phụ nữ với những đau xót, buồn tủi về thân phận và khao khát một cuộc sống hạnh phúc, tự do. Bài thơ “ Tự tình II” đã thể hiện rõ điều đó. Mở đầu bài thơ, chúng ta như đồng cảm với tâm trạng cô đơn, buồn tủi của Hồ Xuân Hương:

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non.”

Câu thơ mở ra không gian vắng lặng, yên tĩnh trong đêm khuya tĩnh mịch. Trong không gian nghệ thuật ấy, cùng với bước đi vội vã của thời gian “ trống canh dồn”, “ trơ” lại “ cái hồng nhan với nước non”. “ Trơ” nghĩa là trơ trọi gợi lên nỗi cô đơn, cô độc nhưng cũng có nghĩa là trơ trẽn gợi lên nỗi xấu hổ, bẽ bàng. “Trơ” lại một "cái hồng nhan” gợi lên sự mỉa mai, rẻ rúng cùng nỗi tủi hổ, bẽ bàng, cô đơn của một thân phận phụ nữ nhỏ bé và bất hạnh. Không chỉ cô đơn, buồn khổ, bài thơ còn thấm đượm nỗi xót xa, bẽ bàng, nỗi đau thân phận của nhân vật trữ tình:

“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.”

Cụm từ “ say lại tỉnh” tạo nên một vòng luẩn quẩn cho câu thơ cũng là vòng luẩn quẩn của thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa. Mượn rượu để men cay làm quên sự đời, quên đi những tủi hổ, bẽ bàng nhưng, hơi rượu cũng không thể xua tan đi nỗi đau thân phận. Như vậy, uống rồi say, say rồi tỉnh, tỉnh rồi đau, đau rồi lại uống.

Ở đây, người phụ nữ đau bởi nhận thức rõ “vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”. Hình ảnh ẩn dụ đầy sức gợi thể hiện rõ nỗi đau tột cùng của nhân vật trữ tình bởi tuổi xuân sắp qua đi như “ vầng trăng bóng xế” mà nhân duyên chưa trọn vẹn nên “ khuyết chưa tròn”. Dường như càng khao khát một hạnh phúc nhỏ nhoi, người phụ nữ càng xót xa, đau đớn cho phận mình. Đau đớn, xót xa ắt dẫn đến phẫn uất, phản kháng. Người phụ nữ đã phản kháng lại số phận để mong muốn thay đổi cuộc đời:

“Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.”

Phép đảo ngữ đưa những động từ mạnh “ xiên ngang”, “ đâm toạc” lên đầu câu nhấn mạnh sự phẫn uất phản kháng của người phụ nữ. “ Rêu”, “ đá” là những vật vô tri, bé nhỏ, yếu mềm chính là thân phận người phụ nữ tuy nhỏ bé, tầm thường, vô dụng trong xã hội “ trọng nam khinh nữ” nhưng cũng mang sức mạnh phản kháng, đấu tranh đòi quyền sống, quyền hạnh phúc.

Quyền được sống, được tự do yêu đương và nhu cầu hạnh phúc là điều nhỏ nhoi mà bất kỳ người phụ nữ nào cũng được hưởng. Nhưng, chế độ xã hội xưa không cho phép họ được sống với quyền lợi chân chính của mình. Xã hội với tư tưởng “ trọng nam khinh nữ”, với quan niệm vạn đời bất biến “ trời xanh quen thói má hồng đánh ghen” đã ngang nhiên chà đạp lên cuộc đời người phụ nữ. Cố ngoi đầu lên họ lại bị dìm xuống sâu hơn nữa. Cố phản kháng họ lại chuốc thêm đau buồn:

“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mối tình san sẻ tí con con.”

Câu thơ thể hiện nỗi chán chường, ngao ngán khi tuổi xuân con người ra đi mà không bao giờ trở lại. “ Xuân” vừa là mùa xuân của đất trời vừa là tuổi xuân của con người. Cùng là “ xuân” thế nhưng xuân của đất trời đi rồi đến còn xuân của con người một đi không trở lại. Bởi thế, sao tránh khỏi nỗi đau buồn, tủi hổ!

Đã nhiều lần chính nhà thơ lên tiếng “ chém cha cái kiếp lấy chồng chung” nhưng rồi lại đau buồn bởi quy luật “ gỡ ra rồi lại buộc vào như chơi” (Nguyễn Du). Khao khát hạnh phúc trọn vẹn nhưng cuối cùng chỉ còn lại sự xót xa của một thân phận hai lần làm lẽ. “ Mảnh tình san sẻ tí con con.”

Chỉ đơn độc, duy nhất một “ mảnh tình” nhưng cũng phải “ san sẻ” từng “ tí con con”. Tấm lòng cô độc mềm yếu nhưng cũng chẳng được vẹn toàn. Trong xã hội phong kiến, hạnh phúc với người phụ nữ như một chiếc chăn quá hẹp, người này ấm thì người kia lạnh “ kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng”.

Cả bài thơ “ Tự tình II” toát lên nỗi đau thân phận của Hồ Xuân Hương cũng là nỗi đau của tất cả người phụ nữ trong xã hội đương thời. Đó là tâm trạng vừa đau buồn, vừa phẫn uất trước duyên phận, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch. Tất cả khái quát thành quy luật như Nguyễn Du đã viết trong “ Truyện Kiều”:

“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.”

“Tự tình II” giúp người đọc thấu hiểu nỗi đau thân phận và khát vọng mạnh mẽ muốn vươn lên số phận của người phụ nữ qua nỗi đau và khát vọng của Hồ Xuân Hương nhưng cũng giúp ta nhận ra và trân trọng tài năng độc đáo của “ Bà chúa thơ Nôm” trong nghệ thuật sử dụng từ ngữ và xây dựng hình ảnh. Quả là “ Nghệ thuật làm nên câu thơ, trái tim làm nên thi sĩ”.

“Tự tình II” chính là tiếng lòng của Hồ Xuân Hương đúng như nhận định “ Thơ là tiếng lòng” của Diệp Tiến. Tiếng lòng thiết tha vừa u buồn vừa phảng phất ánh sáng của khao khát, ước mơ hạnh phúc như một viên ngọc sáng thách thức bước đi nghiệt ngã của thời gian. Qua bao thế kỷ, Hồ Xuân Hương cùng tiếng thơ “ Tự tình” vẫn in sâu trong tâm trí độc giả ngàn đời.

Tâm Như
tự tình II nha ;-;

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 11 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo