Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991 có tất yếu không? Vì sao?

sử sụp đổ của liên xoonawm 1991 có tất yếu ko? vì sao
 
3 trả lời
Hỏi chi tiết
386
1
0
huyen nguyen
16/09/2021 21:39:55
+5đ tặng
Sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu cuối những năm 80 đầu những năm 90 của thế kỷ XX là một sự kiện đặc biệt quan trọng của thế giới, là một tổn thất hết sức to lớn của những người cộng sản trong quá trình hiện thực hóa học thuyết Mác – Lênin. Sự tan rã của Liên bang Xô viết vào cuối 1991 đã làm thay đổi căn bản cục diện chính trị thế giới.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nguyễn Hà Thương
16/09/2021 21:40:08
+4đ tặng

CÓ VÌ
.Gần 20 năm sau khi Liên Xô sụp đổ đã có nhiều người viết về nguyên nhân vì sao Liên Xô sụp đổ một cách có hệ thống, nhiều công trình nghiên cứu đã đi đến kết luận sự sụp đổ của Liên Xô có nguyên nhân sâu xa là do những sai lầm, khuyết tật của mô hình XHCN Xô viết, một chế độ xã hội đã đạt những thành tựu vĩ đại, đóng góp to lớn cho sự phát triển của nhân loại, góp phần quyết định cứu loài người khỏi thảm họa phát - xít, nhưng đã trở nên trì trệ, không đáp ứng được yêu cầu phát triển trong tình hình mới. Cuộc cải tổ sai lầm ở Liên Xô do M. S. Gorbachev đề xướng là nhân tố trực tiếp dẫn đến sự sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa trên đất nước Liên Xô.

Loạt bài này khai thác những tư liệu được công bố gần đây (chủ yếu là công trình “Bí ẩn diệt vong của Liên Xô - lịch sử những âm mưu và phản bội 1945 - 1991” của tác giả A. P. Seviakin nhằm giúp bạn đọc hiểu thêm những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của Nhà nước Xô viết vào năm 1991.

Vào những năm tháng cuối cùng của thời Xô viết, có 7 nhân vật tên tuổi đã tạo nên công cuộc cải tổ để rồi chính họ phá tan Đảng Cộng sản Liên Xô, phá tan nhà nước Xô viết, làm sụp đổ chế độ XHCN ở Liên Xô. Nhưng trước hết và quan trọng nhất là M. Gorbachev.

1
0
Khánh Chii
16/09/2021 21:42:25
+3đ tặng

1. Đích nhắm của phương Tây

Vào đầu thập kỷ 1970 tại Sicily (Italia) diễn ra cuộc gặp mặt "những chính khách trẻ”, có M. S. Gorbachev tham dự. Ông ta lúc đó là cán bộ đoàn, thủ lĩnh đảng của Stavropol. Chính vào thời điểm này mối liên lạc của “người cải tổ số 1" trong tương lai với giới lãnh đạo chính trị phương Tây được thiết lập. Những cuộc tiếp xúc này đã khởi đầu một đường lối "Tư duy mới” và điểm kết thúc là sự biến mất hoàn toàn của Liên Xô.

M. S. Gorbachev khi là Bí thư Trung ương Đảng phụ trách nông nghiệp đã tiếp xúc công khai với người Mỹ là những nhà "hoạt động xã hội” khoác áo chuyên gia về nông nghiệp. Thông qua con đường công khai và không công khai, M. S. Gorbachev đã từng tiếp xúc với RAND Coporatinon là tổ chức chuyên nghiên cứu thông tin tình báo để chống phá Liên Xô. Trong những tài liệu thu thập gần đây cho thấy phía Mỹ đã có ý kiến thiết lập mối quan hệ với M. S. Gorbachev trước khi khởi động công cuộc cải tổ không lâu. Năm 1984, một năm trước khi Gorbachev lên nắm chức Tổng Bí thư, tại Geneva, diễn ra hội nghị về giải trừ quân bị, đại sứ Liên Xô V. Israelian - Trưởng đoàn đại biểu Liên Xô đã nhận lời mời của Đại sứ Mỹ tại Hội nghị Geneva Lewis Fields tới gặp xã giao ở một nhà hàng ngoại ô thành phố. Khi ăn cơm, người Mỹ không thông báo gì đặc biệt. Lúc chia tay, Fields đề nghị hai người đi bộ một lát và ông bạn Mỹ nói Mỹ muốn thiết lập mối tiếp xúc công việc nghiêm túc với Ban lãnh đạo Liên Xô và Phó Tổng thống Bush sẵn sàng gặp lãnh đạo Xô viết trong thời gian công cán tại Geneva. Cuộc gặp cần mang tính riêng tư, kín đáo nhất - Fields nói thẳng rằng Phó Tổng thống muốn được gặp M. S. Gorbachev với tư cách là một lãnh tụ chắc chắn trong tương lai của Liên Xô.

Đại sứ Liên Xô Israelian kể lại, đúng thời gian đó Bush đã có mặt tại Geneva, ngày 18-4-1984. Còn hôm trước đó, cố vấn Tổng Thư ký Liên Hợp quốc Xadrudnin Aga Han đã gọi điện thoại bí mật thông báo cho tôi rằng chiều 17 ông ta muốn cùng tôi gặp "một người bạn chung của chúng ta". Chúng tôi cùng trò chuyện ba người. Bush đề cập đến mục đích chuyến đi Geneva là đưa ra dự thảo Hiệp ước về cấm vũ khí hóa học. Khi chuyển sang nói chuyện khác thì Aga Han bỏ đi, chỉ còn lại tôi và Bush. Ông lập tức chuyển cuộc nói chuyện sang khả năng tiến hành cuộc gặp Xô - Mỹ không chính thức. Bush nói thêm đã ủy nhiệm cho Fields thu xếp, còn địa điểm, thời gian cuộc gặp sẽ xác định theo nguyện vọng và khả năng của hai bên. Nội dung cuộc gặp mỗi bên có thể tùy ý đề cập tới bất cứ đề tài nào. Nhưng chỉ với yêu cầu người cùng nói chuyện với mình, về phía Liên Xô phải là lãnh tụ Xô viết tương lai. Ông ta chỉ nói tên một người ''lãnh tụ sau đây của các ngài sẽ là Gorbachev”. Ông tuyên bố rất tin tưởng.

Chuyến thăm nổi tiếng tới London mà Gorbachev và phu nhân gặp bà M. Thatcher cũng là một đuờng nét vẽ nên mối quan hệ giữa M. S. Gorbachev với phương Tây. Sau cái chết của K. V. Chernenko thì Thatcher đã chấp nhận chuyến thăm đối với M. S. Gorbachev, họ ngồi với nhau cả hàng giờ liền "mắt trong mắt”, nhưng vì gặp đông người phía Liên Xô nên chẳng nói gì được nhiều. Trở về nhà, Gorbachev làm báo cáo gửi Bộ Chính trị với nội dung mù mờ, không dám báo cáo rõ ràng những gì mà ''bà đầm thép" đã nói, đã khuyên ông ta. Còn trong thực tế, từ đó mối quan hệ bất bình thường giữa Thatcher và Gorbachev đã trở nên bền chặt. Bà ta tuyên bố "có thể làm việc với con người này”. Có lần Thatcher thổ lộ “chúng tôi đã làm cho Gorbachev thành Tổng Bí thư”.

Theo thời gian, M . S. Gorbachev có nhiều cơ hội gặp gỡ lãnh đạo các nước phuơng Tây hơn, và ông ta sớm được phương Tây tâng bốc là ngôi sao mới và họ bắt tay thiết lập địa vị chính trị cho ông ta. Trong mọi trường hợp Gorbachev đều muốn tiếp xúc riêng với các nhà lãnh đạo phương Tây. Năm 1991, trong chuyến thăm của Tổng thống Bush, M. S. Gorbachev đã kéo theo nhiều người tin cậy cùng nói chuyện với Bush. Tuy nhiên, trong toàn bộ cuộc nói chuyện, họ mặt nhìn mặt, cố xa lánh mọi người. Sau bữa ăn, M. S. Gorbachev mời Bush đi dạo theo lối cửa sau cùng người phiên dịch. Bước ra quảng trường Ivanov, hai người đã thiết lập được mối quan hệ tin cậy và lúc này họ đang nói chuyện công khai.

Bất chấp nguyên tắc của Đảng, người đứng đầu Đảng Cộng sản Liên Xô đã gặp trực tiếp với giáo hoàng Roma John Paul II không có phiên dịch, gặp tay đôi với Bush cha trên khoang chỉ huy của một tàu chiến Mỹ tại Malta không có người thứ ba dự.

Trên thế giới các cuộc gặp gỡ quan chức các nước với nhau bao giờ cũng được ghi biên bản chi tiết, người tham gia là người chính thức hay quan chức chính phủ, hai bên đưa ra những vấn đề gì, v.v. nhưng người đầu tiên vi phạm điều này là Gorbachev. Họ thường xuyên tiến hành các cuộc đàm phán mà nội dung không được ghi vào biên bản. Họ cũng không sử dụng phiên dịch người mình. Không ai ở Liên Xô biết được nội dung các cuộc trò chuyện của họ.

Tuy việc đăng tải những tin tức như thế bị cấm nhưng vẫn có vài tư liệu đã được làm rõ như trong thời gian Gorbachev ở Đại sứ quán Mỹ thường có một số trí thức theo khuynh hướng tự do, những cốt cán tương lai của cuộc "cải cách” cũng được mời dự.

Sau này vào tháng 5-1993, sau khi Liên Xô sụp đổ, Gorbachev thăm Pháp đã trả lời phỏng vấn báo "Le Figaro" nội dung bài phỏng vấn có câu về hỏi về khả năng “hỗ trợ bên ngoài” trong việc xóa sổ Liên Xô, Gorbachev lần đầu tiên công nhận rằng trong cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Reagan tại Reykjavik, ông đã trao Liên Xô vào tay Mỹ. Nguyên văn trả lời của Gorbachev như sau: Reykiavik thực sự là một vở kịch, vở kịch lớn. Bạn sẽ nhanh chóng hiểu vì sao. Tôi cho rằng không có một cá tính mạnh mẽ như Reagan thì tiến trình sẽ không thay đổi. Trong cuộc gặp cấp cao này chúng tôi, các bạn có biết chăng, đã tiến xa tới mức không thể quay trở lại…". Về sau, trong hồi ký của mình nhắc lại sự kiện này, Reagan đã kể lại rằng ông ta đã thực sự bị sốc vì vui mừng. Thực ra ông ta đến cuộc gặp ấy mà không tin rằng tại Reykjavik, Gorbachev đã báo tin một bộ phận chống Xô viết trong giới thượng lưu Matxcova chấp thuận việc phá tan Liên Xô.

Điều này làm nhiều người nhớ lại trước đó vào tháng 6 năm 1993, dự lễ tang Tổng Bí thư Enriko Belinguer của Đảng Cộng sản Italia, M. S. Gorbachev trong bài phát biểu của mình đã nói: Enriko thân mến, chúng tôi sẽ không bao giờ quên những lời khuyên của anh về sự cần thiết dân chủ hóa đất nước chúng tôi!

2. Gorbachev chống phá Liên Xô

M. S. Gorbachev sinh ngày 2-3-1931 trong một gia đình nông dân tại làng Privolnoe Stavropol, Bắc Capcadơ. Đến nay mọi người đã có thể biết rõ gốc rễ gia đình Gorbachev, dưới thời Stalin, ông ngoại – Panteluy Efimovich đã bị ngồi tù, còn ông nội, Andray Moi Xeievich từng bị đi cải tạo lưu đày ở Siberia. Người ông đằng vợ bị xử bắn năm 1937 như một kẻ troskit chính hiệu, bố vợ cũng bị ngồi tù 4 năm vì chống lại nhà nước Xô viết. “Sự việc đó thực sự là một cú sốc ghê gớm, hằn sâu vào ký ức của tôi từ lúc đó” M . S. Gorbachev nói.

Gorbachev tìm mọi cách chui sâu, luồn cao vào hàng ngũ lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước. Gorbachev là con người né tránh vấn đề, giỏi che đậy, khôn ngoan và có kỹ năng và chiến thuật làm mọi người nhanh quên đi những quan điểm cấp tiến của mình. Trước khi Gorbachev lên làm Tổng Bí thư, các bài viết của K. V. Chernenko đăng trên Tạp chí Người Cộng sản vào những năm 1981 - 1983 đã kiên trì đề cập tới quan điểm sai trái về cái gọi là sự cần thiết phân định các chức năng của tổ chức đảng và tổ chức kinh tế quốc dân, cái gọi là lồng các chức năng của tổ chức kinh tế vào chức năng của tổ chức đảng. Nhiều người trong ban lãnh đạo cao cấp của đảng biết bài báo này ám chỉ quan điểm của Gorbachev. Tư tưởng các bài báo này được rút ra từ bài học liên quan tới khủng hoảng chính trị ở Ba Lan. Còn M. S. Gorbachev thì không mấy thích thú các bài báo của K. V. Chernenko.

Đến cuối năm 1984, đầu năm 1985, ở cương vị lãnh đạo của mình,V. Andropop đã tiếp tục phê phán vấn đề này. "Trong điều kiện, nếu các bí thư thứ nhất trao cho các nhà kinh tế quyền làm gì thì làm, thì mọi thứ của chúng ta sẽ tan nát hết. Trong trường hợp đó thì phương án Ba Lan sẽ dành cho chúng ta”.

Rõ ràng, trước khi giành được chức Tổng Bí thư, không phải tình cờ khi Gorbachev đã tiến hành việc tách và gạt bỏ Đảng Cộng sản Liên Xô khỏi vai trò lãnh đạo đời sống kinh tế của đất nước.

Raisa Makximovna Gorbachev - phu nhân của Gorbachev là người đã tham gia một cách bình đẳng vào việc thông qua các quyết định ở cấp cao nhất. Theo những đề nghị của bà, người ta đã hạ bệ nhiều quan chức cao cấp, nhiều chuyên gia giỏi để dành những vị trí đó cho những kẻ không hề hình dung nổi nhiệm vụ được giao phó, những người không hợp với bà ta không hề có giới hạn. Quan điểm, tính cách của bà vợ đã đóng một vai trò nhất định trong số phận của Gorbachev thậm chí là cả trong số phận của Đảng, của toàn bộ đất nước. Trong mọi trường hợp bà ta nhanh hơn cả việc Gorbachev cảm nhận được mình thực sự là Tổng Bí thư của Đảng và nguyên thủ quốc gia. Không hề e ngại, bà ta đã gọi điện thoại và giao việc cho các trợ lý Tổng Bí thư và một số thành viên lãnh đạo đất nước, đặc biệt là cho những người bà ta từng biết đến. Nói chung suốt nhiều năm dài "đệ nhất phu nhân ấy đã quản lý không chỉ công việc nội trợ mà cả vũ hội cải tổ. Bà ta đã tham gia vào việc hình thành đường lối, thậm chí nếu có thể, vào việc bố trí nhân sự. Nhưng điều chủ yếu nhất, đó là bà ta đã định hình nên tính cách của một vị Tổng Bí thư - Tổng thống đã giúp cho chồng tìm kiếm đường đi trong biển bão của những dòng chảy chính trị”.

Gorbachev từ Ủy viên dự khuyết trở thành Ủy viên chính thức Bộ Chính trị BCHTƯ ĐCS Liên Xô thật đơn giản. Có thời Kim Nhật Thành không muốn tiếp đoàn đại biểu ĐCS Liên Xô do M. S. Gorbachev, Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị BCHTƯ ĐCS Liên Xô cầm đầu sang tham dự Đại hội Đảng Lao động Triều Tiên năm 1980. Kim Nhật Thành cho rằng đoàn đại biểu của ĐCS Liên Xô phải do một Ủy viên Bộ Chính trị dẫn đầu. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư thứ nhất Khu ủy Matxcơva V. V. Grisin sau khi đi thay chỗ của Gorbachev từ Triều Tiên về, đã đề nghị chuyển Gorbachev làm Ủy viên chính thức Bộ Chính trị do anh ấy còn trẻ, sẽ dễ dàng đi lại bằng máy bay. Đã nói là làm. Hội nghị toàn thể lần thứ nhất BCH TƯ Đảng đã thông qua đề nghị này.

Những âm mưu phản động và cơ hội đã đóng vai trò to lớn đưa Gorbachev lên vị trí Tổng Bí thư của Đảng. Các nhà Kremli học đã áp dụng nước cờ “biến con tốt thành hoàng hậu” trong trường hợp Gorbachev và một số Ủy viên Bộ Chính trị phe cánh Gorbachev. Các “Trung ương thần kinh” chống Nhà nước Xô viết đã triệt để lợi dụng được tình hình để kết hợp động cơ muốn lên lắm quyền của M. S. Gorbachev và ý định được điều hành từ nước ngoài. Trong khi Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Liên Xô đang lúng túng bầu Tổng bí thư mới ra sao thì phương Tây đã có những tác động đúng lúc, thực hiện nhanh chóng âm mưu tạo dựng vị thế xấu đối với G. V. Romanov và thuận lợi cho M. S. Gorbachev cùng ekip của ông ta khai thác thông tin định hướng biết trước về vị thế nội bộ của các Ủy viên Bộ Chính trị khác, cho thấy đâu là những lợi ích trùng hợp với người khác trước hết là với những Ủy viên Bộ Chính trị già và Ủy viên Bộ Chính trị có uy tín trong Đảng. Phiên họp Bộ Chính trị hoàn toàn có thể cần một sự lựa chọn những thủ lĩnh khác như G. V. Romanov hay V. V. Grisin. Hình như tất cả đã được sắp xếp một cách có ý đồ. Theo lời đề nghị của ai đó, họ đã làm chậm chuyến bay từ Mỹ trở về của Ủy viên Bộ Chính trị Xerbitxk - người biểu quyết loại bỏ Gorbachev. Họ cũng không thông báo việc bầu cử này cho Ủy viên Bộ Chính trị Romanov đang đi nghỉ dưỡng. Nếu thêm hai phiếu chống này, Gorbachev đã không thể trở thành Tổng Bí thư. Ông ta đã đạt do hơn đúng một lá phiếu.

Việc đăng quang của Gorbachev đã được chuẩn bị từ lâu. Trong quá trình leo lên ngôi vị cao nhất, Gorbachev đã áp dụng nhiều chiến thuật loại bỏ những ai không ăn cánh có khi loại bỏ hoàn toàn, có khi phải cách ly tạm thời. Như với D. F. Uxtinov bằng mọi cách phải loại bỏ hoàn toàn. Hồ sơ sau này đã tiết lộ chính Uxtinov đã phải chấp nhận lùi xuống vị trí thứ 2 trong Đảng sau Chernenko. Điều này có một mục tiêu duy nhất là chặn đứng con đường thăng tiến chính trị đối với Romanov - người chống quyết liệt việc bầu Gorbachev giữ chức Tổng Bí thư.

Còn A. A. Gromyko đã quyết định tiến cử M. S. Gorbachev vào vị trí cao nhất của Đảng vì đã có thỏa thuận "chết người” với Gorbachev để đổi lại một sự tiến cử mình vào cương vị Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Xô viết tối cao Liên Xô. Trong sâu thẳm, chính A. A. Gromyko đã biết trước mong muốn của ngài cựu giám đốc CIA G. Bush được nhìn thấy M. S. Gorbachev trên cương vị Tổng Bí thư hoặc chí ít ông ta được đề cử vào danh sách ứng cử viên. A. A. Gromyko đã bị kéo vào ''trò chơi” từ rất lâu, lần cuối là tháng 1/1985 khi gặp Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ G. Sults, trước khi ông ta tới dự kỳ họp Bộ Chính trị và đã từng tuyên bố về việc ủng hộ ứng cử viên M. S. Gorbachev. Gromyko đã phản bội dân tộc.

Phương Tây đã sớm biết về việc M. S. Gorbachev sẵn sàng lên nắm chức vụ cao nhất trong Đảng. Tiểu sử của M. S. Gorbachev đã xuất hiện ở New York vào đúng ngày ông ta được bầu làm Tổng Bí thư BCH TƯ ĐCS Liên Xô. Mỹ đã vội vã tạo dựng uy tín cho "Gorby” mà không để chậm trễ một phút nào khi cho xuất bản cuốn sách đó. Hơn nữa, trong con mắt của phương Tây ông ta đã ngay lập tức thực sự trở thành ''người bạn tốt nhất”. Và cũng như phép thần thông biến hóa, mọi tổ chức chống Xô viết, đặc biệt là Liên minh Bảo vệ người Do Thái lập tức im bặt mọi lời chống đối ông ta.

M. S. Gorbachev ở cương vị Tổng Bí thư đã sử dụng hết khả năng nghệ sĩ của mình. Ông ta đã thể hiện cùng một lúc vài vai diễn trước mọi tầng lớp dân chúng, và trước một số người cần thiết đến mức không ai có thể phê phán ông ta. Ông ta càng bị những người "dân chủ" phê phán mạnh bao nhiêu thì cán bộ cao cấp của Đảng càng lúng túng bấy nhiêu, càng bảo vệ Gorbachev vì họ cảm thấy Gorbachev đang cùng họ bảo vệ đất nước. Đây chính là thảm kịch của những người cộng sản và của nhân dân Xô viết. Gorbachev luồn lách như con lươn để tiếp tục đường lối phản bội của mình, phá hoại Đảng Cộng sản Liên Xô, song lại làm ra vẻ như mình phải nhượng bộ do áp lực mạnh mẽ của "những người dân chủ", nhằm đánh lạc hướng dư luận.

Gorbachev tìm mọi cách thủ tiêu những dấu vết sai lầm trước đó của mình. Chính M. S. Gorbachev là người đầu tiên thủ tiêu vai trò của KGB để tránh hiểm họa cho sự phản bội Đảng, phản bội Tổ quốc của ông ta. M. S. Gorbachev khi còn ở cương vị Tổng Bí thư đã nói: "Tôi đã buộc phải hành động. Tôi có lo sợ KGB không à? Không, tôi không sợ. Nếu như tôi sợ họ thì tôi chẳng thể làm được gì. Nhưng tôi biết sức mạnh của họ. Và bây giờ tôi đã có thể nói những gì mà trước đây tôi không thể nói ra. Tôi phải chơi trên cơ họ”.

Liệu Bộ Chính trị, Ban Chấp hành TƯ Đảng Cộng sản Liên Xô lúc đó nhất là sau khi Gorbachev vô hiệu hóa KGB, có biết gì về những nguy cơ của "thời kỳ Gorbachev" không? Nhờ tài năng nghệ sĩ tuyệt vời và cách biết thực hiện khẩu hiệu “dậu đổ bìm leo" mà cho mãi đến nay, các công trình nghiên cứu mới có thể nói rằng Gorbachev đã có ý đồ phá hoại Liên Xô từ lâu. Đến thời điểm nhất định Gorbachev đã hành động theo những kế hoạch phá hoại được vạch ra từ trước ngay từ trong nước. Chỉ đến sau này vào giai đoạn cuối các kế hoạch phá bỏ Liên Xô đó mới bám rễ vào các kế hoạch của phương Tây. Đó là lúcGorbachev công khai cầu cứu nước ngoài và từ phương Tây đã kê sẵn đơn thuốc đưa vào giết chết CNXH ở Liên Xô nhanh hơn mong đợi.

3. Sự lươn lẹo của Gorbachev

Sau khi M. S. Gorbachev giữ được vị trí cao nhất trong bộ máy lãnh đạo của Đảng, ông ta đã dốc hết sức thực hiện vai trò hai mặt. Là Tổng bí thư nhưng cũng là một kẻ phản bội làm theo những gì mà phương Tây giao phó. Những gì mà vây cánh của ông ta nhận thấy được chỉ mới là phần tồi tệ nhất của trò chơi quyền lực. Trên thực tế, đã thành sự phản bội.

Sự “sáng tạo” đặc biệt của M. S. Gorbachev trong lĩnh vực điều hành là bề ngoài tỏ ra hành động theo đường lối “cải tổ” đã được lựa chọn đúng đắn, song thực chất, ông ta thường thông qua những quyết định nước đôi và rất khéo léo, những quyết định đó thường có lợi cho những kẻ phá hoại. Còn bản thân ông ta, trong những tình huống căng thẳng, bị dồn ép lại rất biết cách phòng thủ và lảng tránh.

Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng CH Gruzia G. D. Mgeladeze kể lại: vào một buổi tối muộn tại Văn phòng của Bí thư thứ nhất BCH T.Ư Đảng D. I. Patiasvili đã có cuộc thảo luận về tình hình chính trị tại Tbilisi. Tại Hội nghị đã đưa ra vấn đề sao Trung ương chưa cho phép bắt giữ các thủ lĩnh cực đoan. Ban lãnh đạo Gruzia đang bị lửa đốt dưới chân, vậy mà Trung ương vẫn yêu cầu họ chờ đợi luật mới ra đời làm cho cuộc khủng hoảng chính trị ở Tbilisi tiếp tục thêm căng thẳng. Cũng như vậy, khi ở vùng Baltic xảy ra trường hợp tương tự thì ở đó họ cũng chỉ nhận được sự “an ủi”: “Không để bị khiêu khích, không được can thiệp. Đó chỉ là đám bèo bọt trên làn sóng cải tổ lành mạnh. Chính chúng sẽ bị cuốn trôi”.

Liên Xô là quốc gia đa dân tộc. Thế lực chống cộng phương Tây, nhất là Mỹ luôn có âm mưu chia rẽ các dân tộc trong Liên bang Xô viết. Trong những năm tháng cải tổ, M. S. Gorbachev lập lờ trước tình trạng mâu thuẫn dân tộc, sắc tộc bùng lên dẫn đến phong trào ly khai đòi độc lập ở một số nước cộng hòa. Chính thái độ của M. S. Gorbachev đã dẫn đến hậu quả đẩy nhanh sự sụp đổ của thể chế chính trị Xô viết.

Chẳng những thế, trong thời kỳ diễn ra “cuộc cách mạng nhung” ở Tiệp Khắc, Gorbachev đã gọi điện thoại yêu cầu Thủ tướng Tiệp Khắc Adamets không được áp dụng những biện pháp trấn áp. Vì sự can thiện của Gorbachev mà có các cuộc đàm phán của đảng cầm quyền với phe đối lập ở Tiệp Khắc để rồi kết cục bằng sự đầu hàng vô điều kiện của những người cộng sản.

Sau này, nhận xét về thái độ của Gorbachev về các sự kiện nêu trên, John Poidekster (người Mỹ) đã nhận xét rằng, “thật ngu xuẩn khi cho rằng Moscow nói chung đã đoán ra việc chúng ta làm. Họ đã từng phản đối chính sách của mình”.

Chính vì chương trình phá hoại từng bước về chính trị mà kinh tế Liên Xô gặp phải khủng hoảng nặng nề nhất. Đó cũng là lúc, M. S. Gorbachev công khai cầu viện Mỹ. trong “báo cáo” chuyển cho Tổng thống Mỹ G. Bush, ông ta viết: Tôi và ngài đã không ít lần phải hành động một cách cương quyết trong những tình huống khó khăn để giữ vững phát triển các sự kiện theo đúng hướng. Trong tương lai có thể có những bước ngoặt lớn nhưng sẽ không phản lại ngài trong bất kỳ trường hợp nào. Nhưng trước hết giờ đây nước Nga đang cần sự ủng hộ và giúp đỡ. Chính nước Nga đang trong tình hình nặng nề nhất”.

4. Chống phá Đảng từ bên trong

Bất kỳ một âm mưu nào nhằm vào Đảng thì nhất định sẽ ảnh hưởng xấu đến vận mệnh quốc gia. M. S. Gorbachev và Yakovlev cùng bộ sậu của họ biết rõ điều đó khi chúng phá hoại Đảng từ bên trong.

Sự phản bội lớn nhất của M. S. Gorbachev là thủ tiêu vai trò của ĐCS Liên Xô đối với xã hội, cổ vũ hình thành các tổ chức chính trị đối lập, thực hiện đa nguyên, đa đảng.

Vào đầu thời kỳ cải tổ, việc đầu tiên mà Gorbachev và êkíp của ông ta làm là đẩy hệ thống điều hành vào trạng thái bất ổn định. Rối loạn hệ thống sẽ có những hậu quả khôn lường. Cú đột phá đầu tiên là hút nguồn lực quốc gia vào lĩnh vực chế tạo máy do Gorbachev đề xướng vào năm 1985. Với chương trình hào nhoáng này, Liên Xô đã “đốt” 60 tỷ rúp, do đó các lĩnh vực kinh tế quốc dân khác bị suy thoái, xã hội bất ổn, xuất hiện tình trạng tổ chức đảng không kiểm soát được các hoạt động kinh tế.

Cái gọi là cải tổ kinh tế ngay từ đầu đã thất bại, tiêu cực xã hội ngày càng tăng cao, được lý giải như là một thứ học phí của quá trình cải tổ. Nhân cơ hội này, M. S. Gorbachev làm phức tạp hoá tình hình và tiếp tục sai lầm, đẩy mạnh cải cách chính trị với khẩu hiệu công khai hoá, dân chủ hóa.

Dư luận xã hội và trong nội bộ ĐCS Liên Xô đã không ít người nhận rõ những sai lầm rõ rệt có tính tổ chức của cái gọi là cải tổ do Gorbachev khởi xướng và điều hành. Trong bối cảnh hỗn loạn, thông tin chính thức lên Ban lãnh đạo cấp cao bị vô hiệu hoá, trong nội bộ đảng vẫn còn luồng ý kiến cảnh báo: “Chúng ta đã bắt đầu nhận ra khuynh hướng nguy hiểm của việc các nhà lãnh đạo chính trị thiếu quan tâm tới công tác tình báo, những nhiệm vụ chính trị trở nên ít hơn, mối quan hệ ngược đã hoàn toàn bị cắt đứt”.

Còn người có trách nhiệm cao nhất, M. S. Gorbachev lúc đó như thế nào? Về điều này, M. S. Gorbachev đã có lần bày tỏ một cách lấp lửng với phóng viên truyền hình vào tháng 3-1991: “Tình hình càng phức tạp thì tôi càng thích làm việc hơn. Thật tuyệt vời”.

Trong hơn sáu năm trên cương vị Tổng Bí thư, M. S. Gorbachev đã thay đổi hoàn toàn Bộ Chính trị và bộ phận chủ yếu của BCH T.Ư. Chỉ trong năm đầu tiên cầm quyền, ông ta thay 14 trong 23 lãnh đạo trong Ban Bí thư, 39 trong 101 bộ trưởng.

5. Cái gọi là tư duy chính trị mới

Cải tổ làm xã hội bất ổn. Nhằm thích ứng với cải tổ hơn nữa, M. S. Gorbachev tiếp tục phạm sai lầm nguy hiểm khi tung ra cái gọi là “tư duy chính trị mới” thực chất là xoá nhoà ý thức hệ tư tưởng, tạo ra cuộc “diễn biến hoà bình” ngay trong lòng xã hội Xô viết và ĐCS Liên Xô.

Các nhân tố của “tư duy chính trị mới” đã trở thành nền tảng để cải tổ chính sách quân sự và đối ngoại. Những quan điểm sai lầm đó được phương Tây chào đón nhiệt thành. Có thể thấy rõ, trong “tư duy chính trị mới” này, bao hàm những nguồn gốc phá hoại nền quốc phòng và nền an ninh, đối ngoại của Nhà nước Xô viết, phá hoại về chính trị và tư tưởng. “Tư duy chính trị mới chỉ là ẩn danh, song không quá khó khăn để phát giác những dấu vết của những cố vấn bí mật cho Gorbachev. Những kẻ đó hàng chục năm ròng được nuôi dưỡng từ nhà bếp chính trị học phương Tây, đặc biệt là Mỹ. Những sản phẩm đó chỉ cung cấp cho nơi đặt hàng là Lầu Năm góc và CIA.

Những người trong “đội quân thứ năm” cố vấn đặc biệt cho Gorbachev có thể kể trước hết Yakovlev. Shevardnadze, Primakov, Arbatov, Amlaski, G. Sakhnadarov…Những cộng sự đắc lực đó của Gorbachev đều đã từng nhận những chỉ dẫn của Mỹ và đã cùng với Gorbachev thực hiện thành công đường lối phản bội nhân danh cải tổ để tiêu diệt chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô.

Liên Xô sụp đổ. Tháng 2 năm 1992, phát biểu tại Nghị viện Israel, M. S. Gorbachev tuyên bố: Tất cả những gì tôi làm với Liên Xô tôi đã làm!

Cũng trong năm đó, tại Quốc hội Mỹ, ông ta đã báo cáo thần tượng của chủ nghĩa cộng sản đã sụp đổ.

Sau này, năm 1999, tại trường đại học Mỹ ở Thổ Nhĩ Kỳ, M. S. Gorbachev đã tự thú nhận: Mục tiêu của toàn bộ đời tôi là tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản. Chính vì để đạt được mục tiêu này tôi đã sử dụng địa vị của mình trong Đảng và trong Nhà nước. Khi trực tiếp làm quen với phương Tây, tôi đã hiểu rằng tôi không thể từ bỏ mục tiêu chống cộng sản đã đặt ra. Và để đạt được nó, tôi đã phải thay đổi toàn bộ Ban lãnh đạo ĐCS Liên Xô và Xô viết Tối cao cũng như Ban lãnh đạo ở tất cả các nước Cộng hoà. Tôi đã tìm kiếm những người ủng hộ để hiện thực hoá mục tiêu đó, trong số này đặc biệt có A. Yakovlev, Shevardnadze…

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Lịch sử Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư