phân tích các giai đoạn phát triển của pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở nước ta từ năm 1945 đến nay?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Giai đoạn từ năm 1945-1954, Cuộc cách mạng Tháng Tám năm 1945 nhân dân Việt Nam đã đứng lên làm cuộc Cách mạng tháng Tám vĩ đại xóa bỏ chế độ thực dân - phong kiến, lập nên chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhà nước Cộng hoà dân chủ nhân dân non trẻ vừa ra đời đã phải tổ chức cho nhân dân vừa kháng chiến, vừa kiến quốc.Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn này là: Bảo toàn lãnh thổ, giành độc lập hoàn toàn và kiến thiết quốc gia trên nền tảng dân chủ. Nhận rõ tầm quan trọng của Hiến pháp, ngay tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời vào ngày 3/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề nghị sớm tổ chức tuyển cử và xây dựng Hiến pháp nhằm trước hết ban bố quyền dân chủ của nhân dân và hợp thức hóa chính 2 quyền do nhân dân lập nên sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. Người nói: “Trước ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, nên nước ta không có hiến pháp, nhân dân ta không được hưởng quyền tự do dân chủ. Chúng ta phải có một hiến pháp dân chủ. Tháng Tám năm 1945 nhân dân Việt Nam đã đứng lên làm cuộc Cách mạng tháng Tám vĩ đại xóa bỏ chế độ thực dân - phong kiến, lập nên chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhà nước Cộng hoà dân chủ nhân dân non trẻ vừa ra đời đã phải tổ chức cho nhân dân vừa kháng chiến, vừa kiến quốc.
Nhà nước Việt Nam đã ban hành 479 văn bản pháp luật, trong đó có 243 sắc lệnh, 172 nghị định, 46 thông tư và 12 văn bản khác. Ngày 19/11/1946 Quốc hội khoá I thông qua Hiến pháp năm 1946 - bản hiến pháp đầu tiên của Việt Nam được xây dựng dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Với Hiến pháp năm 1946, nhân dân ta đã có cơ sở hiến định để được hưởng các quyền tự do dân chủ, được tham gia tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước. Hiến pháp năm 1946 đã củng cố nền độc lập vừa giành được, hợp thức hóa chính quyền mới. Đồng thời nó còn là cơ sở pháp lý để nhân dân ta tiến hành công cuộc kháng chiến, kiến quốc tiếp đó. Sau khi Hiến pháp năm 1946 ra đời, hệ thống pháp luật nước ta tuy trong hoàn cảnh chiến tranh vẫn có một bước phát triển mới. Các lĩnh vực luật hiến pháp, luật hành chính, luật hình sự tiếp tục có sự phát triển. Và điều đặc biệt là trong hoàn cảnh thời chiến nhưng các lĩnh vực pháp luật kinh tế và pháp luật lao động vẫn được quan tâm phát triển.
ây là những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Ngay từ những ngày đầu xây dựng chính quyền cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra những luận điểm quan trọng về yêu cầu, mục đích và nhiệm vụ của công tác thanh tra. Đồng thời, Người cũng nêu rõ quan điểm về tiêu chuẩn cán bộ thanh tra. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh “Người đi kiểm soát phải là những người rất có uy tín”. Đó là những tư tưởng đầu tiên của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác thanh tra. Tư tưởng đó soi sáng mọi hoạt động của Ban Thanh tra đặc biệt, đồng thời đặt cơ sở, nền móng cho việc xây dựng hệ thống tư tưởng, tổ chức và hoạt động của ngành Thanh tra sau này. Mặc dù tổ chức của Ban thanh tra đặc biệt còn đơn giản, tuy nhiên trong giai đoạn kháng chiến, công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát đã góp phần tạo ra mối liên hệ giữa trên và dưới, giữa lãnh đạo và quần chúng nhằm đảm bảo tính chất chính quyền của dân, do dân và vì dân. Cùng với vai trò đó, công tác thanh tra còn bảo đảm phòng ngừa và ngăn chặn tệ quan liêu, lãng phí, tham ô, sách nhiễu dân chúng. Với những thành tựu đạt được, ngành thanh tra đã góp phần tạo ra được sự tin tưởng của nhân dân vào đường lối cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta hướng tới mục tiêu chung là “Kháng chiến thắng lợi”.
Ngày 18/12/1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 138B-SL thành lập Ban Thanh tra Chính phủ. Tổ chức hệ thống Ban Thanh tra Chính phủ trong giai đoạn này có sự phối hợp chặt chẽ với Ban Kiểm tra Trung ương Đảng.
Các Đoàn thanh tra trong giai đoạn này chú trọng vào việc thanh tra việc chấp hành Sắc lệnh tổng động viên; việc thực hiện chính sách ruộng đất, thuế nông nghiệp; việc chuẩn bị các chiến dịch quân sự lớn; thanh tra về tình hình chi tiêu tài chính, thống nhất quản lý ngân sách. Đoàn thanh tra đã phát hiện nhiều việc làm sai của các cấp chính quyền ở một số địa phương, đồng thời phát hiện nhiều địa phương vi phạm chính sách tôn giáo của Chính phủ, chính quyền một số nơi có những hành vi quân phiệt, doạ dẫm, truy bức quần chúng... Để giải quyết triệt để tình hình này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trực tiếp chỉ đạo việc sửa chữa những khuyết điểm, sai lầm, đồng thời, Người trực tiếp viết thư cho đồng bào những nơi chính quyền mắc khuyết điểm, nhân danh Chính phủ nhận lỗi trước đồng bào và hứa sẽ sửa chữa những sai lầm do các cấp chính quyền gây ra. Việc làm này đã góp phần củng cố khối đoàn kết toàn dân - nền tảng sức mạnh của công cuộc kháng chiến, kiến quốc.
Giai đoạn 1954-1960, Đây là thời kỳ miền Bắc hoàn toàn được giải phóng và bước vào khôi phục kinh tế, tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa; chuẩn bị cho việc xây dựng và thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. Trong thời kỳ này Nhà nước ta đã ban hành 8 đạo luật, 30 sắc lệnh, 70 nghị định, 36 nghị quyết, 60 quyết định, 920 thông tư, 97 chỉ thị và 74 văn bản có tính pháp quy khác. Ngày 31/12/1959 Quốc hội đã thông qua Hiến pháp mới để ghi rõ những thắng lợi cách mạng to lớn đã giành được trong thời gian qua và nêu rõ mục tiêu phấn đấu của nhân dân ta trong giai đoạn mới. Hiến pháp năm 1959 quy định chế độ chính trị, kinh tế và xã hội của nước ta; quy định trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan nhà nước, quyền và nghĩa vụ của công dân, nhằm phát huy sức mạnh to lớn của nhân dân ta trong công cuộc xây dựng nước nhà, thống nhất và bảo vệ Tổ quốc. Trước tình hình Ban Thanh tra Chính phủ đã không còn đáp ứng được nhiệm vụ mới, ngày 28/03/1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh 261/SL về việc thành lập Ban Thanh tra Trung ương của Chính phủ.
Trong giai đoạn này, ngành thanh tra tập trung vào tiến hành thanh tra về tình hình khôi phục và phát triển sản xuất, về phong trào đổi công, chống tham ô lãng phí, về việc sửa sai trong cải cách ruộng đất, việc xây dựng cơ bản, về kho tàng, bình ổn giá cả… Qua đó, ngành thanh tra đã phát hiện được một số lệch lạc và một số thiếu sót của các cơ quan và cán bộ cấp dưới trong việc chấp hành chính sách của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là việc thực hiện sửa sai trong cải cách ruộng đất. Khi phát hiện những sai lầm trong cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức, thư khiếu nại của cán bộ và nhân dân ngày càng nhiều, chính vì vậy mà Phòng xét khiếu tố thuộc Ban thanh tra Trung ương đã chính thức ra đời trong thời gian này.
Trong giai đoạn này, Ban thanh tra Trung ương vừa xây dựng, ổn định tổ chức, vừa tiến hành các cuộc thanh ta, các vụ việc khiếu tố, thực hiện tốt các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi công cuộc khôi phục, cải tạo và phát triển kinh tế, phát triển văn hóa. Các kết quả và kiến nghị của các cuộc Thanh tra đã giúp Đảng và Chính phủ có những chính sách phù hợp hơn đối với các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, quản lý cán bộ, hạn chế những tiêu cực, góp phần làm tăng lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước ta.
Trong những năm 1961-1962, nhiệm vụ của ngành thanh tra là tập trung vào thanh tra công tác của các ngành, chủ yếu là những ngành kinh tế, trong đó chú trọng vào sản xuất công nghiệp, nông nghiêp, xây dựng cơ bản, kinh doanh thương nghiệp. Từ năm 1962-1965, thì ngành thanh tra tập chung chủ yếu vào thanh tra việc thực hiện cuộc vận động “ba xây, ba chống” và “cải tiến quản lý hợp tác xã, cải tiến kỹ thuật nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện, mạnh và vững chắc”. Kết quả và các kiến nghị của các cuộc thanh tra trong giai đoạn này đã góp phần quan trọng vào thắng lợi của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, góp phần phát triển nền kinh tế, đưa nền kinh tế lên một tầm cao mới.
Ngày 25/03/1965, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương họp đã nhận định cả nước có chiến tranh. Miền Bắc phải chuyển hướng về tư tưởng và tổ chức, tăng cường lực lượng quốc phòng cho phù hợp, Ủy Ban Thanh tra của Chính phủ bị giải thể, chỉ còn các Ban thanh tra của các bộ, ngành. Vì vậy, mối quan hệ giữa các cơ quan thanh tra gần như là không có, không có sự chỉ đạo thống nhất của ngành thanh tra. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng một số chính sách của Đảng và nhà nước bị vi phạm, công tác quản lý kinh tế buông lỏng, đơn thư khiếu nại, tố cáo của nhân dân chậm được xử lý.
Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước ta nhận định cần chấn chỉnh hệ thống tổ chức thanh tra, bổ sung và kiện toàn bộ máy cho tương xứng với nhiệm vụ tăng cường mối quan hệ chỉ đạo, phối hợp giữa các cơ quan thanh tra góp phần nâng cao hiệu quả công tác thanh tra và công tác quản lý nhà nước. Ngày 11/8/1969, Ủy ban thường vụ Quốc hội ra nghị quyết Số 786/NQ-TVQHK6 quyết định việc thành lập Ủy ban Thanh tra của Chính phủ.
Trong giai đoạn này công tác thanh tra giữ một vai trò quan trọng trong toàn bộ công tác quản lý bộ máy nhà nước, nhiệm vụ của thanh tra đó là: Thanh tra kinh tế, nhất là thanh tra việc thực hiện kế hoạch nhà nước; Kiểm tra việc chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, chỉ thị, nghị quyết cấp trên; Giúp các cơ quan, đơn vị được thanh tra nâng cao tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức, kỷ luật của cán bộ, công nhân, viên chức. Ngoài ra còn thực hiện các cuộc thanh tra vụ đột xuất do Trung ương Đảng, Chính phủ hoặc cấp ủy và chính quyền địa phương giao. Nhìn chung các cuộc thanh tra được tiến hành nhanh, gọn, kịp thời, dứt điểm, ít có những cuộc kéo dài hoặc bỏ dở, ít gặp những vấp váp với đơn vị được thanh tra. Qua đó có những báo cáo nhanh, trao đổi trực tiếp với ngành hoặc đơn vị có liên quan để khắc phục những thiếu xót.
Giai đoạn 1975-1990, nước nhà thống nhất chúng ta bắt tay vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở cả hai miền Nam, Bắc. Trong giai đoạn này, ngành thanh tra đã không ngừng hoàn thiện về mặt tổ chức và hoạt động, Chính phủ đã ban hành hàng loạt các quy định về tổ chức và hoạt động của Ban thanh tra chính phủ; tổ chức và hoạt động của các Ban thanh tra ở các Bộ ngành, Trung ương; việc thành lập Ban thanh tra nhân dân và tổ chức và hoạt động của nó… Đặc biệt trong giai đoạn này, Pháp lệnh quy định về việc xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân được ban hành góp phần quan trọng vào công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.
Các cuộc thanh tra trong giai đoạn này tập trung vào những vấn đề kinh tế, đời sống như thanh tra việc chấp hành các chỉ thị, nghị quyết quan trọng của Đảng, Nhà nước về chống tham ô, móc ngoặc, chống quan liêu cửa quyền gây phiền hà cho dân; thanh tra về tăng cường và cải tiến công tác quản lý, về mở rộng quy mô đưa hợp tác xã nông nghiệp lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Với những kết quả đạt được, các Đoàn thanh tra đã giúp Đảng và nhà nước đề ra các yêu cầu kế hoạch, biện pháp, tổ chức để đấu tranh và ngăn chặn các hiện tượng trộm cắp, ức hiếp quần chúng; làm rõ những nguyên nhân sai phạm của một số nhà máy xí nghiệp, kiến nghị truy tố trước pháp luật những người thiếu tinh thần trách nhiệm gây thiệt hại cho lợi ích của nhà nước và công dân; các cuộc thanh tra còn làm rõ được tình hình yếu kém, sơ hở trong công tác quản lý nhà nước, góp phần củng cố, hoàn thiện hệ thống bộ máy nhà nước. Qua đó cũng tháo gỡ hàng loạt những khó khăn, vướng mắt cho nhiều cơ quan đơn vị có những giải pháp cụ thể cho hoạt động của mình.
Có thể nói, giai đoạn này là chặng đường đi lên đầy thử thách cho ngành thanh tra Việt Nam. Bởi vì, đó là giai đoạn chuyển mình của ngành trong điều kiện đất nước vừa thoát khỏi chiến tranh, tình hình kinh tế có nhiều khó khăn, biến động. Ngành thanh tra vừa phải hoàn thành những trọng trách lớn lao, nặng nề vừa phải đổi mới, củng cố kiện toàn hệ thống tổ chức và lực lượng đội ngũ thanh tra. Tuy nhiên những thành công trong giai đoạn này của ngành thanh tra thực sự là một bước tiến dài trong lịch sử của ngành thanh tra Việt Nam.
Giai đoạn 1990 đến nay, công cuộc đổi mới đã thúc đẩy kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện. Song bên cạnh những thành tựu đạt được thì các hiện tượng tiêu cực trên các lĩnh vực đời sống kinh tế-xã hội cũng gia tăng cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường.
Ngày 01/04/1990, Pháp lệnh thanh tra được ban hành, đó là sự cố gắng, là kết quả bao năm bền bỉ phấn đấu của lớp lớp cán bộ, công chức, viên chức ngành Thanh tra nhằm có được một cơ sở pháp lý, xác định rõ vị trí của công tác thanh tra trong sự nghiệp đổi mới của Đảng và Nhà nước ta. Pháp lệnh đã có những quy định cụ thể về vị trí của Thanh tra nhà nước, chức năng của thanh tra nhà nước, và làm rõ được tầm quan trọng của công tác thanh tra trong hệ thống cơ quan nhà nước.
Trong giai đoạn này, hoạt động của ngành thanh tra tập trung vào các vấn đề đó là thanh tra kinh tế-xã hội; giải quyết khiếu nại tố cáo; phòng, chống tham nhũng. Do những yêu cầu trong nhiệm vụ của Thanh tra nhà nước, Pháp lệnh thanh tra được thay thế bởi Luật thanh tra, Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo được thay thế bởi Luật khiếu nại tố cáo, và để thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng thì ngành Thanh tra đã giúp Chính phủ trình Quốc hội ban hành Luật phòng chống tham nhũng.
Tận tụy và luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công việc, hết lòng những năm đổi mới, ngành thanh tra đã phát hiện và thu hồi cho nhà nước hàng ngàn tỷ đồng; đồng thời nêu ra đề xuất, kiến nghị giúp nhà nước, các cơ quan bị thanh tra chấn chỉnh công tác quản lý, sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách qua đó tăng cường hơn nữa công tác quản lý nhà nước, quản lý kinh tế xã hội, cũng như góp phần hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực, và toàn cầu.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |