Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tìm hiểu về tác giả Võ Quảng

10 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
8.643
20
10

Võ Quảng (1920-2007) là một nhà văn nổi tiếng của Việt Nam. Sự nghiệp văn chương của ông chủ yếu tập trung về đề tài thiếu nhi. Ông cũng là người đầu tiên dịch tác phẩm "Don Quixote" sang tiếng Việt dưới bút danh Hoàng Huy từ năm 1959. Ông được nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thường Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.

Nhà văn Võ Quảng
Cuộc đời và sự nghiệp văn chương

Ông sinh ngày 1 tháng 3 năm 1920, tại xã Đại Hòa huyện Đại Lộc tỉnh Quảng Nam. Năm 1935, trong khi đang theo học Tú tài ở Quốc học Huế, ông tham gia tổ chức Thanh niên Dân chủ ở Huế, năm 1939 làm tổ trưởng tổ Thanh niên Phản đế ở Huế. Tháng 9 năm 1941, bị chính quyền Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ, sau đó bị đưa đi quản thúc vô thời hạn ở quê nhà.

Sau khi Cách mạng tháng Tám nổ ra, ông được chính quyền Việt Minh cử làm ủy viên Tư pháp thành phố Đà Nẵng. Khi quân Pháp tái chiếm Nam Bộ, ông được cử vào chức vụ Phó chủ tịch Ủy ban Hành chính kháng chiến thành phố Đà Nẵng. Từ năm 1947 đến 1954, làm Hội thẩm chính trị (tức là Phó Chánh án) tòa án quân sự miền Nam Việt Nam. Thời gian này, ông cũng có sáng tác một số tác phẩm thơ dành cho thiếu nhi.

Sau khi tập kết ra Bắc, ông được điều về công tác ở chức vụ Ủy viên Ban nhi đồng Trung ương, phụ trách văn học cho thiếu nhi. Ông là một trong những người tham gia sáng lập và từng giữ chức Giám đốc Nhà xuất bản Kim Đồng, Một thời gian sau đó, ông được cử làm Giám đốc Xưởng phim hoạt hình Việt Nam. Năm 1965, ông được kết nạp làm Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Năm 1968, ông về công tác tại Bộ Văn hóa, năm 1971, về Hội Nhà văn Việt Nam, được phân công làm chủ tịch Hội đồng Văn học Thiếu nhi Hội Nhà văn Việt Nam và giữ chức vụ này đến khi về hưu.

Năm 2007, ông được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.

Ông qua đời lúc 11 giờ 20 phút ngày 15 tháng 6 năm 2007 tại Hà Nội. Mộ phần của ông đang đặt tại nghĩa trang tỉnh Vĩnh Phúc.

Tác phẩm
Nhà văn Võ Quảng là người viết nhiều truyện và thơ cho thiếu nhi với nhiều tác phẩm được các thế hệ yêu thích như:
* Cái Thăng (truyện 1961)
* Thấy cái hoa nở (thơ 1962)
* Chỗ cây đa làng (1964)
* Nắng sớm (thơ, 1965)
* Cái Mai (1967)
* Những chiếc áo ấm (truyện 1970)
* Anh Đom đóm (thơ, 1970)
* Măng tre (thơ, 1972)
* Quê nội (truyện 1973)
* Tảng sáng (truyện 1973)
* Bài học tốt (truyện, 1975)
* Gà mái hoa (thơ 1975)
* Quả đỏ (thơ 1980)
* Vượn hú (truyện 1993)
* Ánh nắng sớm (thơ 1993)
* Kinh tuyến, vĩ tuyến (truyện 1995)
* Sơn Tinh Thủy Tinh, Con 2 (kịch bản phim hoạt hình).

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
24
13
Trịnh Quang Đức
28/01/2018 08:09:33
Võ Quảng (1 tháng 3 năm 1920 - 15 tháng 6 năm 2007) là một nhà văn nổi tiếng của Việt Nam. Sự nghiệp văn chương của ông chủ yếu tập trung về đề tài thiếu nhi. Ông cũng là người đầu tiên dịch tác phẩm Đôn Kihôtê sang tiếng Việt dưới bút danh Hoàng Huy từ năm 1959. Ông được nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.
16
5
Nguyễn Lê Huy hoàng
28/01/2018 09:49:53
Nhà văn Võ Quảng là cây bút xuất sắc về văn học thiếu nhi ở nước ta. Ông viết cả thơ lẫn văn xuôi, cả lứa tuổi thiếu niên và lứa tuổi nhi đồng. Ở thể loại nào ông cũng thành công, để lại dấu ấn đậm nét trong lòng bạn đọc nhỏ tuổi.
Các tập truyện của Võ Quảng. Nhà văn Võ Quảng sinh năm 1920, ở thôn Thượng Phước (nay là xã Đại Hòa, Đại Lộc). Ông gần như dành cả cuộc đời mình cho hoạt động văn học nghệ thuật, đặc biệt là cho văn học thiếu nhi. Ông sáng tác thơ, văn, kịch bản phim hoạt hình, viết lý luận về văn học thiếu nhi. Ông đã từng là Tổng biên tập Nhà xuất bản Kim Đồng, Giám đốc xưởng phim hoạt hình, là thành viên Hội đồng văn học thiếu nhi của Hội Nhà văn Việt Nam. Nhưng nói tới Võ Quảng là người ta hay nhắc đến những sáng tác thơ, văn của ông. Đặc biệt là hai tác phẩm: Quê nội và Tảng sáng.
Võ Quảng bắt đầu sự nghiệp sáng tác văn học của mình từ những bài thơ. Thơ Võ Quảng chuyên viết cho lứa tuổi nhi đồng. Những bài thơ của ông bao giờ cũng xinh xắn, nhẹ nhàng truyền đến cho các em lòng thương yêu thế giới cỏ cây, loài vật để từ đó hướng tới mục tiêu lớn hơn đó là yêu điều thiện, yêu cái đẹp trong cuộc sống. Tập thơ đầu tiên của Võ Quảng được xuất bản năm 1957 là tập “Gà mái hoa”. Mỗi bài thơ khắc họa một chân dung sinh động về những con vật bé nhỏ. Đó là cô gà mái hoa lần đầu tiên tìm ổ, cô tự nhiên đổi nết, rối ra rối rít: “Cái đầu nó nghếch nghếch/ Cái cổ nó thon thót/ Nó kêu: tót, tót, tót!”. Ở tập thơ này, bạn đọc nhỏ tuổi còn gặp niềm vui của bạn bè “Mái hoa” như vịt, ngỗng, gà trống cùng chia sẻ khi cô ta đẻ một quả trứng hồng. Sau tập thơ này, cứ vài ba năm, người ta thấy xuất hiện một tập thơ của Võ Quảng: Thấy cái hoa nở, Nắng sớm, Anh đóm đóm, Măng tre, Quả đỏ…
Thơ Võ Quảng mang đến cho các em những rung cảm tinh tế, nhẹ nhàng trước khung cảnh quen thuộc mà các em đang sống. Qua thế giới thắm tươi và sinh động của cỏ cây hoa lá, những con vật bé nhỏ, Võ Quảng dạy cho các em cách quan sát và khám phá những cái rất độc đáo, rất riêng biệt trong sinh hoạt hàng ngày. Đó là mầm non nho nhỏ đang nằm ép lặng im giữa thân cây chợt bật dậy giữa trời “khoác áo màu xanh biếc” khi mùa xuân đến. Đó là anh đom đóm với chấm sáng bé nhỏ quen thuộc với các em ở nông thôn “Anh đom đóm chuyên cần. Lên đèn đi gác”. Anh “Đi gác suốt đêm. Lo cho người ngủ”. Trong chuyến đi đó, đom đóm thấy bao điều lạ: “Bờ tre rèm rũ/ Yên giấc cò con/ Một đàn chim non/ Trong cây nổi ngáy/ Ao không động đậy/ Lau lách ngủ yên”.
Bài thơ “Ai dậy sớm” được nhiều trẻ em và cả người lớn thuộc. Có gì bâng khuâng xao xuyến khi buổi mai nhẹ nhàng đến với mọi người: “Ai dậy sớm/ Chạy lên đồi/ Cả đất trời/ Đang chờ đón...”. Thơ viết cho trẻ em của Võ Quảng giàu nhạc điệu, và nhờ nhạc điệu đó làm cho người đọc dễ thuộc, dễ nhớ, dễ cảm xúc, từ đó mà phát huy được chủ đề giáo dục. Các em có thể vừa đọc thơ vừa nhảy múa, vui chơi…
Ở văn xuôi, truyện của Võ Quảng viết cho nhiều lứa tuổi. Với lứa tuổi nhi đồng, ông viết truyện đồng thoại như “Cái mai”, “Bài học tốt”, “Những chiếc áo ấm”. Nhưng có lẽ phần phong phú nhất cũng là tâm huyết nhất là những truyện ông viết cho lứa tuổi thiếu niên. Có lẽ lứa tuổi sắp bước vào đời này có nhiều ước mơ, hoài bão, tác giả muốn trang bị cho các em hành trang đầy đủ hơn, muốn tâm sự với các em nhiều hơn. Tác phẩm của Võ Quảng cũng dài hơi hơn. Ông có 2 truyện vừa: Cái Thăng và Chỗ cây đa làng, viết về thiếu nhi tham gia kháng chiến chống Pháp, và đặc biệt là hai truyện dài Quê nội và Tảng sáng. Để viết Quê nội và Tảng sáng Võ Quảng đã phải chuẩn bị trên 10 năm. Ông huy động tất cả tuổi thơ của mình, một tuổi thơ đầy sống động và gần như được lưu giữ nguyên vẹn trong ký ức. Ông đã dày công làm đề cương, ghi chép các sự kiện, phong cảnh, nhân vật với tính cách và lời ăn tiếng nói cùng những câu ca dao, những phong tục địa phương…
Quê nội (xuất bản 1972) và Tảng sáng (xuất bản 1978) là một câu chuyện nối liền nhau, trong đó tác giả đã dựng 4 nhân vật với cá tính khác nhau hiện thân cho 4 tai họa chính mà nhân dân ta phải chịu đựng trong thời nô lệ, đó là nạn áp bức, nạn nghèo đói, nạn dốt và nạn mê tín dị đoan. Cách mạng nổ ra, 4 người cùng khổ đó đã sống lại rồi cùng với các tầng lớp nhân dân vùng dậy, dần dần biến thành những chiến sĩ gan dạ dám quên mình vì Tổ quốc, vì nhân dân. Câu chuyện cho ta thấy một khi con người đã nắm được chân lý, đã biết tin yêu thì sẽ làm chủ được vận mệnh của mình và bộc lộ những khả năng vô tận. Đây là câu chuyện của một địa phương nhưng cũng là câu chuyện của cả nước, câu chuyện của một thời kỳ nhưng cũng là chuyện của lịch sử dân tộc. Ở đây, tác giả đã tạo ra được một giọng nói chân thật, hồn nhiên giàu hơi thở cuộc sống. Với lòng yêu quê hương tha thiết, tác giả đã làm sống lại hình ảnh những ngày đầu cách mạng và cuộc kháng chiến chống Pháp ở một vùng quê miền Trung với một hiện thực đầy chất thơ. Những trang hiện thực được lồng ghép với những trang cổ tích huyền thoại bay bổng làm cho câu chuyện đầy dư vang, nối kết dĩ vãng với hiện tại, mở rộng chủ đề của truyện.
Quê nội và Tảng sáng là bộ sách thành công nhất của Võ Quảng, chứng tỏ vốn sống phong phú và tâm huyết của tác giả đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân, chứng tỏ tài năng của ông và là đóng góp lớn nhất, tiêu biểu nhất của Võ Quảng cho văn học thiếu nhi Việt Nam. Võ Quảng được nhiều nhà phê bình văn học và các nhà văn xếp là một trong số ít nhà văn xuất sắc viết cho các em nước ta ở thế kỷ 20, cùng với các tên tuổi Tô Hoài, Phạm Hổ, Định Hải… Ông được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật đợt 2 năm 2007. Ông mất năm 2007, đến nay vừa tròn 10 năm.
11
5
Nguyễn Lê Huy hoàng
28/01/2018 09:50:22
ĐNĐT - Được biết đến với những tuyển tập viết cho thiếu nhi nổi tiếng như Nắng sớm (thơ, 1965), Anh Đom đóm (thơ, 1970), Quê nội (truyện, 1973), Tảng sáng (truyện, 1978), Gà mái hoa (thơ, 1975)…, nhà văn, nhà thơ trọn đời dành cho văn học thiếu nhi - Võ Quảng đã đúc kết rằng: “Một quyển sách gọi là hay, gọi là tốt cho thiếu nhi phải đồng thời với thiếu nhi, người lớn cũng thấy tốt, thấy hay”.
"Quê nội" và "Tảng sáng" là hai trong nhiều cuốn sách tiêu biểu của nhà văn Võ Quảng viết về văn học thiếu nhi thời kháng chiến chống Pháp Tuổi thơ sinh động trong “Quê nội”
Nhắc đến văn xuôi của Võ Quảng, nhà nghiên cứu Phong Lê từng đánh giá “Quê nội” và “Tảng sáng” của ông xứng đáng xếp vào loại hay nhất trong kho tàng văn học thiếu nhi Việt Nam.
Lấy bối cảnh của những năm kháng chiến chống Pháp, “Quê nội” của nhà văn Võ Quảng là câu chuyện xảy ra tại chính quê hương mình, với hai nhân vật chính tham gia vào tất cả các sự kiện là chú bé Cục và Cù Lao. Ở đó còn có những phận người “đang rỉ ra, đang mục đi” như bà Hiến cả đời ở đợ, ông Bốn Rị chuyên bán thịt chó đã được cách mạng trả lại vị thế làm người.
Trên nền của làng quê ấy, Võ Quảng cũng khắc họa một lớp người đang hăm hở theo cách mạng. Đó là anh Bốn Linh, chú Năm Mùi, chị Ba, anh Bảy Hoành bận bịu với việc nước, việc nhà mà trong lòng vẫn vui phơi phới; là ông Bảy Hóa một thời tha phương không kiếm nổi miếng ăn, bây giờ “đất nước độc lập” về quê sung vào tự vệ quyết một phen sống mái với bọn thực dân nếu chúng dám quay lại bờ sông Thu Bồn này. Tất cả họ hòa vào cách mạng với lòng nhiệt tình và cả bằng niềm tin nhiều khi rất ngây thơ. Qua câu chuyên của thằng Cục với chị Ba, ta có thể thấy rõ niềm tin trong trẻo ấy: “Cũng chỉ ngày mai ngày kia thôi, ruộng đất sẽ về tay nông dân, nhà máy, hầm mỏ về tay công nhân. Nhà ta khỏi ăn cơm gạo bắp, chị Ba ăn cái gì chị Ba thích, cần xài bao nhiêu cũng được, ăn tiêu tùy cần, làm việc tùy sức”. Hay như việc Cục và Cù Lao luôn tin rằng một ngày tàu bay của Liên Xô chở xi măng, sắt thép qua thì làng Hòa Phước cũng sẽ có nhiều nhà cao tầng như… thành phố.
Dường như trong hình ảnh của Cục và Cù Lao, người đọc như tìm được tất cả những gì sống động, hồn nhiên nhất của tuổi thơ. Mỗi người có một tuổi thơ khác nhau, nhưng chắc hẳn ai cũng có ít nhiều cái ngộ nghĩnh, cái tinh nghịch, cái khôn ranh vụng dại một thời ấy nhưng đều có chung một mong muốn là làm được nhiều việc tốt, muốn được khẳng định về nhân cách, muốn nhanh chóng trở thành người lớn, được giao những việc quan trọng... Ở Cục và Cù Lao, Võ Quảng đã phát hiện ra một cái gì thật nghiêm trang nhưng cũng thật điển hình cho cả một thế hệ trẻ thơ, trong cái vẻ riêng ngộ nghĩnh không lặp lại.
Không hề nhào nặn lại lịch sử, nhưng dưới ngòi bút của Võ Quảng mọi thể hiện đều có mức độ. Có một tí gì mỉa mai, vừa nhẹ nhàng vừa thân ái gửi gắm vào bài diễn thuyết của một cán bộ cơ sở-Năm Mùi. Năm Mùi đấu tranh cho cách mạng và hiểu rõ bà con trong làng xóm của mình. Những lời nói của Năm Mùi không phải những châm ngôn từ sách vở, cũng không hề tỏ ra khoe khoang mà ngược lại, trong nhiều trường hợp Năm Mùi còn thể hiện kinh nghiệm, sự hiểu biết về cuộc sống và con người. Do đó, đây là câu chuyện viết về một địa phương nhưng cũng là chuyện của cả nước, của lịch sử dân tộc.
Theo nhà nhơ Thanh Quế, “Để viết “Quê nội” và “Tảng sáng”, Võ Quảng đã phải chuẩn bị trên 10 năm. Ông đã huy động tất cả tuổi thơ của mình, một tuổi thơ đầy sống động và gần như được lưu giữ nguyên vẹn trong ký ức. Ông đã dày công làm đề cương, ghi chép các sự kiện, phong cảnh, nhân vật với tính cách và lời ăn tiếng nói cùng những câu ca dao, những phong tục địa phương…”. Có lẽ vì vậy mà ngay sau khi ra đời, “Quê nội” đã có sức ảnh hưởng không nhỏ tới bạn đọc Việt Nam cũng như bạn đọc thế giới, đặc biệt là người Pháp qua bản dịch của Alice Kahn.
Những vần thơ của Võ Quảng bình dị nhưng lại rất gần gũi với cuộc sống thường ngày (bìa tập thơ Anh Đom đóm). Nhà văn của tuổi thơ - nhà thơ của tuổi hoa
Nổi tiếng với “Quê nội” và “Tảng sáng” nên ít người biết Võ Quảng bắt đầu sự nghiệp sáng tác văn học của mình từ những bài thơ viết cho lứa tuổi nhi đồng. Những vần thơ đã in đậm trong tâm hồn thiếu nhi nhiều thế hệ như “-Cốc, cốc, cốc/ - Ai gọi đó?/ - Tôi là Thỏ/ - Nếu là Thỏ/ Cho xem tai…” (Mời vào); “Mặt trời gác núi/ Bóng tối lan dần/ Anh đóm chuyên cần/ Lên đèn đi gác/ Theo làn gió mát/ Anh đi suốt đêm/ Lo cho người ngủ/ Bờ tre rèm rủ/ Yên giấc cò con/ Một đàn chim non/ Trong cây nổi ngáy/ Ao không động đậy/ Lau lách ngủ yên… (Anh Đom đóm). Những bài thơ bình dị nhưng lại rất gần gũi với cuộc sống thường ngày. Trước những quang cảnh quen thuộc xung quanh cuộc sống của trẻ em nông thôn, Võ Quảng đã dạy cho các em thiếu nhi có được sự quan sát, khám phá rất riêng của tuổi thơ, truyền cho các em thiếu nhi lòng yêu thương thế giới cỏ cây, loài vật, từ đó hướng tới yêu cái thiện, các đẹp trong cuộc sống thường ngày.
Đến với văn học thiếu nhi khá muộn, nói như ông Nguyễn Huy Thắng, Phó giám đốc Nhà xuất bản Kim Đồng: “Võ Quảng đến với văn học thiếu nhi khi đã 37 tuổi, tuy có hơi muộn, nhưng đã đến là ở lại mãi mãi, và cho đến hết đời, chỉ chuyên tâm làm một việc: Viết cho các em”. Thế nên, trong các tác phẩm của mình, cả thơ và văn xuôi, ở thể loại nào, Võ Quảng cũng dành hết tâm hồn và tài năng trong đó.
Với độ tuổi nhi đồng, ngoài những vần thơ ngộ nghĩnh, ông còn có những câu chuyện đồng thoại hồn nhiên, lý giải các hiện tượng tự nhiên trong cuộc sống theo cách đơn giản và dễ hiểu nhất như: “Cái mai”, “Bài học tốt”, “Những chiếc áo ấm”… Câu truyện nào, vần thơ nào cũng tràn ngập một tình yêu thiên nhiên với cây cỏ, chim muông xung quanh cuộc sống thường ngày. Cứ như vậy, ông góp phần làm giàu đời sống tinh thần của con người, bắt đầu từ tuổi thơ. Những câu chuyện của ông rất bình thường, nhưng với giọng văn ngộ nghĩnh, hóm hỉnh lại rất giàu tính giáo dục. Đây là điều mà ít nhà văn, nhà thơ nào làm được.
Gần 50 năm gắn bó với đề tài văn học thiếu nhi, Võ Quảng đã để lại cho nền văn học thiếu nhi Việt Nam nhiều tác phẩm giá trị. Lúc sinh thời, ông đã từng nói: “Thơ có nhiệm vụ phải ghi sâu vào tâm hồn các em tất cả bức tranh đậm đà của đất nước, từ những sự kiện to lớn nhất, cho đến những việc nhỏ nhất, bóng dáng một cánh cò bay, hình ảnh sóng lúa rợp rờn, cây đa, bến nước, tất cả vẻ đẹp của núi sông, đó là lớp phù sa mỡ màng, trên đó mọc lên xanh tươi tình yêu Tổ quốc”. Có lẽ vì thế mà những vần thơ, những trang viết của ông đến giờ vẫn không thấy cũ.
Chân dung nhà văn, nhà thơ Võ Quảng Võ Quảng (1920-2007), sinh ngày 1 tháng 3 năm 1920, tại xã Đại Hòa, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Năm 1935, trong khi đang theo học Tú tài ở Quốc học Huế, ông tham gia tổ chức Thanh niên Dân chủ ở Huế; năm 1939 làm tổ trưởng tổ Thanh niên Phản đế ở Huế. Tháng 9 năm 1941, bị chính quyền Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ, sau đó bị đưa đi quản thúc vô thời hạn ở quê nhà.
Sau khi Cách mạng tháng Tám 1945 nổ ra, ông được chính quyền Việt Minh cử làm ủy viên Tư pháp thành phố Đà Nẵng. Khi quân Pháp tái chiếm Nam Bộ, ông được cử vào chức vụ Phó chủ tịch Ủy ban Hành chính kháng chiến thành phố Đà Nẵng. Từ năm 1947 đến 1954, làm Hội thẩm chính trị (tức là Phó Chánh án) tòa án quân sự miền Nam Việt Nam. Thời gian này, ông cũng có sáng tác một số tác phẩm dành cho thiếu nhi.
Sau khi tập kết ra Bắc, ông được điều về công tác ở chức vụ Ủy viên Ban nhi đồng Trung ương, phụ trách văn học cho thiếu nhi. Ông là một trong những người tham gia sáng lập và từng giữ chức Giám đốc Nhà xuất bản Kim Đồng. Một thời gian sau đó, ông được cử làm Giám đốc Xưởng phim hoạt hình Việt Nam. Năm 1965, ông được kết nạp làm Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Năm 1968, ông về công tác tại Bộ Văn hóa. Năm 1971, về Hội nhà văn Việt Nam, được phân công làm Chủ tịch Hội đồng Văn học Thiếu nhi - Hội nhà văn Việt Nam và giữ chức vụ này đến khi về hưu.
Sự nghiệp văn chương của ông chủ yếu tập trung về đề tài thiếu nhi. Ông cũng là người đầu tiên dịch tác phẩm Don Quixote sang tiếng Việt dưới bút danh Hoàng Huy năm 1959.
Năm 2007, ông được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.
12
4
Nguyễn Lê Huy hoàng
28/01/2018 09:51:14
Tóm tắt lý lịch Võ Quảng
Nhà văn Võ Quảng sinh ngày 1-3-1920 tại Tỉnh Quảng Nam, nước Việt Nam. Ông sống và làm việc chủ yếu ở Tỉnh Vĩnh Phúc, nước Việt Nam. Ông sinh thuộc cung Song Ngư, cầm tinh con (giáp) khỉ (Canh Thân 1920). Võ Quảng xếp hạng nổi tiếng thứ 49887 trên thế giới và thứ 31 trong danh sách Nhà văn nổi tiếng.
Tiểu sử Nhà văn Võ Quảng
Nhà văn Võ Quảng quê ở xã Đại Hòa huyện Đại Lộc tỉnh Quảng Nam, là một nhà văn nổi tiếng của Việt Nam. Sự nghiệp văn chương của ông chủ yếu tập trung về đề tài thiếu nhi. 
Ông là Đảng viên Đảng CSVN; Hội viên Hội nhà văn Việt Nam (1965) 
Năm 1959, ông dịch tác phẩm Don Quixote sang tiếng Việt dưới bút danh Hoàng Huy, cũng là người đầu tiên dịch tác phẩm này.
Ông qua đời ngày 15 tháng 6 năm 2007 tại Hà Nội. 
* Giải thưởng:
Năm 2007, ông được nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.
* Các tác phẩm tiêu biểu:
  • Tảng sáng (truyện 1976)
  • Những chiếc áo ấm (truyện 1970)
  • Gà mái hoa (thơ 1975)
  • Chỗ cây đa làng (1964)
  • Cái Mai (1967)
  • Nắng sớm (thơ, 1965)
  • Cái Thăng (truyện 1961)
  • Vượn hú (truyện 1993)
  • Anh Đom đóm (thơ, 1970)
  • Quê nội (truyện 1974)
  • Thấy cái hoa nở (thơ 1962)
  • Kinh tuyến, vĩ tuyến (truyện 1995)
  • Bài học tốt (truyện, 1975)
  • Măng tre (thơ, 1972)
  • Quả đỏ (thơ 1980)
  • Ánh nắng sớm (thơ 1993)
  • Sơn Tinh Thủy Tinh, Con 2 (kịch bản phim hoạt hình).
  • Vượt Thác

  Võ Quảng thời trẻ
  • Ông tham gia tổ chức Thanh niên Dân chủ ở Huế năm 1935, khi đang theo học Tú tài ở Quốc học Huế.
  • Năm 1939, ông làm tổ trưởng tổ Thanh niên Phản đế ở Huế.
  • Sau đó, ông bị chính quyền Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ vào tháng 9/1941, và bị đưa đi quản thúc vô thời hạn ở quê nhà.
  • Sau 1945, ông được chính quyền Việt Minh cử làm ủy viên Tư pháp thành phố Đà Nẵng. Khi quân Pháp tái chiếm Nam Bộ, ông được cử vào chức vụ Phó chủ tịch Ủy ban Hành chính kháng chiến thành phố Đà Nẵng.
  • Ông làm Hội thẩm chính trị (tức là Phó Chánh án) tòa án quân sự miền Nam Việt Nam từ 1947 - 1954.
  • Sau khi tập kết ra Bắc, ông giữ chức vụ Ủy viên Ban nhi đồng Trung ương, phụ trách văn học cho thiếu nhi. Ông là một trong những người tham gia sáng lập và từng giữ chức Giám đốc Nxb Kim Đồng. Sau đó, ông được cử làm Giám đốc Xưởng phim hoạt hình Việt Nam.
  • Ông được kết nạp làm Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 1965.
  • Năm 1968, ông về công tác tại Bộ Văn hóa.
  • Đến năm 1971, chuyển về Hội nhà văn Việt Nam, được phân công làm chủ tịch Hội đồng Văn học Thiếu nhi Hội Nhà văn Việt Nam và giữ chức vụ này đến khi về hưu.
10
9
Nguyễn Lê Huy hoàng
28/01/2018 09:52:08
Nói Võ Quảng – nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi, trước hết, là nói đến tác giả của Quê nội (1973) và Tảng sáng (1978) - hai tập trong cùng một bộ sách theo tôi thuộc loại hay nhất trong vườn văn thiếu nhi Việt Nam thế kỷ XX. Với Quê nội và Tảng sáng, Võ Quảng dẫn ta vào sinh hoạt của một làng quê có tên là Hòa Phước, ven sông Thu Bồn, giữa những ngày sôi nổi trong và sau Tháng Tám - 1945. Đằm thắm trong một tình yêu, một nỗi niềm nhớ thương vừa vời vợi, vừa sâu thẳm, truyện của Võ Quảng dường như không chú ý, hay nói đúng hơn, không nhằm lạm dụng cái lạ, cái riêng trong dấu ấn của từng vùng. Hòa Phước là quê của tác giả, của một người con vùng quê Ngũ Hành Sơn, sông Thu Bồn, Cửa Hàn, Cửa Đại... nhưng cũng là của anh, của tôi, của tất cả. Nghe chuyện Hòa Phước của tác giả cũng như là nghe kể về quê hương của chính mình. Rõ ràng khi Võ Quảng viết “hết mình” trong một tình yêu “quê nội” thì cũng là khi Võ Quảng đã gặp tất cả chúng ta - những người hẳn ai cũng khao khát một tình yêu quê. Và tình yêu quê hương, như xưa nay vẫn vậy là một tình yêu không biên giới. Yêu quê mình và đồng thời yêu quê bạn. Yêu nơi mình sinh ra và yêu nơi mình ghé đến. Rồi chính do sự hòa nhập, sự đổi trao, sự bổ sung đó mà biết nâng tình yêu quê hương cụ thể lên tình yêu Tổ quốc.
Những trang Võ Quảng chan chứa một tình yêu quê, và cùng là chan chứa một tình yêu Tổ quốc. Nếu nói có một hàm lượng trữ tình và một chất thơ nồng đậm ở Võ Quảng thì theo tôi chính là được khơi lên từ đó.
Hai nhân vật chính đi suốt Quê nội, Tảng sáng, tham gia vào tất cả các sự cố, gắn nối các mảng khối hành động - đó là hai cậu bé có tên Cục và Cù Lao. Cả hai dường như có hao hao hình bóng tác giả. Giá trị lớn của bộ truyện mà Võ Quảng đã dồn hết mọi tâm lực, cùng kỷ niệm cả một thời trẻ sống hết mình với quê hương, khao khát đến với cách mạng, chính là ở sự sống của hai nhân vật này. Trong hình ảnh Cục và Cù Lao có sự hiện diện, sự hoá thân, sự sống động trở lại của tất cả tuổi thơ chúng ta, mỗi người có thể có một khuôn mặt riêng không giống nhau; nhưng ai lại chẳng có ít nhiều cái ngộ nghĩnh ấy, cái tinh nghịch ấy, cái ham say chơi đùa ấy, cái khôn ranh hoặc vụng dại ấy. Ai trong chúng ta lại chẳng có một tuổi thơ tuy thiếu nghèo hoặc no đủ về vật chất và tinh thần có khác nhau, nhưng đều có cùng một khao khát muốn làm việc tốt, muốn được khẳng định về nhân cách, muốn vươn lên những việc quá sức mình, muốn nhanh chóng thành người lớn, muốn được giao những việc quan trọng... Ở Cục và Cù Lao quả Võ Quảng đã phát hiện được một cái gì thật nghiêm trang và hệ trọng, và cũng thật là điển hình cho cả một thế hệ trẻ thơ, trong cái vẻ riêng ngộ nghĩnh, không lắp lại của nó.
Từ sự sống của hai nhân vật trong cảnh quan một miền quê khó quên được ấy, tôi muốn xếp Quê nộivà Tảng sáng của Võ Quảng vào trong một văn mạch với Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng, Gió đầu mùa và Hai đứa trẻ của Thạch Lam, Quê mẹ của Thanh Tịnh, Chân trời cũ của Hồ Dzếnh, Một đám cưới và Chuyện người hàng xóm của Nam Cao, Sống nhờ của Mạnh Phú Tư, và Cỏ dại của Tô Hoài...
Bộ sách viết về một thế hệ trẻ thơ có thêm một ngày khai sinh nữa là Cách mạng tháng Tám.
Nhà văn Võ Quảng
Rõ ràng với Quê nội, Tảng sáng Võ Quảng đã bổ sung thêm vào danh mục bảo tàng văn chương hiện đại một cái tên riêng là Hoà Phước. Nếu không có Võ Quảng, hoặc nếu Võ Quảng không có Quê nội và Tảng sáng thì Hoà Phước sẽ lẫn vào trong trăm ngàn tên thôn làng khác ở bất cứ nơi đâu. Đã có một thôn Vỹ Dạ, một làng Thiện Vị trong thơ Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính; có một làng Đông Xá hoặc Vũ Đại trong văn Ngô Tất Tố, Nam Cao... Bây giờ có thêm một Hoà Phước, như một tên chung gợi bao tò mò và ngưỡng vọng cho lớp lớp các thế hệ trẻ, về một miền quê - quê của tuổi thơ, quê của cách mạng. Là tác giả của một bộ truyện nổi tiếng, Võ Quảng còn là nhà thơ, với nhiều bài thơ hay cho lứa tuổi nhỏ.
Thơ Võ Quảng là thế giới của con trẻ và thế giới của hoa cỏ, loài vật, qua cách nhìn con trẻ.
Một thế giới vui ngộ, cái vui lao động, nẩy nở, sinh sôi.
Anh đom đóm, một đốm sáng, một sinh thể phát sáng nhỏ nhoi, đêm đêm chuyên cần “lên đèn đi gác”. Anh đi suốt đêm, cho đến khi gà gáy sáng mới “tắt đèn lồng” “lui về nghỉ”.
Chị chổi tre cần mẫn quét dọn khiến cho “nhà mát sáng, cả trong ngoài, gió khoan thai, bay vào cửa”.
Con bê lông vàng “đi qua vườn ớt, nhìn sau nhìn trước, đi qua vườn cà, đi vào đi ra, đi tìm mẹ nó”. Bê “không thấy mẹ” mà “thấy cái hoa nở”.
Nó bước lại gần
Nó đứng tần ngần
Mũi kề, hít hít
Tuổi trẻ chóng quên, và lại ham vui.
Gà mái hoa bỗng nhiên trái chứng, đổi nết. Hoá ra nó đang đi tìm ổ. Khi đã có ổ nó nằm yên để ấp. Nó mang lại niềm vui cho cả nhà.
Ai đó? Mời vào. Một hoạt cảnh thật vui, những “nhân vật” ở đây như Thỏ, Nai, Vạc, Gió chưa hề quen nhau mà đầy lòng hiếu khách.
Biết bao thế hệ ông bà nội ngoại, từng ngồi bên cháu trước những trang tranh truyện Mời vào để cùng nhận diện mấy vị khách lạ sau ba tiếng gõ cửa: Cốc, cốc, cốc.
Thế giới thiên nhiên trong Ai dậy sớm, một buổi sớm với vừng đông và đất trời, thật rạng rỡ, tinh khôi.
Một mùa xuân với “hoa cải li ti, đốm vàng óng ánh, hoa mùi tím tím, nõn nuột hoa bầu, hoa ớt trắng phau, xanh lơ hoa đỗ”.
Một mầm non “mắt lim dim” “nhìn qua kẽ lá”, thấy thế giới chung quanh vẫn còn chìm trong yên lặng.
Chợt một tiếng chim kêu
Chíp chiu chiu, xuân đến!
Tiếng chim như đánh thức cả đất trời và trịnh trọng thông báo cuộc chuyển mùa.
Thơ Võ Quảng luôn hàm chứa một cái gì đột biến trong bừng tỉnh, nẩy nở, sinh sôi.
Võ Quảng yêu hồn nhiên và thắm thiết thế giới hoa cỏ và loài vật quanh ta. Ông thổi vào chúng sự sống vui và làm cho các em cùng chúng ta vui cái vui của sự sống bình thường. Cứ như vậy ông góp phần làm giàu đời sống tinh thần của con người, bắt đầu từ tuổi thơ; và giúp cho con người kéo dài sự tươi tắn của tuổi thơ. Thơ Võ Quảng ít nói điều gì cao xa, to tát, trừu tượng. Ông chỉ nói những chuyện nhỏ nhẹ, bình thường, với giọng khiêm nhường, nhiều khi vui hóm, ngộ nghĩnh. Nhưng mặc dù vậy, hay chính vì vậy, thơ ông lại rất giàu ý vị giáo dục. Đó là chỗ, theo tôi thật sự là thành đạt trong thơ cho lứa tuổi thơ của Võ Quảng.
Ý kiến của Võ Quảng sau đây về thơ cho thiếu nhi cũng hoàn toàn phù hợp với thơ ông: “... với những mảnh vải thông thường nhà thơ có nhiệm vụ phải may thành những bức thảm đầy đủ màu sắc sinh động và tươi vui. Keo vật có mệt là vì những hạn chế đó. Và trong keo vật đó, người làm thơ có cảm giác không phải cố dốc hết sức ra, mà có lúc phải cố sức giảm sức đi, làm nhỏ lại, cố cho thơ trẻ ra và rũ hết những hiểu biết cồng kềnh”.
Gắn bó với tuổi thơ, Võ Quảng cũng đã dành hết tâm hồn và tài năng cho những thiên đồng thoại nhỏ nhắn và xinh xắn, hồn nhiên và đậm đà sự sống vui, làm gắn bó được nhu cầu ham hiểu biết và hướng về điều thiện của các lứa tuổi trẻ.
Sau Dế mèn phiêu lưu ký của Tô Hoài, chúng ta thật sự được hưởng một niềm vui trẻ thơ mà không hời hợt hoặc khiên cưỡng trong mỗi truyện của Võ Quảng.
Đó là chuyện của Rùa muốn đi đây đi đó, nhưng lại ngại đi, chẳng phải vì bước chậm mà vì lười biếng, nên tìm cách bám vào vó ngựa, và thế tất là phải văng xuống đường, như một tai nạn giao thông với các mảnh vỡ trên lưng.
Đó là câu hỏi và lời giải vì sao lưng lão Hổ lại có vằn.
Đó là chuyện vì sao mắt Giếc lại đỏ hoe, Cút Lủi luôn luôn chui lủi, và Vượn lại có tiếng hú buồn?
Toàn bộ thế giới đồng thoại của Võ Quảng chứa đựng một triết lý sống, một kinh nghiệm sống thật hồn nhiên mà sâu xa. Đọc đồng thoại của Võ Quảng ta như càng được chứng minh khả năng tung hoành của tưởng tượng - điều mà chính tác giả cũng đã từng khẳng định: “không có chỗ nào gọi là xa xôi, không có vấn đề gì gọi là cao siêu mà truyện đồng thoại không vươn tới được”.
Những trang Võ Quảng, cả văn và thơ đều chan chứa một tình yêu thiên nhiên với cây cỏ, hoa trái, chim muông nơi cảnh sống quanh ta; cùng là chan chứa một tình yêu quê, nơi những người thân yêu cùng sống, nơi chứa đầy những kỷ niệm thời thơ ấu, nơi ghi nhận từng bước sự trưởng thành của đời người.
Vườn văn thiếu nhi của ta hôm nay quả có không ít người, thậm chí còn rất đông người. Nhưng nhìn vào tất cả họ lại thấy không có ai chuyên như ông. Họ còn làm nhiều việc khác. Có người chỉ viết bằng tay trái. Còn ông, suốt ngót 50 năm qua, ông chỉ viết cho thiếu nhi.
Dành cả một đời người cho một sự nghiệp vốn được xem là cao quý và thiêng liêng; cả một đời dành ra như vậy, nhưng có phải bất cứ ai cũng đến được đích không? Và nếu có đến được đích, và là một cái đích xa như Võ Quảng thì sự chăm nom và bù đắp của người đời là thế nào? Đó là câu hỏi không dễ trả lời, bởi biết bao lý do chủ quan và khách quan, nó gây nên đâu phải là ít những ngập ngừng, nản mỏi; hoặc sự bỏ cuộc giữa chừng, sự đi tìm những ngả đường khác...
Còn ông, là Võ Quảng, ông đã dứt khoát chọn nó cách đây hơn 50 năm, khi ông từ Khu Năm tập kết ra Bắc; với một dứt khoát sống hết mình, thật hết mình cho tuổi thơ.
Cuộc sống hôm nay người người, nhà nhà đang lo xoá đói giảm nghèo, và không ít người đang quyết liệt săn tìm sự giàu có. Giàu có được đo bằng địa vị xã hội, bằng tiền của, nhà đất, tiện nghi... Còn cái giàu có bên trong tâm hồn thì quả là khó tìm hơn, vì không dễ mấy ai để tâm đi tìm. Và người mong muốn cho sự giàu có đó, người góp phần làm nên sự giàu có đó, một cách cần mẫn, lặng lẽ, kỳ khu, suốt bao nhiêu năm, bằng cái nghề chẳng mấy khi chạm được vào sự giàu có là nghề văn, trong ý nghĩa chân chính của nó, lớp người đó thời nào cũng hiếm. Chế độ ta quả có sự chăm sóc để bớt đi sự hiếm hoi, nhưng đâu dễ đã hết được những bùi ngùi trong cảnh quan chung, và trong không ít tâm trạng, vì nhiều lý do đã được nói, hoặc còn chưa được nói đến.
Võ Quảng ra đi trong lặng lẽ đã 3 năm; sau khi đã để lại cho đời một tình yêu con trẻ hết mình và trọn đời; và với tình yêu đó, ông đã để lại cho nhiều thế hệ trẻ bao hành lý tinh thần quý giá, nó làm giàu có tâm hồn mỗi con người. Võ Quảng đã chăm chút biết bao nhiêu cho cái phần sống bên trong ấy của con người ngay từ tuổi thơ. Và ông còn nhắc nhở ta khi đã đi qua tuổi thơ, càng cần biết chăm chút hơn, nhân hậu hơn, với tất cả những gì thân thiết, cả những gì còn xa lạ, hoặc ngang trái trong vận hành đầy vất vả của cuộc đời, cả trong sự tự quên mình đi vì niềm vui và hạnh phúc của người khác./.
8
5
Portgas ( Gol ) D. ...
28/01/2018 09:52:21
Nhà văn Võ Quảng sinh năm 1920, ở thôn Thượng Phước (nay là xã Đại Hòa, Đại Lộc). Ông gần như dành cả cuộc đời mình cho hoạt động văn học nghệ thuật, đặc biệt là cho văn học thiếu nhi. Ông sáng tác thơ, văn, kịch bản phim hoạt hình, viết lý luận về văn học thiếu nhi. Ông đã từng là Tổng biên tập Nhà xuất bản Kim Đồng, Giám đốc xưởng phim hoạt hình, là thành viên Hội đồng văn học thiếu nhi của Hội Nhà văn Việt Nam. Nhưng nói tới Võ Quảng là người ta hay nhắc đến những sáng tác thơ, văn của ông. Đặc biệt là hai tác phẩm: Quê nội và Tảng sáng.
Võ Quảng bắt đầu sự nghiệp sáng tác văn học của mình từ những bài thơ. Thơ Võ Quảng chuyên viết cho lứa tuổi nhi đồng. Những bài thơ của ông bao giờ cũng xinh xắn, nhẹ nhàng truyền đến cho các em lòng thương yêu thế giới cỏ cây, loài vật để từ đó hướng tới mục tiêu lớn hơn đó là yêu điều thiện, yêu cái đẹp trong cuộc sống. Tập thơ đầu tiên của Võ Quảng được xuất bản năm 1957 là tập “Gà mái hoa”. Mỗi bài thơ khắc họa một chân dung sinh động về những con vật bé nhỏ. Đó là cô gà mái hoa lần đầu tiên tìm ổ, cô tự nhiên đổi nết, rối ra rối rít: “Cái đầu nó nghếch nghếch/ Cái cổ nó thon thót/ Nó kêu: tót, tót, tót!”. Ở tập thơ này, bạn đọc nhỏ tuổi còn gặp niềm vui của bạn bè “Mái hoa” như vịt, ngỗng, gà trống cùng chia sẻ khi cô ta đẻ một quả trứng hồng. Sau tập thơ này, cứ vài ba năm, người ta thấy xuất hiện một tập thơ của Võ Quảng: Thấy cái hoa nở, Nắng sớm, Anh đóm đóm, Măng tre, Quả đỏ…
Thơ Võ Quảng mang đến cho các em những rung cảm tinh tế, nhẹ nhàng trước khung cảnh quen thuộc mà các em đang sống. Qua thế giới thắm tươi và sinh động của cỏ cây hoa lá, những con vật bé nhỏ, Võ Quảng dạy cho các em cách quan sát và khám phá những cái rất độc đáo, rất riêng biệt trong sinh hoạt hàng ngày. Đó là mầm non nho nhỏ đang nằm ép lặng im giữa thân cây chợt bật dậy giữa trời “khoác áo màu xanh biếc” khi mùa xuân đến. Đó là anh đom đóm với chấm sáng bé nhỏ quen thuộc với các em ở nông thôn “Anh đom đóm chuyên cần. Lên đèn đi gác”. Anh “Đi gác suốt đêm. Lo cho người ngủ”. Trong chuyến đi đó, đom đóm thấy bao điều lạ: “Bờ tre rèm rũ/ Yên giấc cò con/ Một đàn chim non/ Trong cây nổi ngáy/ Ao không động đậy/ Lau lách ngủ yên”.
Bài thơ “Ai dậy sớm” được nhiều trẻ em và cả người lớn thuộc. Có gì bâng khuâng xao xuyến khi buổi mai nhẹ nhàng đến với mọi người: “Ai dậy sớm/ Chạy lên đồi/ Cả đất trời/ Đang chờ đón...”. Thơ viết cho trẻ em của Võ Quảng giàu nhạc điệu, và nhờ nhạc điệu đó làm cho người đọc dễ thuộc, dễ nhớ, dễ cảm xúc, từ đó mà phát huy được chủ đề giáo dục. Các em có thể vừa đọc thơ vừa nhảy múa, vui chơi…
Ở văn xuôi, truyện của Võ Quảng viết cho nhiều lứa tuổi. Với lứa tuổi nhi đồng, ông viết truyện đồng thoại như “Cái mai”, “Bài học tốt”, “Những chiếc áo ấm”. Nhưng có lẽ phần phong phú nhất cũng là tâm huyết nhất là những truyện ông viết cho lứa tuổi thiếu niên. Có lẽ lứa tuổi sắp bước vào đời này có nhiều ước mơ, hoài bão, tác giả muốn trang bị cho các em hành trang đầy đủ hơn, muốn tâm sự với các em nhiều hơn. Tác phẩm của Võ Quảng cũng dài hơi hơn. Ông có 2 truyện vừa: Cái Thăng và Chỗ cây đa làng, viết về thiếu nhi tham gia kháng chiến chống Pháp, và đặc biệt là hai truyện dài Quê nội và Tảng sáng. Để viết Quê nội và Tảng sáng Võ Quảng đã phải chuẩn bị trên 10 năm. Ông huy động tất cả tuổi thơ của mình, một tuổi thơ đầy sống động và gần như được lưu giữ nguyên vẹn trong ký ức. Ông đã dày công làm đề cương, ghi chép các sự kiện, phong cảnh, nhân vật với tính cách và lời ăn tiếng nói cùng những câu ca dao, những phong tục địa phương…
Quê nội (xuất bản 1972) và Tảng sáng (xuất bản 1978) là một câu chuyện nối liền nhau, trong đó tác giả đã dựng 4 nhân vật với cá tính khác nhau hiện thân cho 4 tai họa chính mà nhân dân ta phải chịu đựng trong thời nô lệ, đó là nạn áp bức, nạn nghèo đói, nạn dốt và nạn mê tín dị đoan. Cách mạng nổ ra, 4 người cùng khổ đó đã sống lại rồi cùng với các tầng lớp nhân dân vùng dậy, dần dần biến thành những chiến sĩ gan dạ dám quên mình vì Tổ quốc, vì nhân dân. Câu chuyện cho ta thấy một khi con người đã nắm được chân lý, đã biết tin yêu thì sẽ làm chủ được vận mệnh của mình và bộc lộ những khả năng vô tận. Đây là câu chuyện của một địa phương nhưng cũng là câu chuyện của cả nước, câu chuyện của một thời kỳ nhưng cũng là chuyện của lịch sử dân tộc. Ở đây, tác giả đã tạo ra được một giọng nói chân thật, hồn nhiên giàu hơi thở cuộc sống. Với lòng yêu quê hương tha thiết, tác giả đã làm sống lại hình ảnh những ngày đầu cách mạng và cuộc kháng chiến chống Pháp ở một vùng quê miền Trung với một hiện thực đầy chất thơ. Những trang hiện thực được lồng ghép với những trang cổ tích huyền thoại bay bổng làm cho câu chuyện đầy dư vang, nối kết dĩ vãng với hiện tại, mở rộng chủ đề của truyện.
Quê nội và Tảng sáng là bộ sách thành công nhất của Võ Quảng, chứng tỏ vốn sống phong phú và tâm huyết của tác giả đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân, chứng tỏ tài năng của ông và là đóng góp lớn nhất, tiêu biểu nhất của Võ Quảng cho văn học thiếu nhi Việt Nam. Võ Quảng được nhiều nhà phê bình văn học và các nhà văn xếp là một trong số ít nhà văn xuất sắc viết cho các em nước ta ở thế kỷ 20, cùng với các tên tuổi Tô Hoài, Phạm Hổ, Định Hải… Ông được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật đợt 2 năm 2007. Ông mất năm 2007, đến nay vừa tròn 10 năm.
6
4
Portgas ( Gol ) D. ...
28/01/2018 09:53:30
Võ QuảngVõ Quảng (1920-2007) là một nhà văn nổi tiếng của Việt Nam. Sự nghiệp văn chương của ông chủ yếu tập trung về đề tài thiếu nhi. Ông cũng là người đầu tiên dịch tác phẩm "Don Quixote" sang tiếng Việt dưới bút danh Hoàng Huy từ năm 1959. Ông được nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thường Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.Cuộc đời và sự nghiệp văn chươngÔng sinh ngày 1 tháng 3 năm 1920, tại xã Đại Hòa huyện Đại Lộc tỉnh Quảng Nam. Năm1935, trong khi đang theo học Tú tài ở Quốc học Huế, ông tham gia tổ chức Thanh niên Dân chủ ở Huế, năm 1939 làm tổ trưởng tổ Thanh niên Phản đế ở Huế. Tháng 9 năm 1941, bị chính quyền Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ, sau đó bị đưa đi quản thúc vô thời hạn ở quê nhà.Sau khi Cách mạng tháng Tám nổ ra, ông được chính quyền Việt Minh cử làm ủy viên Tư pháp thành phố Đà Nẵng. Khi quân Pháp tái chiếm Nam Bộ, ông được cử vào chức vụ Phó chủ tịch Ủy ban Hành chính kháng chiến thành phố Đà Nẵng. Từ năm 1947 đến 1954, làm Hội thẩm chính trị (tức là Phó Chánh án) tòa án quân sự miền Nam Việt Nam. Thời gian này, ông cũng có sáng tác một số tác phẩm thơ dành cho thiếu nhi.Sau khi tập kết ra Bắc, ông được điều về công tác ở chức vụ Ủy viên Ban nhi đồng Trungương, phụ trách văn học cho thiếu nhi. Ông là một trong những người tham gia sáng lập và từng giữ chức Giám đốc Nhà xuất bản Kim Đồng, Một thời gian sau đó, ông được cử làm Giám đốc Xưởng phim hoạt hình Việt Nam. Năm 1965, ông được kết nạp làm Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Năm 1968, ông về công tác tại Bộ Văn hóa, năm 1971, về Hội Nhà văn Việt Nam, được phân công làm chủ tịch Hội đồng Văn học Thiếu nhi Hội Nhà văn Việt Nam và giữ chức vụ này đến khi về hưu.Năm 2007, ông được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.Ông qua đời lúc 11 giờ 20 phút ngày 15 tháng 6 năm 2007 tại Hà Nội. Mộ phần của ông đang đặt tại nghĩa trang tỉnh Vĩnh Phúc.
 
8
3
Nguyễn Lê Huy hoàng
28/01/2018 09:54:40
Khoảng giữa những năm 1980, nhằm nâng cao chất lượng văn chương và đẩy nhanh và tiến độ của việc làm sách giáo khoa môn Văn và Tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo dục đã có sáng kiến phối hợp cùng Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức các đợt Vận động sáng tác và tuyển chọn thơ văn đưa vào sách giáo khoa các môn trên và các môn khác như Giáo dục công dân và Kể chuyện...
Nhiều nhà văn, nhà thơ như Nguyên Ngọc, Nguyễn Đình Thi, Trần Đăng Khoa, Phạm Hổ... đã có mặt khá thường xuyên, đóng vai trò tích cực trong các đợt vận động này.
Một lần nhà văn - giáo sư Nguyễn Đức Nam (Giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục kiêm Chủ nhiệm Chương trình Cải cách môn Văn và Tiếng Việt của Bộ Giáo dục) nói với tôi:
- Mình đã đọc Quê nội và Tảng sáng của Võ Quảng, thích lắm. Cậu thử đọc lại thêm xem có tìm được đoạn nào cho sách của ta không...
Mấy hôm sau ông lại dặn:
- Nhớ làm quen, nếu thân mật được thì càng tốt, rồi mời tác giả Quê nội và Tảng sáng đến chơi nhé!
Theo lời nhà văn Nguyễn Đức Nam, tôi đọc lại Quê nội và Tảng sáng, là lần đọc thứ hai thứ ba rồi, mà vẫn mê say như lần đầu. Đang được đà cảm hứng, tôi tìm đọc tiếp cả mấy tập thơ của ông, những là Gà mái hoa, Thấy cái hoa nở, rồi Anh đom đóm và Nắng sớm, rồi Măng tre... Cả một thế giới trẻ thơ với thiên nhiên thân thuộc sống động ùa về.
Giữa những năm 1980 ấy cuộc sống thật khó khăn, có nhà, có nơi gần như mòn mỏi và bế tắc bởi sinh kế mỗi ngày và hướng đi cho mai sau, thế mà đọc văn thơ Võ Quảng ta đã quên đi thực tại khó khăn đó. Quên đi, và thấy tin mến, mà tự nhóm lên trong mình một nguồn sống. Tôi thưa với thầy Nguyễn Đức Nam, với một số bạn văn nghệ khác cảm nhận này. Nhà văn Nguyễn Đức Nam nheo nheo mắt khích lệ tôi, chờ cho tôi nói gần hết, ông bảo:
- Ông Nguyễn Tuân đã rất có lý có tình khi bảo Võ Quảng đã thổi vào các trang thơ văn kia cả cái tâm hồn trong trắng của mình. Tâm hồn, phải rồi, chính cái tâm hồn trong trắng đã làm nên sự hấp dẫn tự nhiên của thơ văn Võ Quảng đấy!
Có thể coi đó là mấy “dữ liệu” ban đầu để tôi tìm hiểu về ông. Còn nhớ, vào những năm 1980 ấy, tư liệu về các nhà văn nghệ sĩ ở ta là rất hiếm, chúng thường tồn tại ở dạng lời kể chứ chưa được biên soạn thành sách kỹ lưỡng như mười, hai mươi năm sau. Tôi được mấy chú mấy anh từng làm việc ở Ban Thống nhất Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương cho biết là từ các năm 1935, 1936 - 1939, khi Mặt trận Bình dân ở Pháp lên cầm quyền, phong trào Dân chủ ở Việt Nam do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo hoạt động sôi nổi, chàng trai Võ Quảng đã hoạt động tích cực trong tổ chức thanh niên Dân chủ ở Huế - một trung tâm cách mạng và văn hoá ở miền Trung và của cả nước ta. Như thế, cũng có thể coi Võ Quảng là người của lứa đầu cách mạng Việt Nam, nhất là ở khối trí thức trên mặt trận văn hoá, văn nghệ, như Học Phi sau đó ít năm ở ngoài Bắc. Và cũng như Tố Hữu, ông từng bị Pháp bắt giam ở Huế, Hội An... Rồi cũng gần như Tố Hữu và Học Phi... ông tham gia lãnh đạo Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945 ở quê. Ngày cách mạng mới thành công, ông được cử làm Chủ tịch Ủy ban hành chính Đà Nẵng. Tiếp đó, khi cuộc kháng chiến chống Pháp lan rộng, ông được điều sang làm Phó Chánh án Toà án Quân sự miền Nam Việt Nam. Không rõ vào các năm cực kỳ gian khó của buổi đầu Việt Nam dân chủ cộng hoà đầy rẫy thù trong giặc ngoài ấy, Võ Quảng đã đọc những gì, học những ai để làm tròn các phận sự ấy? Tôi hỏi, thì được nghe: Ông là người rất thông minh, rất biết khu xử - nghiêm cẩn và nhũn nhặn… Như thế, nếu không nhầm, thì cũng có thể coi ông là người của lứa đầu nền an ninh tư pháp nước Việt Nam mới, cái lứa đầu với những đàn anh lừng danh như Phan Anh và Phạm Khắc Hoè…
Biết được một ít lí lịch trích ngang ấy của Võ Quảng, tin thì cứ tin, nhưng tôi băn khoăn: Ông sớm giác ngộ và trưởng thành trên đường cách mạng và kháng chiến thế, nếu cứ theo đường ấy mà đi, hẳn cũng nên cũng thành, mà sao ông không đi tiếp? Câu hỏi này chả biết hỏi ai...
Hôm ấy thấy ông đang vui, tôi dợm hỏi, tưởng là sẽ được nghe ông kể dài dài, với vẻ trầm ngâm chiêm nghiệm, nhưng không phải thế, ông hỏi lại nhỏ nhẹ:
- Anh là học trò của thầy Huỳnh Lý phải không?
Tôi chưa kịp trả lời, đã thấy ông nói tiếp:
- Dạy học như thầy Huỳnh Lý, và làm thơ cho trẻ em, cũng là đóng góp theo sở nguyện của mình thôi.
Rồi ông im lặng, khóe miệng he hé một nụ cười.
Tôi nhớ là đã được nghe giáo sư - nhà văn Huỳnh Lý kể: Võ Quảng là một trong những học trò yêu quý của ông, và cũng là người đã đưa dẫn ông vào con đường hoạt động cách mạng; khoảng năm 1946 - 1947 Giáo sư làm Phó Chủ tịch Uỷ ban thị xã Hội An, Võ Quảng có đến thăm ông mấy lần. Thầy trò rất tâm đắc với chuyện dạy trẻ và làm văn thơ cho tuổi ấu nhi (hồi đó các ông quen gọi trẻ em như thế).
Có lẽ đó là nguyên nhân chính để khi hoà bình được lập lại, tập kết ra Bắc, thì Võ Quảng chuyển sang hoạt động văn nghệ. Kể từ cuối những năm 1950, Võ Quảng đã có tới ngót 40 năm liên tục cống hiến cho văn nghệ thiếu nhi trên ba lĩnh vực: quản lý và chỉ đạo - ông từng là Tổng biên tập Nhà xuất bản Kim Đồng, là Giám đốc Xưởng phim Hoạt hình, là Trưởng Ban Văn học thiếu nhi Hội Nhà văn Việt Nam; Sáng tác thơ văn - ông là tác giả của khoảng 20 tập truyện và thơ cùng kịch bản phim, trong đó có những tập có giá trị tiêu biểu cho nền văn học thiếu nhi của Việt Nam dưới chế độ mới như: Quê nội, Tảng sáng, Anh đom đóm và nắng sớm, Thấy cái hoa nở và cảMăng tre, Anh đom đóm và Nắng sớm...; Nghiên cứu phê bình lý luận văn chương, nhất là phê bình lý luận văn chương thiếu nhi. Đọc lại hầu hết sáng tác và nghiên cứu phê bình thơ văn của Võ Quảng chúng ta có dịp liên hệ, so sánh dọc ngang, mà nhận ra rằng: Ngót nửa thế kỷ qua, quả thật, số người có thành tựu trên cả hai lĩnh vực này như ông ở bộ phận văn học thiếu nhi, cũng chỉ có mấy người. So với ông, may ra chỉ có Phạm Hổ, Định Hải và Phong Thu.
Còn sau các ông, thì hiếm hoi thay! Người thì chỉ nghiên cứu phê bình như Vân Thanh và xa xa kia là Lã Thị Bắc Lý, người thì thiên về quản lý và chỉ đạo như Văn Hồng, người thì thạo sáng tác như Trần Đăng Khoa và Hà Ân, Trần Hoài Dương và Nguyễn Nhật Ánh... Vừa sáng tác vừa phê bình nghiên cứu như ông, mà còn đương thì, dẫu đã ngót 60 tuổi, thì chỉ có Lê Phương Liên và Nguyễn Hoàng Sơn thì phải?
Bảo rằng ông - nhà văn, nhà thơ Võ Quảng là người thuộc lứa đầu về hoạt động xã hội và cả hoạt động văn nghệ hẳn không sai. Cái lứa đầu ở ông là khá toàn diện và chắc chắn. Đó là do ông có chủ định sớm, có chuẩn bị kỹ trên cái nền là một năng khiếu với công phu lao động bền bỉ chăng? Ông từng kể: Ông khởi thảo bộ Quê nội và Tảng sáng từ ngày 10 tháng 11 năm 1961, mãi đến giữa năm 1973, sau năm lần sửa chữa, bỏ đi đến 3/4, thì mới xuất bản tập đầu. Để chuẩn bị tái bản Quê nội lần thứ tư ở Nhà xuất bản Kim Đồng vào năm 1983, nhà văn đã bỏ ra nhiều ngày, nhiều tháng để chỉnh sửa một số đoạn và chi tiết trong đó.
Về sự cuốn hút, hấp dẫn của thơ văn Võ Quảng, đã có nhiều người phân tích và khẳng định, ở đây tôi chỉ muốn nhắc lại một số ý kiến của ông về văn học thiếu nhi.
Bàn về chức năng, nhiệm vụ của văn học thiếu nhi, nhà văn cho rằng: Văn học thiếu nhi phải là“những đốm lửa thắp sáng những khía cạnh nhân đạo của con người. Nó phải làm cho các em biết sung sướng, xót xa, yêu thương, căm giận, ghét mọi biểu hiện xấu xa, yêu mọi biểu hiện vị tha trung thực”, làm được như vậy tức là người viết đã “đánh thức được trong các em những tình cảm cao quý”.
Trao đổi về chất lượng của một tác phẩm văn học thiếu nhi, từ thực tiễn sáng tác của mình, và với sự quan sát, phân tích thành quả của người khác, Võ Quảng đúc kết: “Một quyển sách gọi là hay, gọi là tốt cho thiếu nhi, phải đồng thời với thiếu nhi người lớn cũng thấy tốt, thấy hay”. Cái hay và cái tốt ấy, theo ông, là không tách rời, chúng đã làm cho các em ham mê đọc. Ham mê đọc cũng là bởi các em thích. Vậy nói cụ thể hơn, một tác phẩm được các em thích, thì thường hàm chứa các yếu tố: 1, Có “nhiều sự việc mới lạ”, “có nhiều tình tiết dồn dập, gay cấn, có nhiều chất tưởng tượng và ly kì”; 2, Trong sách “nói nên những sự việc hàng ngày, nhưng cách diễn tả cần phải hồn nhiên, vui tươi, dí dỏm”; 3, Đó cũng là “một quyển sách được trình bày một sách linh hoạt, sự việc luôn luôn chuyển động... phải như các trò chơi luôn luôn hoạt bát”; 4, Sách “có chất thơ”, “có cái cười”; 5. Sách “được thể hiện một cách chân thật, mang được màu sắc tâm hồn ở tác giả, được tác giả thổi vào mỗi hàng chữ mỗi trang sách hơi thở rõ rệt của mình...” Từ mấy ý trên của ông có thể thấy rằng cách trả lời câu hỏi lớn xuyên suốt một đời văn là Viết thế nào để các em thích? như ông, thì thật đã vươn tới sự thấu đáo, đủ đầy cả về nội dung tư tưởng, phương thức sáng tạo... Đó là những lời bàn của một nhà văn trải nghề mà không lớn tiếng to giọng “dạy bảo”, trong quan điểm nghệ thuật và thao tác lao động của nhà văn ấy có sự dẫn dắt của một nhà tâm lý học trẻ thơ.
Tôi được trò chuyện với Võ Quảng mấy lần, nhận thấy ông là người điềm đạm và nho nhã. Khi cần khái quát lý luận như vừa lược kể, thấy cái điềm đạm nho nhã của ông lại được bộc lộ thật tự nhiên. Ông tự nhận là nhà lý luận “bất đắc dĩ”. Nhưng tôi hiểu đó là nhà lý luận kiệm lời mà sức khái quát lại cao. Bạn thử nghĩ mà xem, cái thích của con trẻ khi đọc sách như ông tổng kết, đâu chỉ là ở trẻ con.
Kiệm lời thế, song cũng có lúc ông say sưa:
“Thơ có nhiệm vụ phải ghi sâu vào tâm hồn các em tất cả bức tranh đậm đà của đất nước, từ những sự kiện to lớn nhất, cho đến những việc nhỏ nhất, bóng dáng một cánh cò bay, hình ảnh sóng lúa rợp rờn, cây đa, bến nước, tất cả vẻ đẹp của núi sông, đó là lớp phù sa mỡ màng, trên đó mọc lên xanh tươi tình yêu Tổ quốc”.
Thơ, như ông nói thế, cách đây ngót nửa thế kỷ bây giờ thấy vẫn không cũ.
Lại nhớ vào một sớm cuối xuân đầu hè mát mẻ có ánh nắng tươi vàng, tại căn nhà 45 Hàng Chuối của Tạp chí Văn học và tuổi trẻ, chúng tôi được tiếp ông. Khi nhắc đến Nguyễn Huy Tưởng, ông bảo: Ông ấy mới thực là người đi đầu mở đầu, còn ông, ông nhận là người kế tục. Trên lĩnh vực văn học thiếu nhi lứa kế cận các ông có vẻ đông vui vào những năm 1960, 1970... còn bây giờ là những ai? Họ tâm thành và quyết chí với mảng văn chương quan trọng có tính chất nền móng này như thế nào?
Dạo ấy ông hay đi bộ từ nhà 44 Hàng Chuối sang nhà 45 Hàng Chuối vào khoảng từ 9h30. Trong phòng khách nhỏ bé của Văn học và tuổi trẻ , ông như một ông chủ báo thực sự, lại cũng như một người cha, một người ông... với đủ chuyện về nghề văn, nhà văn và việc dạy văn... Một số cộng tác viên đến gửi bài, thấy vui, lại ngồi trò chuyện thêm. Khi biết ông già có mái tóc bạc với nụ cười thoáng nhẹ và giọng nói của xứ Quảng là lạ mà vẫn dễ nghe, dễ hiểu chính là nhà văn, nhà thơ Võ Quảng lừng danh, mấy cô giáo và các em học sinh ngỡ ngàng một tí rồi reo lên ríu rít bên ông. Một lát bác cháu ông con cần tay nhau đi xuống cầu thang, cuộc chia tay thật bịn rịn. Họ lên xe đi rồi, nhà văn vẫn đứng nhìn theo, miệng ông mủm mỉm như nói như cười…
5
2
bé mây
27/01/2019 15:37:39
Ông sinh ngày 1 tháng 3 năm 1920, tại xã Đại Hòa huyện Đại Lộc tỉnh Quảng Nam. Năm 1935, trong khi đang theo học Tú tài ở Quốc học Huế, ông tham gia tổ chức Thanh niên Dân chủ ở Huế, năm 1939 làm tổ trưởng tổ Thanh niên Phản đế ở Huế. Tháng 9 năm 1941, bị chính quyền Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ, sau đó bị đưa đi quản thúc vô thời hạn ở quê nhà.
Sau khi Cách mạng tháng Tám 1945 nổ ra, ông được chính quyền Việt Minh cử làm ủy viên Tư pháp thành phố Đà Nẵng. Khi quân Pháp tái chiếm Nam Bộ, ông được cử vào chức vụ Phó chủ tịch Ủy ban Hành chính kháng chiến thành phố Đà Nẵng. Từ năm 1947 đến 1954, làm Hội thẩm chính trị (tức là Phó Chánh án) tòa án quân sự miền Nam Việt Nam. Thời gian này, ông cũng có sáng tác một số tác phẩm thơ dành cho thiếu nhi.
Sau khi tập kết ra Bắc, ông được điều về công tác ở chức vụ Ủy viên Ban nhi đồng Trung ương, phụ trách văn học cho thiếu nhi. Ông là một trong những người tham gia sáng lập và từng giữ chức Giám đốc Nhà xuất bản Kim Đồng, Một thời gian sau đó, ông được cử làm Giám đốc Xưởng phim hoạt hình Việt Nam. Năm 1965, ông được kết nạp làm Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Năm 1968, ông về công tác tại Bộ Văn hóa, năm 1971, về Hội Nhà văn Việt Nam, được phân công làm chủ tịch Hội đồng Văn học Thiếu nhi Hội Nhà văn Việt Nam và giữ chức vụ này đến khi về hưu...
Năm 2007, ông được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật
Ông qua đời lúc 11 giờ 20 phút ngày 15 tháng 6 năm 2007 tại Hà Nội. Mộ phần của ông đặt tại nghĩa trang tỉnh Vĩnh Phúc.
Tác phẩm
Nhà văn Võ Quảng là người viết nhiều truyện và thơ cho thiếu nhi với nhiều tác phẩm được các thế hệ yêu thích như:
Tảng sáng truyện 1976
Cái thăng truyện 1961
Thấy cái hoa nở (thơ 1962)
Chỗ cây đa làng (1964)
Nắng sớm (thơ, 1965)
Cái Mai (1967)
Những chiếc áo ấm (truyện 1970)
Anh Đom đóm (thơ, 1970)
Măng tre (thơ, 1972)
Quê nội (truyện 1974)
Bài học tốt (truyện, 1975)
Gà mái hoa (thơ 1975)
Quê nội|Tảng sáng (truyện 1976)
Quả đỏ (thơ 1980)
Vượn hú (truyện 1993)
Kinh tuyến, vĩ tuyến (truyện 1995)
Sơn Tinh Thủy Tinh, Con 2 (kịch bản phim hoạt hình).

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×