Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tiểu sử của Tôn Trung Sơn

tiểu sử cuả tôn trung sơn
2 trả lời
Hỏi chi tiết
254
0
0
Thùy Trâm
28/09/2021 22:39:41
+5đ tặng

Tôn Trung Sơn (1866 - 1925), tên thường gọi là Tôn tiên sinh hay Tôn Dật Tiên, có một người vợ sau này là Tống Khánh Linh (1893 - 1981), bà là một nguyên thủ quốc gia sau này của TQ, tuy nhiên cuộc hôn nhân phản đối vì lý do quá tuổi.

- Nghề nghiệp: nhà tư sản yêu nước, nhà cách mạng, chí sĩ, chính trị gia.

- Công lao:

+ Thành lập Học thuyết "Tam dân".

+ Thành lập chính phủ Trung Hoa Dân quốc, lật đổ chế độ phong kiến, lật đổ triều đình Mãn Thanh.

+ Lãnh đạo cuộc cách mạng Tân Hợi (1911).

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
no kai
01/10/2021 20:29:21
Tôn Trung Sơn là nhà cách mạng vĩ đại, người đóng vai trò quan trọng trong cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911), lật đổ triều đại Mãn Thanh và khai sinh ra Trung Hoa Dân Quốc. Ông được người dân yêu mến, tôn kính và xưng ông là quốc phụ. 

Tôn Trung Sơn (1866 –1925), nguyên danh là Tôn Văn, tự Tải Chi, hiệu Nhật Tân, Dật Tiên. Thời niên thiếu, ông sang Honolulu (quần đảo Ha-oai) ở với người Anh buôn bán kinh doanh, ở bên đó ông theo học các trường tiểu học và trung học của người Âu Châu.

Năm 1883, Tôn Trung Sơn trở về nước, theo học trường Đại học y khoa ở Hương Cảng và trở thành bác sĩ. Trong hoàn cảnh đất nước đang bị đế quốc xâu xé, ông thấy việc cứu nguy cho toàn xã hội quan trọng hơn là trị bệnh cho một vài người, nên ông bỏ nghề y tham gia hoạt động chính trị.

Thời trung học, ông học tại trường ʻIolani, được dạy dỗ bởi những người Anh theo Anh giáo. Tại đây, ông lần đầu tiếp xúc với Kitô giáo và bị ấn tượng sâu đậm. Ông tham dự Nhà thờ Đạo Tế (được sáng lập bởi Hội Truyền giáo London vào năm 1888) trong khi học Y khoa ở Hồng Kông. Việc ông theo đạo Ki-tô liên hệ tới những lý tưởng cách mạng và nỗ lực cải tiến đất nước.

Năm 1894, ông thành lập Hưng Trung Hội ở Honolulu (Ha-oai) là Hội cách mạng đầu tiên của giai cấp tư sản Trung Quốc đề ra Cương lĩnh: “Đánh đuổi giặc Thát, khôi phục Trung Hoa, sáng lập chính phủ hợp quần”. Hội đã thu hút nhiều nhân sĩ và thanh niên Trung Quốc yêu nước tham gia, quyên góp kinh phí, mua sắm vũ khí chuẩn bị các cuộc khởi nghĩa Quảng Châu (1895), Huệ Châu (1898) dự định kết hợp với phong trào phản đế của Nghĩa Hòa Đoàn ở miền Bắc, nhưng đã không thành công, ông lại phải lưu vong ra nước ngoài.

Năm 1905, Tôn Trung Sơn hợp nhất Hưng Trung hội với một số tổ chức cách mạng ở trong nước, lập thành Trung Quốc Đồng minh hội do ông làm Tổng lý. Trên tờ Dân báo, cơ quan ngôn luận của Hội, ông đã đề xướng Chủ nghĩa Tam dân: “Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”. Từ đó, phong trào cách mạng tiến mạnh hơn trước. 
Từ 1905, Trung Quốc Đồng Minh Hội tổ chức nhiều cuộc binh biến ở các tỉnh miền Nam, nhưng không thành công. Sau này, Hội vận động được binh sĩ ở thành phố Vũ Xương (Hồ Bắc) nổi dậy khởi nghĩa và giành được thắng lợi (mở đầu cách mạng Tân Hợi). Tôn Trung Sơn về nước, được đại hội đại biểu các tỉnh họp tại Nam Kinh đề cử làm Tổng thống của Chính phủ trung ương lâm thời.

Năm 1912, Tôn Trung Sơn nhậm chức tại Nam Kinh và tuyên bố thành lập nước Trung Hoa dân quốc. Ông đã ban bố bản Lâm thời ước pháp (Hiến pháp lâm thời) để làm cơ sở cho việc xây dựng nước Trung Hoa dân quốc. Nhưng chẳng bao lâu sau, mọi thành quả cách mạng lại bị rơi vào tay bọn quân phiệt phản động Viên Thế Khải. Tôn Trung Sơn lại phải trải qua một chặng đường đấu tranh mới đầy gian lao khổ ải. Để lôi kéo bọn quân phiệt Bắc Dương theo cách mạng, ông đã từ chức Tổng thống lâm thời để cho Viên Thế Khải. Viên lên làm Tổng thống chính thức nước Trung Hoa dân quốc, tuy đã buộc vua Thanh là Phổ Nghi thoái vị, nhưng cũng có nhiều hành động phản bội lại phong trào cách mạng, tước bỏ dần những thành quả của cách mạng Tân Hợi. Đồng thời, ông cũng tập hợp các lực lượng cách mạng ở các tỉnh phía Nam chống lại Viên, nhưng bị đàn áp nhanh chóng (lịch sử gọi là Cuộc cách mạng lần thứ hai). 
Sau thất bại, Tôn Trung Sơn và nhiều đồng chí của mình đã phải sống lưu vong tại Nhật Bản. Người bạn thân thiết của Tôn Trung Sơn là Tống Diệu Như, một thương gia giàu có nhưng rất có cảm tình với Đảng cách mạng, đã hỗ trợ ông rất nhiều trong thời gian hoạt động tại Nhật Bản.
Lúc đó, người con gái lớn của Tống Diệu Như là Tống Ái Linh làm thư ký tiếng Anh cho Tôn Trung Sơn và người con gái thứ hai là Tống Khánh Linh vẫn đang lưu học tại Mỹ. Tống Khánh Linh nhiều lần gặp mặt và rất sùng bái Tôn Trung Sơn, cô mang hy vọng cháy bỏng được theo ông tham gia cách mạng. Khi Tống Ái Linh kết hôn với Tôn Tường Hi và không thể đảm nhận vai trò thư ký tiếng Anh cho Tôn Trung Sơn, Tống Khánh Linh liền chủ động đề xuất đảm nhận công việc này. Kể từ đây tình yêu bền chặt keo sơn giữa hai người đồng chí cùng chung chí hướng đã nảy sinh. Trải qua nhiều khó khăn, cả hai kết hôn vào năm 1915 sau khi Tôn Trung Sơn ly dị người vợ đầu tiên là Lư Mộ Trinh. 
Năm 1916, Viên Thế Khải xưng đế bất thành. Tôn Trung Sơn và Tống Khánh Linh từ Nhật Bản trở về Thượng Hải, tiếp tục lãnh đạo cách mạng. Một năm sau đó, ông xuống Quảng Châu đảm nhận chức đại nguyên soái và triển khai “Phong trào hộ pháp”, tuy nhiên đã bị tập đoàn quân phiệt và giới chính khách phản bội, Tôn Trung Sơn phẫn nộ từ chức trở về Thượng Hải.

Năm 1921, ông lại một lần nữa tới Quảng Châu đảm nhận chức đại tổng thống và triển khai “Phong trào hộ pháp” lần thứ hai. Tuy nhiên, do có chính kiến khác biệt với lãnh tụ quân chính Quảng Châu lúc đó là Trần Quýnh Minh, vì thế Trần Quýnh Minh đã khởi binh và gây ra sự kiện pháo kích vào phủ tổng thống. Sau sự kiện đó, Tôn Trung Sơn bắt đầu xem xét khả năng hợp tác với Đảng Cộng sản.

Trong Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ nhất (1924) của Quốc Dân Đảng Trung Quốc, Tôn Trung Sơn đã tuyên bố thực hiện 3 chính sách lớn “liên Nga, liên Cộng và giúp đỡ nông dân”, tiếp nhận sự trợ giúp của Đảng Cộng sản Trung Quốc và Đảng Cộng sản Liên Xô, cải tổ Quốc Dân Đảng. Thế nhưng, trong khi phong trào cách mạng đang sôi nổi thì Tôn Trung Sơn lâm bệnh và từ trần (12/3/1925). Cái chết của ông là một tổn thất lớn cho phong trào cách mạng Trung Quốc lúc đó.

Để ghi nhớ những đóng góp của vị lãnh tụ vào cuối thời kỳ nhà Thanh, Nhà tưởng niệm Tôn Trung Sơn được xây dựng tại Đài Bắc và hoàn thành vào năm 16/05/1972. Với lối kiến trúc cổ xưa pha lẫn nét hiện đại, tòa kiến trúc tráng lệ và uy nghiêm được đặt trong không gian quảng trường Chung – shan với tượng đài Tôn Trung Sơn uy nghi, vững chắc như cánh tay vững chắc bảo vệ cho nhân dân cả khu vực, nhiều hoa tô điểm xung quanh. 

Tại đại lục, Tôn Trung Sơn được xem là Cách mạng tiên hành giả (người tiên phong của cách mạng) và tên của ông thậm chí còn được đề cập tới trong lời tựa Hiến pháp Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Có thể nói, ông là một nhà cách mạng vĩ đại, người cả đời theo đuổi lý tưởng cách mạng, trải qua bao thăng trầm khai sinh ra Trung Hoa Dân Quốc .

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Trắc nghiệm Lịch sử Lớp 11 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư