Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Trung Quốc có rất nhiều những giáo lý và tư tưởng nổi tiếng. Rất nhiều trong số đó đã ảnh hưởng sâu sắc đến Việt Nam như Phật giáo (Bắc Tông), các hệ tư tưởng như Nho giáo, Đạo giáo hay các tư tưởng về quản lý,… từ xa xưa. Và cho đến ngày nay những điều này vẫn còn ý nghĩa quan trọng trong các hoạt động học tập, nghiên cứu hay quản lý nhà nước.
Một trong số những ảnh hưởng sâu sắc nhất phải kể đến đầu tiên đó chính là Nho giáo. Nho giáo ra đời ở Trung Hoa, được biết tới là tư tưởng do Khổng Tử sáng lập. Nho giáo du nhập vào Việt Nam kể từ thời Bắc thuộc nhưng chỉ được thừa nhận một cách chính thức từ khi Nhà Lý cho xây dựng công trình Văn Miếu thờ Khổng Tử. Thời Lê là mốc đánh dấu sự ảnh hưởng sâu rộng của Nho giáo khi tư tưởng này phổ biến ở giai cấp thống trị và tầng lớp trí thức trong xã hội bấy giờ.
2. Y Học cổ truyềnY học cổ truyền Việt Nam hay ta vẫn thường gọi với cái tên “Đông y” được coi là một nhánh phát triển của y học Trung Hoa đã có niên đại hình thành hơn 3500 năm.
Tương tự như y học căn bản Trung Quốc, Đông y cũng hội tụ đủ yếu tố, hình thức trong điều trị như: Sự đa dạng của các loại thảo mộc, trị liệu bằng xoa bóp, cạo gió, châm cứu, bấm huyệt, vận khí công, nắn xương hay liệu pháp dinh dưỡng…
Nền y học Đông y phát triển gần như là song song với văn hóa của các nước Đông Á và nó đã được ứng dụng rộng rãi, phổ biến trong đời sống, nhờ đó mà ta thấy đây là một kho tàng phong phú tri thức về y học với lịch sử lâu dài. Đi sâu vào nghiên cứu thì có thể thấy cơ sở lý luận của Đông y được khởi nguồn từ quan niệm vũ trụ được chia làm hai phần, tượng trưng cho hai thái cực âm – dương và thuyết ngũ hành. Trong đó, cuốn “Hoàng đế nội kinh” và “Thương hàn luận” của Trương Trọng Cảnh được xem là “cái nôi” của những học thuyết của y học căn bản trong y học Trung Hoa.
Theo lý luận y học cổ truyền, sức khỏe là kết quả của sự tương tác giao thoa giữa những thực thể (cơ quan trong cơ thể) và các yếu tố bên ngoài cơ thể, kết hợp với sự tác động của những yếu tố gây bệnh tật. Do đó, chẩn đoán bệnh trong Đông y không chỉ là dựa trên những triệu chứng của cơ thể người bệnh thể hiện qua mạch đập, lưỡi, da, mắt… mà còn là xem xét các yếu tố như thói quen ăn uống, ngủ nghỉ và môi trường xung quanh người đó như thế nào.
Vấn đề điều trị trong Đông y không chỉ là uống thuốc gì mà còn là những phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi… Trong đó, châm cứu được xem là tinh hoa vật lý trị liệu với niên đại hình thành từ rất lâu đời.
Châm cứu là liệu pháp tác động vào hệ thống kinh mạch vô cùng phức tạp trên cơ thể con người với hàng trăm huyệt vị khác nhau. Đông y cho rằng các huyệt vị và các đường kinh mạch có sự liên hệ, tác động mật thiết đến cơ quan tạng phủ trong cơ thể. Do đó, khi một cơ quan tạng phủ bị rối loạn thì có thể tác động vào các huyệt vị tương ứng trên cơ thể để điều trị.
Có một điều đặc biệt là hệ thống huyệt vị, kinh mạch trong cơ thể chỉ có thể được mô tả chi tiết qua phương pháp châm cứu trong Đông y. Điều này không thể thực hiện lại được trong giải phẫu sinh lý hiện đại hoặc nền tảng của Tây y.
Nhắc đến Đông y không thể không nhắc đến kho tàng thuốc Bắc đồ sộ. Đây là những vị thuốc có trong tự nhiên được khai thác và bào chế theo phương pháp y học Trung Hoa nhưng đã được cải tiến thêm bởi những thầy thuốc người Việt sao cho hợp đặc trưng khí hậu, văn hóa Việt Nam. Thuốc Nam được phân biệt với thuốc Bắc ở chỗ thuốc Nam là vị thuốc được khám phá trên chính lãnh thổ Việt Nam và được các thầy thuốc trong nước tìm tòi, khám phá ra. Tại Việt Nam phải kể đến những vị danh y được xem là tổ nghề như Danh y Tuệ Tĩnh, Thần y Lê Hữu Trác…
3. Ảnh hưởng về mặt giáo dụcSự ảnh hưởng về mặt giáo dục của văn hóa Trung Hoa có mối liên quan mật thiết với sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo và Đạo giáo ở Việt Nam. Điều này được thể hiện rất rõ trong chế độ khoa cử và sự phát triển của tầng lớp nho sĩ trong xã hội.
Theo đó, để xây dựng một thiết chế quân chủ tập quyền theo mô hình Đông Á Trung Hoa, cũng như những nguyên lý cơ bản của phép trị nước thì tầng lớp thống trị đã biến Nho giáo thành một nhu cầu tư tưởng thiết yếu mà giải pháp được xem là chiến lược nhất là đánh vào chế độ khoa cử.
Theo các ghi chép lịch sử, ở thời Trần, chế độ khoa cử được tổi chức một cách rất quy củ với tất cả 14 khoa thi (10 khoa chính thức và 4 khoa phụ), lấy đỗ 282 người đại khoa, có học vị Thái học sinh. Năm 1374, có tổ chức thi Đình cho các tiến sĩ. 3 người đỗ đầu được gọi là Tam khôi: Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa. (Sau đặt thêm một học vị cấp cao nữa là Hoàng giáp).
Từ các cuộc thi và ảnh hưởng của nó mà tầng lớp nho sĩ trong xã hội Việt Nam cũng ngày một phát triển. Nổi bật trong số đó phải kể đến những nhân tài của đất nước như: Lê Văn Hưu, Đoàn Nhữ Hài, Nguyễn Trung Ngạn, Trương Hán Siêu, Mạc Đĩnh Chi, Chu Văn An…
“Thuận theo thời cuộc”, tầm ảnh hưởng của Nho giáo trong đời sống đã kéo theo nhu cầu học “chữ nho” hay ngoại ngữ chính là tiếng Trung Quốc bên cạnh việc học chữ Quốc ngữ trong các trường học nước ta thời bấy giờ.
4. Những ảnh hưởng về hội họa, kiến trúc, điêu khắc.Trung Quốc vốn nổi tiếng với nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng thế giới như Vạn Lý trường thành, các lăng tẩm của vua chúa, cung điện,.. Hội hoạ Trung Quốc có lịch sử 5000 – 6000 năm với các loại hình: bạch hoạ, bản hoạ, bích hoạ. Đặc biệt là nghệ thuật vẽ tranh thuỷ mặc, có ảnh hưởng nhiều tới các nước ở Châu Á. Cuốn Lục pháp luận của Tạ Hách đã tổng kết những kinh nghiệm hội hoạ từ đời Hán đến đời Tuỳ. Điêu khắc nổi tiếng với những pho tượng Phật… Có thể nói nghệ thuật kiến trúc, hội họa, điêu khắc của Trung Quốc phong phú, đặc sắc là vậy nên khó tránh khỏi tầm ảnh hưởng sâu rộng đến các quốc gia khác trong đó có Việt Nam.
Khi du nhập vào Việt Nam, các hình thức nghệ thuật này không chỉ là sự kế thừa mà nó còn là sự phát triển, giao thoa cùng với đặc trưng nghệ thuật của chính người Việt, từ đó tạo nên những thành tựu độc đáo như:
Đối với một dân tộc, chữ viết là một thành tố vô cùng quan trọng. Do đó, ngay từ khi xâm lược nước ta và trong suốt một ngàn năm phương Bắc đô hộ, Trung Quốc đã thực hiện kế hoạch đồng hóa, áp đặt chúng ta sử dụng chữ Hán với ý nghĩa như chữ quốc ngữ.
Tuy nhiên mưu đồ này đã bất thành. Người Việt dù dùng chữ Hán nhưng đã sáng tạo ra ngôn ngữ của riêng mình đó là chữ Nôm. Sự ra đời của chữ Nôm trên cơ sở cải biến từ chữ Hán được xem là một thành tựu quan trọng của văn minh Đại Việt. Bởi, chữ Nôm vừa mang đậm tính dân tộc (Nam Nôm) nhưng cũng chứa đựng văn hóa dân gian (nôm na) ở trong đó. Do đó, chữ Nôm cũng được xem là Quốc ngữ, Quốc âm của Việt Nam thời đó.
Mặc dù vậy ta không thể phủ nhận được sự chi phối, ảnh hưởng rất lớn của chữ Hán tới hệ thống văn học nghệ thuật và đời sống văn hóa tinh thần của người dân. Từ chữ Hán, tiếng Hán mà ở Việt Nam biết tới thể thơ Đường Cổ trong văn học Trung Hoa. Trong đó, cơ sở tư tưởng của văn hoc nghệ thuật cũng song hành với sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo và Phật giáo. Tiếp theo sau đó là sự ảnh hưởng của tư tưởng nho giáo tới dòng văn học yêu nước dân tộc và sự ra đời của tầng lớp Nho sĩ yêu nước mà tiêu biểu có Nguyễn Trãi là một đại diện.
6. Ảnh hưởng từ lịch sử Trung Quốc đến Việt NamNgoài ảnh hưởng của văn hóa trung quốc đến Việt Nam thì lịch sử Việt Nam cũng tương tự với Trung Quốc về bề dày lịch sử. Từ thời các triều đại Vua Hùng cho đến thời kỳ nghìn năm bắc thuộc đều có sự ảnh hưởng sâu sắc. Nước Đại Việt xưa là một vấn đề rõ nét nhất của sự ảnh hưởng bởi văn minh, văn hóa Trung Hoa, một trong những dân tộc lớn ngay cạnh chúng ta.
Tuy nhiên những sự ảnh hưởng đó không phải là sự tiêu cực, mà nó cũng là cơ hội để cho nền văn hóa của dân tộc ta ngày càng sâu sắc theo một cách riêng. Những thứ mà đã được chắt lọc sau đó làm cho phù hợp với văn hóa của người Việt.
7. Trang phụcSau thời gian 1000 năm bị phong kiến phương Bắc đô hộ, trang phục cổ Việt Nam có nhiều nét tương đồng với Han Fu (một loại quần áo cổ trang của Trung Quốc, từ thời cổ đại hoàng đế cách đây 21 thế kỷ đến thời nhà Minh, là một trong những trang phục lâu đời nhất thế giới).
Đặc trưng của trang phục của mỗi quốc gia không chỉ phụ thuộc vào đặc trưng của môi trường khí hậu và thổ nhưỡng mà nó còn là sự ảnh hưởng của văn hóa và bề dày lịch sử. Do đó tầm ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc lên trang phục cổ của người Việt là một điều khá dễ hiểu. Điều này cũng vô hình chung góp phần tạo ra sự đa dạng và nét đẹp của dân tộc của mỗi quốc gia.
8. Lễ hội – Ẩm thựcẨm thực Trung Quốc là một trong những nền văn hóa ẩm thực phong phú và đặc sắc bậc nhất. Điều này có được cũng chính là nhờ sự đa dạng trong văn hóa và bề dày lịch sử của quốc gia này.
Văn hóa ẩm thực Trung Hoa không chỉ thể hiện trong sự đa dạng mà nó còn là sự tinh tế đến kinh ngạc của nhiều món ăn từ sắc, hương và vị. Sự độc đáo này là do người Trung Quốc từ lâu đã quan niệm rằng một món ăn ngon cũng như là một tác phẩm nghệ thuật vậy. Mà tác phẩm nghệ thuật ấy không chỉ là sự phối hợp cảm nhận của ngũ quan mà còn là sự giao thoa của màu sắc, từ cách trình bày món ăn, tới sự cân bằng dinh dưỡng do các nguyên liệu có tính hàn, tính nhiệt kết hợp với nhau tạo nên.
Hơn 5000 năm lịch sử của một đất nước rộng lớn nên văn hóa ẩm thực Trung Quốc là tổng hợp đặc trưng của rất nhiều vùng miền trên cả nước. Ngoài ra, mỗi một vùng miền lại có đặc trưng riêng về khí hậu, thời tiết nên cách chế biến và sáng tạo trong ẩm thực đã tạo nên một bức tranh toàn cảnh đồ sộ độc đáo.
Sự đa dạng trong văn hóa ẩm thực của Trung Quốc đã ảnh hưởng rất lớn tới nền ẩm thực Việt Nam. Trong đó có nhiều món ăn của người Việt được biến tấu từ ẩm thực Trung hoa như vịt quay, bún nước, lẩu…
9. Sự ảnh hưởng về chính trị xã hội.
Trung Quốc là một quốc gia lớn có lịch sự lâu đời. Lịch sử cho thấy nước này đã từng đêm quân chinh phạt nhiều quốc gia xung quanh, trong đó có nước Đại Việt. Chính các cuộc xâm chiếm ấy đã làm cho Việt Nam phải gánh chịu những ảnh hưởng nhất định về văn hóa của họ đặc biệt là chính trị xã hội.
Biểu hiện rõ nhất của ảnh hưởng về chính trị xã hội chính là ở tổ chức bộ máy nhà nước thời xưa. Theo đó, nước ta cũng có thể chế tổ chức bộ máy tập quyền tương tự như Trung Quốc với người đứng đầu là vua, dưới có các tể tướng, tướng quân,…
Mỗi triều đại lại có những sự xắp xếp tổ chức bộ máy khác nhau cho phù hợp với khả năng cai trị của đất nước nhưng nhìn chung thì thể chế quân chủ đó đều có nhiều nét ảnh hưởng từ Trung Quốc.
Sự ảnh hưởng về chính trị của Trung Quốc cùng với những chính sách đồng hóa người Việt trong 1000 năm Bắc thuộc đã phần nào gây ra rất nhiều xáo trộn và thay đổi của văn hóa gốc đặc trưng của người Việt cổ. Tuy nhiên chính sức mạnh tinh thần dân tộc to lớn của người Việt Nam đã cải biến những khó khăn đó thành những đa dạng độc đáo về nhiều mặt chính trị – văn hóa – xã hội.
10. Ảnh hưởng đối với triết học.Bản thân triết học của Phật Học ẩn chứa những tri thức rất sâu xa, có những kiến giải sâu sắc độc đáo trong quan sát đời sống con người, đưa ra sự phản tỉnh có lý trí về loài người và phân tích các khái niệm.
Triết học cổ đại Trung Quốc có sự kết mối duyên bền vững với Phật Giáo. Huyền Học ở thời kỳ Ngụy Tấn Nam Bắc Triều trước tiên làm môi giới truyền bá Bát Nhã Học của Phật Giáo, sau đó giao tiếp hòa hợp với Bát Nhã Học, cuối cùng bị Bát Nhã Học thay thế. Trong hai đời Tùy-Đường, tuy Nho, Thích, Đạo đều cùng phát triển nhưng nói cho đến cùng, Phật Giáo là trào lưu tư tưởng lớn mạnh nhất. Thời kỳ cuối Đường, đầu Tống, chỉ có Thiền Tông thịnh hành nhất, chi phối giới tư tưởng. Lý Học Tống Minh trên phương thức cấu tạo Bản Thể Luận “Lý nhất phân thù”, phương thức tu hành “Minh tâm kiến tính”rõ ràng đều hấp thu thành quả tư duy của Phật Giáo.
Ngay trong triết học Trung Quốc cận đại, Phật học cũng chiếm địa vị khá quan trọng. Triết học cận đại Trung Quốc bắt đầu từ phái Cải lương (phái Duy tân) của giai cấp tư sản. Lương Khải Siêu từng nói “Các nhà Tân Học cuối đời Thanh hầu như chẳng ai không có quan hệ với Phật Học” (xem: “Thanh đại học thuật khái luận”). Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu và Đàm Tự Đồng là những người như vậy. Có thể nói ai không hiểu triết học Phật Giáo thì rất khó hiểu được hình thái cụ thể của triết học Trung Quốc sau Ngụy Tấn. Dĩ nhiên Phật Giáo là hệ tôn giáo duy tâm nhưng Phật Giáo dùng các thủ pháp phân tích cảm giác, khái niệm, thuộc tính vật chất để luận chứng quan điểm duy tâm của mình, chứa đựng không ít nội dung tinh vi, tư biện, rất nhiều phương pháp phân tích logic và quan điểm biện chứng. Tất cả đã làm cho triết học cổ đại Trung Quốc thêm sâu sắc và phong phú. Ngoài ra thuyết vô thần duy vật của Trung Quốc cổ đại bao giờ cũng phát triển trong cuộc đấu tranh với thuyết hữu thần duy tâm. Về mặt này, Phật Giáo đúng là đã có tác dụng như một giáo trình phản diện.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |