Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn ngắn nêu bài học của em về truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng TThủy

Viết đoạn văn ngắn nêu bài học của em về truyện an dương vương và mị trâu - trọng thủy 
 
2 trả lời
Hỏi chi tiết
1.390
3
0
Dtct
01/10/2021 18:14:53
+5đ tặng

Truyền thuyết là một thể loại truyện dân gian nhằm ghi chép những sự kiện, nhân vật liên quan đến lịch sử. Chúng ta biết đến một số truyền thuyết như "Sơn Tinh,Thủy Tinh" , "Thánh Gióng", "Con Rồng cháu Tiên"... Đến với truyền thuyết "An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy", chúng ta sẽ thấy được một tinh thần chống giặc ngoại xâm của cha ông ta ngày xưa, bên cạnh đó là bài học đắt giá về tinh thần luôn luôn cảnh giác với kẻ thù bên ngoài. Chúng ta cũng thấy được cách xử lí, hành xử đúng đắn giữa các mối quan hệ trong xã hội từ gia đình đến tình yêu cá nhân.

Trước tiên, ta thấy được công lao to lớn của An Dương Vương trong việc xây dựng Loa Thành và chế ra nỏ thần để giữ thành, giữ nước. Thục Phán đã cho xây thành ở đất Việt Thường nhưng khó khăn chồng chất khi đắp đến đâu thì lở tới đấy. Nhưng ông không nản chí, với tấm lòng của một vị vua muốn giữ nước ông quyết định lập đàn trai giới, cầu các vị thần linh. Tấm lòng của ông đã thấu cả trời xanh nên đã có một cụ già xuất hiện đúng ngày bảy tháng ba. Cụ già này chính là nhân vật thần kì do nhân dân sáng tạo ra nhằm đề cao tinh thần xây thành giữ nước của vua Thục Phán là rất đúng đắn. Ông xây thành ắt sẽ được giúp đỡ. Quả đúng như lời cụ già đã nói, Rùa Vàng xuất hiện tự xưng là sứ Thanh Giang thông tỏ mọi việc. Rùa Vàng đã giúp cho An Dương Vương xây dựng Loa Thành. Thành là một công trình vô cùng đồ sộ và kiên cố "Thành rộng hơn ngàn trượng, xoắn như hình trôn ốc". Điều này cho thấy rằng, An Dương Vương đã có ý thức rất lớn phòng trừ trước nguy cơ bị giặc xâm lược. Sau khi xây thành xong, vua còn nhờ Rùa Vàng nói bí quyết để giữ thành, giữ nước. Nhờ chiếc vuốt của Rùa Vàng mà chế ra được nỏ thần gọi là "Linh quang Kim Quy thần cơ". Có thành trì kiên cố, có nỏ thần - một vũ khí tấn công mà Rùa Vàng đã nói "Giữ vật này làm lẫy nỏ. Khi có giặc, mang ra bắn thì sẽ không lo gì nữa" mà vua An Dương Vương đã đánh đuổi quân Triệu Đà. Nỏ thần bắn một phát chết hàng vạn tên khiến giặc thua phải khiếp sợ và xin cầu hòa. Nhưng có thực là An Dương Vương giữ nước bằng thực lực của bản thân không khi nhờ Rùa Vàng mà An Dương Vương xây dựng được thành, cũng nhờ Rùa Vàng mới chế được nỏ thần. Chính việc chiến thắng quá dễ dàng trước quân giặc đã khiến cho ông chủ quan khinh thường giặc và cuối cùng để dẫn hậu quả về sau này.

Bi kịch sau này chính là nước mất, nhà tan. Chính Triệu Đà là quân sang xâm lược nước ta, và chúng bị đánh thua ắt hẳn sẽ rất thù hằn mà nhằm cơ hội tấn công lại. Vậy mà, khi Triệu Đà cầu hôn, nhà vua đã gả con gái Mị Châu cho con trai Đà là Trọng Thủy. Lại còn để Trọng Thủy ở rể chẳng khác nào rước giặc vào nhà. An Dương Vương đã mất sự cảnh giác và tạo cơ hội cho tên gián điệp kia biết được bí mật của vũ khí chống lại giặc. Trọng Thủy đã dùng lời lẽ ngọt ngào để Mị Châu tin tưởng, nhằm lấy nỏ thần đưa cho hắn. Nàng đâu biết rằng chính hành động đó đã làm mất nước, mất gia đình, mất cả tình yêu của mình. Đã chiếm được nỏ thần, Triệu Đà bèn xâm lược lại nhưng An Dương Vương rất chủ quan, ỷ lại có nỏ thần. Quân giặc sang xâm lược mà vua còn thản nhiên đánh cờ nói: "Đà không sợ nỏ thần sao?". Sự chủ quan, mất cảnh giác và ỷ lại vào vũ khí của thần đã khiến cho bi kịch nước mất nhà tan là tất yếu. Đó chính là bài học đắt giá cho thái độ mất cảnh giác trước kẻ thù xâm lược. Đến lúc vua bỏ chạy cùng con gái ra bờ biển Rùa Vàng đã hiện lên thét lớn: "Kẻ ngồi sau lưng chính là giặc". Câu nói của Rùa Vàng chính là lời kết tội của nhân dân trước hành động của Mị Nương. Hành động đó tuy chỉ là hành động vô tình vì sự tin tưởng người chồng nhưng nhà vua đã tự tay chém đứa con gái của mình. Thật đau đớn biết bao!

Truyện còn hiện lên một bi kịch của tình yêu giữa Mị Châu -Trọng Thủy. Bi kịch tình yêu ấy cũng gắn liền bi kịch của đất nước. Mị Châu chỉ là cô công chúa trong sáng, ngây thơ, nghe lời vua cha mà lấy Trọng Thủy. Trọng Thủy vốn dĩ có yêu thương gì Mị Châu, hắn đến nước Âu Lạc chỉ để làm gián điệp và tìm cách cướp lấy nỏ thần. Mị Châu luôn giữ là một người vợ yêu chồng, thủy chung và cả sự yêu đuối của người con gái trước sự dỗ dành ngon ngọt của tên gián điệp. Khi lấy được nỏ thần, trước khi về nước, trong lời nói của Trọng Thủy có nói rõ âm mưu nhưng Mị Châu đã không nghĩ đến mà chỉ cho rằng thể hiện lòng thủy chung của tình yêu vợ chồng. Biết mình có tội Mị Châu chấp nhận cái chết, nàng chỉ cầu mong được giải oan qua hình tượng: máu - châu ngọc. Mị châu vừa có một tình yêu chân thật và vừa có trách nhiệm với đất nước. Nàng không cố tình để đất nước mình rơi vào tay kẻ thù. Còn với Trọng Thủy, mặc dù sau có nhảy xuống dưới tử tự khi thấy hình bóng của Mị Châu nhưng nó chỉ thể hiện sự hối lỗi với Mị Châu.

Truyền thuyết "An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy" đã để lại nhiều dấu ấn trong lòng người đọc. Nhân dân ta vừa ca ngợi công lao của An Dương Vương trong việc dựng thành bảo vệ đất nước nhưng cũng phê phán ông đã quá chủ quan để cuối cùng đất nước lại rơi vào tay giặc. Truyện cũng có một bi kịch của tình yêu giữa Mị Châu - Trọng Thủy để cho chúng ta một bài học về sự cảnh giác bởi kẻ thù có khi ngay ở bên cạnh ta.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
4
2
Khánh
01/10/2021 18:15:15
+4đ tặng

Qua văn bản Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy, các tác giả dân gian đã dựng lên chân dung vị vua vừa có công vừa có tội. Có công khi đã dời đô, xây dựng kinh thành kiên cố, phát triển đất nước giàu mạnh. Có tội vì đã lờ là mất cảnh giác để đất nước rơi vào tay giặc, nhân dân chịu cảnh lầm than. Nhân dân ta muốn nêu lên bài học lịch sử về tinh thần cảnh giác với kẻ thù và cách xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa riêng và chung, giữa nhà với nước, giữa cá nhân và cộng đồng. 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo