Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tìm hiểu về ca trù (hát ở đâu; thời kì nào và đặc trưng)

Tìm hiểu về ca trù(hát ở đâu,thời kì nào và đặc trưng)
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
415
2
2
Hiển
03/10/2021 14:51:07
+5đ tặng
Có thể nói ca trù là thể loại có nhiều tên gọi nhất trong nền âm nhạc dân tộc. Ả đào, ca trù, hát nhà tơ, hát cửa đình, hát ca công, hát cô đầu,... mỗi tên gọi lại hàm ý một thời đoạn lịch sử, một không gian văn hóa, môi trường diễn xướng của thể loại. Với tổ chức giáo phường, ca trù là thể loại chuyên nghiệp được định danh sớm nhất. Mọi sinh hoạt nghệ thuật đều được vị quản giáp cắt đặt, xếp sắp. Trong nội bộ giáo phường, có luật tục riêng của giới nghề. Thời trước, khi đào kép đi làm ăn, giáo phường quy định chặt chẽ mô hình gia đình với nguyên tắc cha đàn con hát, chồng đàn vợ hát hay anh đàn em hát để bảo đảm tính nghiêm cẩn của giới nghề. Thế nên nhìn vào một cặp đào kép mang đàn ôm phách xuống chiếu nơi cửa đình, dinh quan phủ chúa, ai cũng hiểu đó là người trong một nhà. Một mặt, luật tục đó bảo đảm tính trong sáng khi đi diễn xa của nội bộ đào kép giáo phường, mặt khác, cũng để thiên hạ nhìn vào mà biết được thân phận của các đào nương, lập rào cản thói tròng ghẹo ong bướm. Dường như luật tục đó hình thành để xây dựng thanh danh của nghiệp cầm ca, đối kháng với quan niệm miệt thị "xướng ca vô loài". Ði làm ăn, cô đào không đoan chính, giáo phường sẽ họp các ông trùm để kỷ luật. Hình phạt nặng nhất là đuổi khỏi giáo phường, đồng thời tư giấy cho các giáo phường lân cận biết để không được chứa chấp. Với điều luật đó, thời vang bóng, khuôn vàng thước ngọc trong giới đào kép ca trù được xem như một sự bảo đảm giới nghề.

Cũng để đối kháng với quan niệm trọng nam khinh nữ, giáo phường ca trù đã sớm quy định luật tục tương thân tương ái, già trẻ gái trai bảo ban nhau, dựa vào nhau mà trụ kế sinh nhai. Ở đây, nếu chưa kể đến luật ăn chia mang đậm chất nhân văn, mối quan hệ thầy-trò được xem như một hiện tượng đặc biệt. Xưa đào nương đi hát, bao giờ cũng phải trích một khoản tiền nhỏ đóng vào quỹ chung để nuôi thầy. Bởi vậy, một đào nương khi về già dù thân phận có thế nào, nhưng nếu càng dạy nhiều học trò thì ít nhiều vẫn được bảo đảm mức sống, như một hình thức bảo hiểm hay lương hưu. Khoản tiền đó gọi là tiền đầu. Ðào nương nào có nhiều học trò, được trọng vọng gọi là cô đầu. Ả diễn Nôm thành cô, đào đọc trại thành đầu, và cô đầu cũng chính là tên gọi của thể loại. Ngoài ra, sẽ thấy việc tôn vinh đào nương thể hiện một phần ở chính tên gọi của thể loại. Dường như chưa thấy trong hoạt động nghệ thuật nào, ở nơi nào mà người ta lại lấy danh xưng của người nữ nghệ sĩ (ả đào, cô đầu) làm tên gọi của thể loại?! Rồi trong huyền tích vợ chồng tổ nghề ca trù, vai trò "nhà soạn nhạc" cũng được "gán" cho bà tổ chứ không phải ông tổ. Tương truyền, bài Non Mai, Hồng Hạnh là do bà tổ sáng tác và cũng chỉ được phép hát trong dịp thờ tổ. Ðó là đặc điểm hết sức thú vị.

Trong thể thức sinh hoạt âm nhạc thời xưa, bên cạnh vai trò nhạc nghi lễ tín ngưỡng, ca trù đã sớm bước sang hình thức nghệ thuật biểu diễn thương mại phục vụ cho nhu cầu thưởng lãm của giới tao nhân mặc khách. Ðó là những hình thức biểu diễn tại tư gia, dinh thự quan lại và đến cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 là hình thức ca quán phổ biến ở khắp các thành phố, huyện lỵ trên các tỉnh miền bắc. Cũng từ hình thức hát cửa đình với số lượng đào kép tham gia đông đảo cùng hệ nhạc cụ phong phú, khi ra hát ca quán, nghệ thuật ca trù đã giản lược, chỉ còn một đào nương tay phách với kép đàn đáy song hành. Nghệ thuật được phát triển theo hướng tinh giảm biên chế dàn nhạc và nghệ sĩ, âu cũng là một đặc điểm hiếm có trong âm nhạc nói chung.

Khác hẳn ca trù với bề dày lịch sử với những tầng bậc nghệ thuật phong phú và đa dạng, dân ca quan họ lại có vị trí khác trong nền âm nhạc dân tộc. Nếu như một bộ phận lớn của ca trù gắn liền với những sinh hoạt nghi lễ tín ngưỡng đình đền hay nơi cung đình danh giá thì với bản chất hát trai gái đối đáp, Quan họ lại gắn liền với sinh hoạt giao duyên nam nữ. Mặt khác, nếu như cho đến thế kỷ 20, ca trù phổ quát rộng khắp trên 14 tỉnh, thành phố trong phạm vi cả nước thì quan họ luôn chỉ khu biệt trong nội bộ tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang, trên địa bàn 49 làng quan họ. Ðiều đặc biệt lý thú, nếu như các hình thức sinh hoạt hát trai gái nói chung nhằm tạo điều kiện, cơ hội để nam thanh nữ tú tới tuần cập kê tìm bạn đời qua câu hát giao duyên đối đáp thì quan họ lại không như vậy. Liền anh liền chị quan họ là những nhóm kết nghĩa keo sơn. Quan hệ xây dựng trên nền tảng thú chơi âm nhạc, hoàn toàn không mang ý nghĩa tìm bạn đời. Thậm chí, việc cấm luyến ái giữa những nhóm liền anh liền chị kết nghĩa được xem như một luật tục bất thành văn. Nó khiến cho mối quan hệ giữa đôi bên nam nữ trở thành một tình cảm thật đặc biệt trong sáng trước sự chứng kiến của cộng đồng. Ðiều đó khiến cho sự bền chặt của các nhóm kết nghĩa được bảo đảm tự nhiên theo thời gian, không bị ảnh hưởng bởi tính phức tạp của tình yêu đôi lứa. Ở khía cạnh khác, việc chỉ thương yêu nhau bằng tinh thần, dồn nén mọi tình cảm vào tinh hoa nghệ thuật đã khiến quan họ tạo nên một tinh chất hết sức đặc biệt. Ðiều đó lý giải tại sao nhạc quan họ nghe thiết tha, da diết với một âm điệu man mác không thể lẫn. Và, sự "dồn nén" đó cũng chính là nguyên nhân khiến số lượng bài bản quan họ đạt tới trên dưới con số 300, nhiều hơn các thể loại khác trong nền âm nhạc dân tộc.

Hằng năm, xuân thu nhị kỳ, mỗi khi làng quan họ bạn mở hội là dịp các nhóm liền anh liền chị sang chơi mở canh hát. Xưa, ngoại trừ các cuộc thi lấy giải, chỉ có các nhóm quan họ kết nghĩa mới hát đối đáp với nhau. Bên cạnh những hệ thống làn điệu chung nhất, lại có những nét riêng ở mỗi cặp nhóm kết nghĩa, chính điều này đã tạo nên sự phong phú nhất định. Do tục cấm luyến ái, nên các nhóm kết nghĩa bao giờ cũng hình thành ở hai làng cách xa nhau. Người cùng làng không bao giờ kết nghĩa với nhau. Ðiều đó có nghĩa người cùng làng quan họ xưa không bao giờ hát với nhau. Họ chỉ có thể quan sát để ngầm học hỏi qua canh hát của các nhóm khác. Và điều này đã hình thành nên những làng quan họ mang phong cách riêng. Theo thời gian, các nhóm kết nghĩa thực sự tạo nên một mạng quan hệ chằng chịt gắn bó trong 49 làng quan họ. Ðó chính là cơ nguyên hình thành một vùng dân ca tập trung - là một hiện tượng rất hiếm có trên mọi nền âm nhạc.

Thông thường, mỗi canh hát quan họ thường kéo dài tới vài ba ngày, thậm chí cả tuần trước sự chứng kiến của cộng đồng. Họ hát đối đáp, lời đối lời, giọng đối giọng, hát cho nhau nghe, gửi gắm mọi tâm tư tình cảm với một hệ âm điệu phát triển. Trải theo thời gian, hệ thống làn điệu và kỹ thuật thanh nhạc quan họ đã nhanh chóng đạt tầm cao so với các thể loại nhạc chuyên nghiệp cổ truyền. Một mặt, quan họ thừa hưởng kỹ thuật phức tạp của ca trù, chèo, tuồng,... nhưng mặt khác cũng hình thành một lối giọng riêng. Nếu như ca trù tích hợp đủ mấy yếu tố ca - múa - nhạc - trò diễn thì quan họ lại chỉ đơn thuần là nghệ thuật ca hát không nhạc đệm. Bản chất quan họ không phải là nhạc sân khấu mà là nhạc của cuộc đời. Hát cho nhau nghe, đối tượng khán giả quan trọng ở đây là chính họ chứ không phải ai khác. Dùng nghệ thuật để trao gửi tình người, hay tình người được trao gửi qua nghệ thuật, đã làm nên cái tình kết nghĩa keo sơn, khiến người Quan họ trở nên một hiện tượng thật độc đáo trong tầng lớp những nghệ sĩ dân gian.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
1
Scakyara
03/10/2021 14:51:21
+4đ tặng
 là loại hình diễn xướng bằng âm giai nhạc thính phòng rất thịnh hành tại khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam[1]. Ca trù thịnh hành từ thế kỷ 15, từng là loại ca trong cung đình và được giới quý tộc và trí thức yêu thích. Ca trù là một sự phối hợp nhuần nhuyễn và đỉnh cao giữa thi ca và âm nhạc.
cho mik 10 ểm nghen
2
1
Phúc Huy
03/10/2021 14:52:08
+3đ tặng
 ca trù còn gọi nôm na là hát cô đầu / hát nhà trò là loại hình diễn xướng bằng âm giai nhạc thính phòng rất thịnh hành tại khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam. ... Ca trù là một sự phối hợp nhuần nhuyễn và đỉnh cao giữa thi ca và âm nhạc.
Phúc Huy
thịnh hành từ thế kỉ 15

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×