Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Xiêm cũng phải ký những hiệp ước “bất bình đẳng” với Hà Lan, Mỹ, Anh, Pháp… Trong đó nổi bật là việc Xiêm nhường ảnh hưởng của mình ở Lào, Campuchia cho Pháp, Đông Bắc Malaysia cho Anh.
Cải cách trở thành biện pháp duy nhất nhằm tăng cường nội lực, chống chọi lại ngoại lực phương Tây của Xiêm. Đất nước này cũng đã thi hành chính sách mở cửa rộng rãi. Nhờ đó, cơ cấu kinh tế – chính trị - xã hội ở Xiêm đã có sự thay đổi, đưa đến sự ra đời của giai cấp tư sản và tầng lớp quý tộc “tư sản hoá”.
Đây chính là lực lượng xã hội hậu thuẫn cho cuộc cải cách của vua Chulalongkorn (1853-1910) từ năm 1868 đến năm 1910. Trong 42 năm, vua Chulalongkorn luôn nỗ lực hiện đại hóa vương quốc và bãi bỏ chế độ nô lệ. Chulalongkorn là vua Xiêm đầu tiên đưa hoàng tử sang châu Âu du học. Ông công du châu Âu hai lần, giới thiệu với các nhà cầm quyền châu Âu rằng Xiêm là một quốc gia hiện đại.
Vua Chulalongkorn (1853-1910) trị vì từ năm 1868 đến năm 1910
Từ chỗ lợi dụng lợi thế nhiều nước đến hai nước (Anh và Pháp) đã cho phép Xiêm cân bằng được thế lực của các nước phương Tây trên lãnh thổ nước mình.
Bên cạnh đó, vị trí “khu đệm” (nằm giữa các vùng tranh chấp của Anh và Pháp) càng tạo điều kiện thuận lợi hơn để Xiêm bảo toàn độc lập dân tộc. Tuy nhiên, trên thực tế Xiêm độc lập về chủ quyền nhưng phụ thuộc về kinh tế, chính trị đối với phương Tây.
Đến đời vua Vajiravudh (1880-1925) trị vì từ 1910-1925, nhà nước Xiêm đã thúc đẩy sự sáng tạo và chủ nghĩa dân tộc. Vua Vajiravudh cũng đã hiện đại hóa quân đội, đưa binh sĩ Xiêm gia nhập lực lượng Đồng minh trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918).
Khi chiến tranh thế giới lần thứ hai nổ ra vào tháng 9/1939, Thái Lan (đổi tên từ Xiêm từ ngày 23/6/1939) đã tuyên bố trung lập. Tuy nhiên, Thái Lan đã gây chiến với quân Pháp ở Đông Dương sau khi nước Pháp thất thủ năm 1940. Mục tiêu của người Thái là giành lại những vùng đất đai mà họ đã mất vào tay phương Tây.
Ngày 25/1/1942, sau khi bị nước Nhật giật dây, Chính phủ Thái Lan tuyên chiến với nước Mỹ và Vương quốc Anh. Sau sự suy yếu của quân đội phát xít Nhật vào cuối thế chiến, một nhóm quân đội Thái Lan làm đảo chính vào ngày 1/8/1944, lật đổ chính phủ thân Nhật và ngay lập tức chuyển nước Thái từ một đồng minh của Nhật thành đồng minh của Mỹ.
Sau chiến tranh, Thái Lan không bị lực lượng Đồng minh chiếm đóng, nhưng phải trả lại các lãnh thổ chiếm được trong chiến tranh.
cho mik 10 đ nghen
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |