Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Khuyến qua bài thơ Câu cá mùa thu

Cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Khuyến qua bài thơ câu cá mùa thu
3 trả lời
Hỏi chi tiết
1.451
3
1
Nguyễn Nguyễn
04/10/2021 21:49:53
+5đ tặng

 Tác giả Nguyễn Khuyến là tác giả nổi bật trong thi ca Việt Nam bởi sở hữu cho mình chùm ba bài thơ thu, trong số chùm ba bài thơ thu đó có tác phẩm “Câu cá mùa thu”, có thể nhận định rằng, đây là một tác phẩm đại diện cho các bài thơ nói về mùa thu của làng quê đồng bằng Bắc bộ Việt Nam. Thông qua bài thơ, chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh mùa thu, đồng thời cũng cảm nhận được một vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ Nguyễn Khuyến.

     Bài thơ là một bức tranh mùa thu đầy sự sống động và chân thực, không kém những nét bình dị đơn sơ mà thân thuộc, bởi nó được thể hiện qua sự cảm nhận và gợi tả rất tinh tế của tác giả về cảnh sắc mùa thu làng quê đồng bằng Bắc bộ. Trong sự cảm nhận rất tinh tế đó, ta nhận ra được tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, cũng như tâm trạng đối với thời thế của Nguyễn Khuyến.

     Trước hết, nói về tình yêu thiên nhiên và yêu quê hương đất nước, để bộc lộ rõ điều này nhà thơ Nguyễn Khuyến đã không ngại dùng nhiều giác quan của mình để cảm nhận mùa thu, vừa dùng thị giác, thính giác, lại cả xúc giác và hòa trộn những cảm giác đó với nhau, ví dụ như các câu thơ: “Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”, “Ao thu lạnh lẽo nước trong veo”. Tác giả hơn nữa rất thành công trong việc lột tả mùa thu ấy bởi chính ông đang cảm nhận vẻ đẹp ấy trên mảnh đất quê hương của mình, bài thơ phản ánh tình yêu của ông đối với thiên nhiên của chính quê hương mình. Và chắc hẳn Nguyễn Khuyến đã rất gắn bó, tha thiết và có tình cảm sâu nặng đối với quê hương của mình mới cảm nhận một cách chận thật nhất những cảnh sắc quê hương và lột tả vẻ đẹp ấy bằng sự chân thật và tinh tế. Bài thơ ấy mang trong mình vẻ đẹp của hồn dân tộc bởi chính có tình yêu thiên nhiên đất nước của tác giả trong đó.

     Trong bài thơ, ta cũng có thể nhận ra tâm trạng thời thế của tác giả hay chính là một tâm hồn thanh cao. Tâm trạng ấy mang trong mình nỗi u hoài, đôi khi lặng lẽ trầm ngâm, lúc thì giật mình thảng thốt “Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”, “Cá đâu đớp động dưới chân bèo”. Nỗi u hoài ấy của nhà thơ từ trong tâm trạng lan tỏa và bao trùm ra ngoài mọi cảnh vật, làm cho cảnh vật tuy đẹp những vẫn có nét hiu quạnh, thanh sơ.

     Tư thế xuất hiện của người câu cá cùng với cảnh vật đều mang một nỗi man mác buồn, người câu cá không ngồi ở tư thế bình thường mfaf lại gò bó tựa gối, vốn đi đâu cá để tạo ra cảm giác thoải mái nhưng chính ông lại không được thoải mái, hình ảnh cúi người mặt tựa lên đầu gối chắc hẳn là đang có suy nghĩ một điều gì đó. Chính không gian tĩnh lặng ấy đã giúp cho người đọc phần nào cảm nhận được nỗi cô quạnh trong tâm hồn tác giả, khi tác giả là một vị Tam nguyên Yên Đồ lại trở về sống cảnh làng quê, sống trong cảnh thôn dã là vậy những lòng vẫn nặng trĩu những vấn đề thời cuộc, suy nghĩ về tình hình đất nước và luôn đau đáu một nỗi “thẹn” vì sự bất lực của mình.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Hằng Nguyễn
04/10/2021 21:50:41
+4đ tặng

“Gió vàng hiu hắt cảnh tiêu sơ

Lẻ tẻ bên trời bóng nhạn thưa

Giếng ngọc sen tàn bông hết thắm

Rừng phong lá rụng tiếng như mưa.”

Có thể nói thu là bức ảnh thiên nhiên đặc sắc trong bức tranh bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Cũng vì lẽ đó mà từ bao đời nay, mùa thu luôn là đề tài muôn thuở của biết bao thi nhân, là nơi gửi gắm tâm tư, tình cảm của họ. Trong văn học trung đại cũng thế, bên cạnh các tác phẩm có đề tài mùa thu như “Thu dạ” của Nguyễn Du hay “Ngẫu hứng” của Nguyễn Bỉnh Khiêm thì sẽ là một thiếu sót nếu không nhắc đến chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến mà nổi bật là bài “Thu điếu”. Qua bài thơ ta thấy được tâm trạng thời thế và tấm lòng sâu nặng của Nguyễn Khuyến đối với đất nước.

Xưa nay, khi nói đến mùa thu, các thi nhân thường sử dụng những hình ảnh đẹp tráng lệ như sen tàn, từng phong lá đỏ, lá ngô đồng rụng… nhưng đối với “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến thì hoàn toàn khác, ông đưa vào thơ những khung cảnh quen thuộc như ao thu, ngõ trúc, lá vàng… những cảnh vật tuy giản dị nhưng lại phản ánh rất thực mùa thu của làng quê Việt Nam, toát lên được cái hồn dân tộc. Cảnh thu trong thơ Tam Nguyên hiện lên với cái vẻ đẹp thanh sơ, dịu nhẹ nhưng vẫn có nét hấp dẫn riêng, đầy vẻ thuần Việt chứ không phải mùa thu mượn ở nơi khác.

Con người yêu thiên nhiên của Nguyễn Khuyến được thể hiện qua những vần thơ miêu tả cảnh vật rất thực của ông. Trong “Thu điếu” tác giả đã đặt điểm nhìn của mình từ ao thu lên bầu trời xanh ngắt rồi từ vùng trời ấy trở lại ao, trở lại với chiếc thuyền câu. Nguyễn Khuyến cảm nhận mùa thu từ gần ra xa rồi từ xa trở lại gần nhằm khái quát cảnh vật nhưng vẫn không làm mất đi vẻ yên ắng của mùa thu.

Đầu bài thơ ông viết:

“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo”

Video Player is loading.
Play

X

Điểm sơ qua ta nhận ra hình ảnh ngư ông ngồi câu cá trong khí thu lạnh lẽo giữa chiếc ao thu nhỏ hẹp nhưng ẩn chứa trong hai câu thơ vốn là bối cảnh đất nước đương thời. Người xưa có câu: “Thủy chí thanh tắc vô ngư” nghĩa là nước trong thì không có cá. Dù vậy, trong “Thu điếu”, tuy là “nước trong veo” nhưng ngư ông vẫn ôm cần, đó là một việc không thể, tác giả đang làm một việc vô thưởng, vô phạt, đang đối mặt với một tình cảnh đau xót đó là tuy ông là người học rộng tài cao nhưng phải bó tay trước cảnh nước mất mà về dạy học, không mang tài năng ra phụ dân, làm quan vì thời này làm quan chỉ để trở thành con rối cho kẻ khác giật dây. Nguyễn Khuyến luôn mang trong mình mong ước có thể giúp nước nhưng hoài bão ấy không thể cất cánh trong xã hội nhiễu nhương bấy giờ, tất cả đều vô vọng như việc câu cá nước trong.

Đúng như ván cờ đang vào hồi bế tắc trong bài “tự trào” của ông “cờ đương dở cuộc không còn nước” – “ Bạc chửa thâu canh đã chạy làng”. Trong mạch cảm xúc ấy, tác giả viết tiếp:

“Sóng nước theo làn hơi gợn tí

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”

“Sóng nước theo làn” dùng để tả cảnh mặt nước gợn sóng theo làn gió thu, tưởng chừng như tác giả muốn nói đến cái chuyển động khe khẽ của mặt hồ gợn sóng nhưng thực ra đó chính là thái độ sống mà Nguyễn Khuyến muốn người đời thông cảm, cảm thông cho hành động cáo quan về quê thay thái độ “bình chân như vại” trước cảnh đất nước rơi vào tay giặc, thậm chí có lúc ông phải dạy học trong dinh của ông quan theo Pháp nhưng tất cả những điều đó chỉ là vài làn sóng gợn trong cuộc đời trong sạch như ao thu của Nguyễn Khuyến, ông vẫn thanh khiết như làn nước kia, vẫn một lòng hướng về Tổ quốc và giữ vững hào khí của người quân tử.

Gam màu lạnh lúc này bị đâm ngang bởi màu vàng của chiếc lá. Nhiều người cho rằng chiếc lá đã khẽ đưa thì không thể có độ “vèo” nhưng thực chất chi tiết này lại rất hợp lí, chữ “vèo” vốn được dùng để gợi tả vẻ thanh mảnh của chiếc lá khi bay hay cũng chính là hiện thực đất nước rơi vào tay giặc quá nhanh, thời thế thay đổi trong chớp mắt, khiến tác giả không khỏi bàng hoàng xót xa trước tình cảnh đất nước đầy đau thương. Nguyễn Khuyến e rằng rồi đất nước này sẽ như chiếc lá vàng kia, mục nát trên nền đất thu.

Cùng nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, cảnh thu được tác giả miêu tả qua hai câu thơ tiếp:

“Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo”

Trong cái vận nước điên đảo đương thời, ông quan thanh liêm về hưu liệu có giúp gì cho nước, ông đau xót, tủi hổ và muốn gửi gắm tâm sự vào khung cảnh thu như bầu trời xanh ngắt hay ngõ trúc kia để làm vơi đi phần nào nỗi buồn vì bất lực. Song những hình ảnh mộc mạc của làng quê lại càng làm ông day dứt vì trách nhiệm của bản thân. Hình ảnh ngõ trúc lúc này gợi lên một sự cô đơn, trống vắng khôn cùng, vắng khách hay ý Nguyễn Khuyến muốn nói tới sự vắng mặt của nhân tài, vắng đi những tâm huyết của nho sĩ lúc bấy giờ.

Tâm trạng thời thế của Nguyễn Khuyến được thể hiện rõ nhất qua hai câu cuối:

“Tựa gối buông cần lâu chẳng được

Cá đâu đớp động dưới chân bèo”

Qua hai câu thơ, ta thấy được tâm thế nhàn “tựa gối buông cần” song song với tư thế chờ đợi “lâu chẳng được”, khát vọng phục vụ quê hương của Nguyễn Khuyến luôn dâng trào khiến ông không thể kiên nhẫn ngồi chờ thời. Cõi lòng tác giả bấy giờ như đắm vào dòng suy tư trong khí thu yên ắng, tịch mịch đến nỗi chỉ một tiếng cá đớp động cũng đủ làm ông thản thốt. Tiếng cá ở đây cũng có thể xem là tia hy vọng sáng lên giữ bầu không gian có phần yên ắng, ảm đạm, một niềm tin khách quan đưa người đọc đến với bầu không khí đầy hy vọng, một tín hiệu chuyển biến của thời cuộc, một phép màu xuất hiện ngay lúc canh lạc đang bế tắc và thay đổi tất cả.

Qua bài thơ, ta thấy được tài năng của Nguyễn Khuyến trong phần gieo vần “eo” vốn là từ vận oái ăm nhưng phù hợp với tâm trạng hẹp dần, đầy uẩn khúc của tác giả. Cạnh đó, thủ pháp lấy động tả tĩnh cũng được ông vận dụng một cách tài tình.

Bài “Câu cá mùa thu” đã vẽ nên nét thu đẹp tĩnh lặng nơi làng quê xưa, bộc lộ một mối tình thu đẹp mà tràn đầy uẩn khúc của một nhà nho yêu thiên nhiên, một lòng vì nước vì dân.

2
0
Phùng Minh Phương
04/10/2021 21:50:45
+3đ tặng

Có thể nói thu là bức ảnh thiên nhiên đặc sắc trong bức tranh bốn mùa: Xuân, hạ, thu, đông . Cũng vì lẽ đó mà từ bao đời nay, mùa thu luôn là đề tài muôn thuở của biết bao thi nhân, là nơi gửi gắm tâm tư, tình cảm của họ. Trong văn học trung đại cũng thế, bên cạnh các tác phẩm có đề tài mùa thu như “Thu dạ” của Nguyễn Du hay “Ngẫu hứng” của Nguyễn Bỉnh Khiêm thì sẽ là một thiếu xót nếu không nhắc đến chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến mà nổi bật là bài “Thu điếu”. Qua bài thơ ta thấy được tâm trạng thời thế và tấm lòng sâu nặng của Nguyễn Khuyến đối với đất nước.

       Xưa nay, khi nói đến mùa thu, các thi nhân thường sử dụng những hình ảnh đẹp tráng lệ như sen tàn, từng phong lá đỏ, lá ngô đồng rụng… nhưng đối với “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến thì hoàn toàn khác, ông đưa vào thơ những khung cảnh quen thuộc như ao thu, ngõ trúc, lá vàng… những cảnh vật tuy giản dị nhưng lại phản ánh rất thực mùa thu của làng quê Việt Nam, toát lên được cái hồn dân tộc. Cảnh thu trong thơ Tam Nguyên hiện lên với cái vẻ đẹp thanh sơ, dịu nhẹ nhưng vẫn có nét hấp dẫn riêng, đầy vẻ thuần Việt chứ không phải mùa thu mượn ở nơi khác.

         Con người yêu thiên nhiên của Nguyễn Khuyến được thể hiện qua những vần thơ miêu tả cảnh vật rất thực của ông. Trong “Thu điếu” tác giả đã đặt điểm nhìn của mình từ ao thu lên bầu trời xanh ngắt rồi từ vùng trời ấy trở lại ao, trở lại với chiếc thuyền câu. Nguyễn Khuyến cảm nhận mùa thu từ gần ra xa rồi từ xa trở lại gần nhằm khái quát cảnh vật nhưng vẫn không làm mất đi vẻ yên ắng của mùa thu.

         Đầu bài thơ ông viết:

                                                    “Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
                                                    Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo”

         Điểm sơ qua ta nhận ra hình ảnh ngư ông ngồi câu cá trong khí thu lạnh lẽo giữa chiếc ao thu nhỏ hẹp nhưng ẩn chứa trong hai câu thơ vốn là bối cảnh đất nước đương thời. Người xưa có câu: “Thủy chí thanh tắc vô ngư” nghĩa là nước trong thì không có cá. Dù vậy, trong “Thu điếu”, tuy là “nước trong veo” nhưng ngư ông vẫn ôm cần, đó là một việc không thể, tác giả đang làm một việc vô thưởng, vô phạt, đang đối mặt với một tình cảnh đau xót đó là tuy ông là người học rộng tài cao nhưng phải bó tay trước cảnh nước mất mà về dạy học, không mang tài năng ra phụ dân, làm quan vì thời này làm quan chỉ để trở thành con rối cho kẻ khác giật dây. Nguyễn Khuyến luôn mang trong mình mong ước có thể giúp nước nhưng hoài bão ấy không thể cất cánh trong xã hội nhiễu nhương bấy giờ, tất cả đều vô vọng như việc câu cá nước trong. Đúng như ván cờ đang vào hồi bế tắc trong bài “tự trào” của ông “cờ đương dở cuộc không còn nước” – “ Bạc chửa thâu canh đã chạy làng”. Trong mạch cảm xúc ấy, tác giả viết tiếp:

                                                    “Sóng nước theo làn hơi gợn tí
                                                    Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”

         “Sóng nước theo làn” dùng để tả cảnh mặt nước gợn sóng theo làn gió thu, tưởng chừng như tác giả muốn nói đến cái chuyển động khe khẽ của mặt hồ gợn sóng nhưng thực ra đó chính là thái độ sống mà Nguyễn Khuyến muốn người đời thông cảm, cảm thông cho hành động cáo quan về quê thay thái độ “bình chân như vại” trước cảnh đất nước rơi vào tay giặc, thậm chí có lúc ông phải dạy học trong dinh của ông quan theo Pháp nhưng tất cả những điều đó chỉ là vài làn sóng gợn trong cuộc đời trong sạch như ao thu của Nguyễn Khuyến, ông vẫn thanh khiết như làn nước kia, vẫn một lòng hướng về Tổ quốc và giữ vững hào khí của người quân tử.

         Gam màu lạnh lúc này bị đâm ngang bởi màu vàng của chiếc lá. Nhiều người cho rằng chiếc lá đã khẽ đưa thì không thể có độ “vèo” nhưng thực chất chi tiết này lại rất hợp lí, chữ “vèo” vốn được dùng để gợi tả vẻ thanh mảnh của chiếc lá khi bay hay cũng chính là hiện thực đất nước rơi vào tay giặc quá nhanh, thời thế thay đổi trong chớp mắt, khiến tác giả không khỏi bàng hoàng xót xa trước tình cảnh đất nước đầy đau thương. Nguyễn Khuyến e rằng rồi đất nước này sẽ như chiếc lá vàng kia, mục nát trên nền đất thu.

         Cùng nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, cảnh thu được tác giả miêu tả qua hai câu thơ tiếp:

                                                    “Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
                                                    Ngõ trúc quanh co khách vắng teo”

         Trong cái vận nước điên đảo đương thời, ông quan thanh liêm về hưu liệu có giúp gì cho nước, ông đau xót, tủi hổ và muốn gửi gắm tâm sự vào khung cảnh thu như bầu trời xanh ngắt hay ngõ trúc kia để làm vơi đi phần nào nỗi buồn vì bất lực. Song những hình ảnh mộc mạc của làng quê lại càng làm ông day dứt vì trách nhiệm của bản thân. Hình ảnh ngõ trúc lúc này gợi lên một sự cô đơn, trống vắng khôn cùng, vắng khách hay ý Nguyễn Khuyến muốn nói tới sự vắng mặt của nhân tài, vắng đi những tâm huyết của nho sĩ lúc bấy giờ.

         Tâm trạng thời thế của Nguyễn Khuyến được thể hiện rõ nhất qua hai câu cuối:

                                                    “Tựa gối buông cần lâu chẳng được
                                                    Cá đâu đớp động dưới chân bèo”

         Qua hai câu thơ, ta thấy được tâm thế nhàn “tựa gối buông cần” song song với tư thế chờ đợi “lâu chẳng được”, khát vọng phục vụ quê hương của Nguyễn Khuyến luôn dâng trào khiến ông không thể kiên nhẫn ngồi chờ thời. Cõi lòng tác giả bấy giờ như đắm vào dòng suy tư trong khí thu yên ắng, tịch mịch đến nỗi chỉ một tiếng cá đớp động cũng đủ làm ông thản thốt. Tiếng cá ở đây cũng có thể xem là tia hy vọng sáng lên giữ bầu không gian có phần yên ắng, ảm đạm, một niềm tin khách quan đưa người đọc đến với bầu không khí đầy hy vọng, một tín hiệu chuyển biến của thời cuộc, một phép màu xuất hiện ngay lúc canh lạc đang bế tắc và thay đổi tất cả.

         Qua bài thơ, ta thấy được tài năng của Nguyễn Khuyến trong phần gieo vần “eo” vốn là từ vận oái ăm nhưng phù hợp với tâm trạng hẹp dần, đầy uẩn khúc của tác giả. Cạnh đó, thủ pháp lấy động tả tĩnh cũng được ông vận dụng một cách tài tình.

         Bài “Câu cá mùa thu” đã vẽ nên nét thu đẹp tĩnh lặng nơi làng quê xưa, bộc lộ một mối tình thu đẹp mà tràn đầy uẩn khúc của một nhà nho yêu thiên nhiên, một lòng vì nước vì dân.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 11 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư