Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Chế độ quân chủ lập hiến là chế độ chính trị trong đó quyền lực của nhà vua (hoàng đế, nữ hoàng, quốc vương...) bị quyền lập pháp của nghị viện hạn chế bằng hiến pháp.
Ở các nước theo chế độ quân chủ lập hiến, quyền lực của nhà vua mang tính hình thức, nghi lễ; vua với tư cách là người đứng đầu nhà nước, là biểu tượng của dân tộc, còn quyền lập pháp được giao cho nghị viện, quyền hành pháp được giao cho chính phủ, quyền tư pháp giao cho toà án.
Chế độ quân chủ lập hiến là hình thức nhà nước tư sản đặc thù, có tính lịch sử, truyền thống đối với một số nhà nước tư sản. Hiện nay trên thế giới còn ˆ khá nhiều nước duy trì chế độ quân chủ lập hiến, trong đó có cả những nước tư bản phát triển như Anh, Hà Lan, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Thái Lan...
Chế độ quân chủ lập hiến là một hình thức chính phủ trong đó quân chủ - thường là vua hoặc nữ hoàng - đóng vai trò là nguyên thủ quốc gia theo các tiêu chuẩn của hiến pháp thành văn hoặc bất thành văn. Trong chế độ quân chủ lập hiến, quyền lực chính trị được chia sẻ giữa quân chủ và một chính phủ được tổ chức hợp hiến như nghị viện . Chế độ quân chủ lập hiến đối lập với chế độ quân chủ tuyệt đối, trong đó quân chủ nắm mọi quyền lực đối với chính phủ và nhân dân. Cùng với Vương quốc Anh , một số ví dụ về chế độ quân chủ lập hiến hiện đại bao gồm Canada, Thụy Điển và Nhật Bản.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |