Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Việc làm nào của người Giec-man đã tác động trục tiếp đến sự hình thành xã hội phong kiến châu Âu?

Câu 1. Việc làm nào của người Giec-man đã tác động trục tiếp đến sự hình thành xã
hội phong kiến châu Âu?
A. Tiêu diệt đế quốc Rô-ma.
B. Thành lập hàng loạt vương quốc mới.
C. Chia ruộng đất và phong tước vị cho tướng lĩnh và quý tộc người Giec-man.
D. Thành lập các thành thị trung đại.
Câu 2. Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến châu Âu là:
A. địa chủ và nông dân B. chủ nô và nô lệ
C. lãnh chúa và nông nô D. tư sản và nông dân
Câu 3. Lãnh chúa phong kiến được hình thành từ những tầng lớp nào?
A. Chủ nô Rô-ma B. Quý tộc Rô-ma
C. Tướng lĩnh và quý tộc người Giec-man D. Nông dân tự do
Câu 4. Nông nô được hình thành từ những tầng lớp nào?
A. Binh lính thất bại trong chiến tranh B. Nông dân
C. Nô lệ D. Nông dân và nô lệ
Câu 5. Đặc điểm của nền kinh tế trong các lãnh địa phong kiến?
A. Là nền kinh tế hàng hóa. B. Trao đổi bằng hiện vật.
C. Là nền kinh tế tự cung tự cấp. D. Có sự trao đổi buôn bán.
Câu 6. Lực lượng sản xuất chủ yếu trong các lãnh địa phong kiến là:
A. Nông dân tự do B. Nô lệ C. Nông nô D. Lãnh chúa
Câu 7. Ý nào sau đây không phản ánh đúng đặc điểm của nông nô?
BAN GIÁM HIỆU ĐÃ DUYỆT
Nguyễn Thị Oanh2
A. Nông nô là lực lượng sản xuất chính trong lãnh địa.
B. Nông nô phải nộp cho lãnh chúa 1/2 sản phẩm thu được và nhiều thứ thuế khác.
C. Nông nô phải chịu sự đối xử tàn nhẫn của lãnh chúa.
D. Cũng giống như nô lệ, nông dân không có quyền xây dựng gia đình riêng.
Câu 8. Nguyên nhân hình thành các thành thị trung đại ở châu âu?
A. Sản xuất bị đình trệ.
B. Các lãnh chúa cho xây dựng các thành thị trung đại.
C. Sự ngăn cản giao lưu buôn bán của các lãnh địa.
D. Nghề thủ công phát triển nảy sinh nhu cầu trao đổi buôn bán.
Câu 9. Cuộc phát kiến địa lí đầu tiền được tiến hành vào thế kỉ nào?
A. Thế kỉ XIV B. Thế kỉ XV C. Thế kỉ XVI D. Thế kỉ XVII
Câu 10. Các cuộc phát kiến địa lý do tầng lớp nào tiến hành?
A. Vua quan, quý tộc. B. Tướng lĩnh quân đội.
C. Thương nhân, quý tộc. D. Quý tộc, tăng lữ.
Câu 11. Các cuộc phát kiến địa lý chủ yếu hướng về đâu?
A. Ấn Độ và các nước phương Đông. B. Trung Quốc và các nước phương Đông.
C. Nhật Bản và các nước phương Đông. D. Các nước phương Tây.
Câu 12. Ai là người đầu tiên tìm ra châu Mĩ?
A. B. Đi-a-xơ B. Va-xcô đơ Ga-ma
C. C. Cô-lôm-bô. D. Ph. Ma-gien-lan
Câu 13. Ai là người đầu thực hiện chuyến đi vòng quanh thế giới?
A. B. Đi-a-xơ B. Va-xcô đơ Ga-ma
C. C. Cô-lôm-bô. D. Ph. Ma-gien-lan
Câu 14. Chủ nghĩa tư bản ở châu Âu được hình thành trên cơ sở nào?
A. Sự sự đổ của chế độ phong kiến.
B. Sự hình thành của các thành thị trung đại.
C. Nguồn lợi thu được từ Ấn Độ và các nước phương Đông.
D. Vốn và nhân công làm thuê.
Câu 15. Hai giai cấp cơ bản trong xã hội tư bản chủ nghĩa ở châu Âu là:
A. tư sản và tiểu tư sản. B. tư sản và nông dân.
C. tư sản và vô sản. D. tư sản và công nhân.
Câu 16. Vì sao người nông nô phải làm thuê trong các xí nghiệp của tư bản?
A. Họ thấy vào xí nghiệp tư bản dễ sống hơn. B. Họ có thể giầu lên, trở thành tư sản.
C. Họ không muốn lao động bằng nông nghiệp. D. Họ bị tư bản và phong kiến cướp hết
ruộng đất.
Câu 17. Giai cấp tư sản được hình thành những thành phần nào?
A. Thương nhân giàu có, chủ xưởng, chủ đồn điền. B. Địa chủ giàu có.
C. Qúy tộc, nông dân giàu có. D. Thợ thủ công nhỏ lẻ.
Câu 18. Nội dung của phong trào nông dân Đức là gì?
A. Đòi cải cách tôn giáo B. Đòi thủ tiêu chế độ phong kiến
C. Đòi xóa bỏ lãnh địa phong kiến D. Đòi giải phóng nông nô.
Câu 19. Tôn giáo mới nào được ra đời trong Phong trào cải cách tôn giáo?
A. Đạo Hồi. B. Đạo Tin Lành. C. Đạo Do Thái. D. Đạo Kito3
Câu 20. Trong giáo lý của mình, Lu-thơ chủ trương vấn đề gì?
Trong giáo lý của mình, Lu-thơ chủ trương vấn đề là
A. Lên án những hành vi của giáo hoàng B. “Cứu vớt con người bằng lòng tin”
C. Chỉ trích giáo lý giả dối của giáo hội D. Phủ nhận vai trò thống trị của giáo hội
Câu 21. Đại diện tiêu biểu nhất của Phong trào Cải cách tôn giáo là:
A. Can-vanh B. Tô-mát Muyn-xe C. Lu-thơ D. Đê- các-tơ.
Câu 22. Phong trào cải cách tôn giáo nổ ra trước tiên ở nuớc nào?
A. Nước Pháp B. Nước Đức C. Nước Thụy Sĩ D. Nước Anh
Câu 23. Đại diện tiêu biểu nhất của Phong trào văn hóa Phục Hưng trong lĩnh vực hội
họa là: A. Rem-bran B. Van-Gốc C. Lê-vi-tan D. Lê-ô-na đơ Vanh-xi.
Câu 24. Trong thời Phục hưng đã xuất hiện rất nhiều nhà văn hóa, khoa học thiên tài
mà người ta gọi là:
A. “Những người khổng lồ”. B. “Những người thông minh”.
C. “Những người vĩ đại”. D. “Những người xuất chúng”.
Câu 25. Ai là người khởi xướng phong trào cải cách tôn giáo?
A. Lu-thơ B. Can-vanh C. Ga-li-lê D. Cô-péc-ních.
Câu 26. Nội dung của phong trào Văn hoá Phục hưng là gì?
A. Phê phán xã hội phong kiến và giáo hội. B. Đề cao, khoa học tự nhiên
C. Đề cao giá trị con người D. Cả 3 câu trên đều đúng
Câu 27. Quê hương của phong trào Văn hóa Phục hưng là nước nào?
A. Nước Pháp B. Nước Bỉ C. Nước Ý D. Nước Anh
Câu 28. Giai cấp tư sản đang lên ở châu Âu đã chống lại hệ tư tưởng của đạo nào?
A. Đạo hồi B. Đạo Ki-tô C. Đạo Phật D. Ấn Độ giáo.
Câu 29. Hệ tư tưởng của chế độ phong kiến châu Âu là gì?
A. Phật giáo B. Ki-tô giáo C. Hồi giáo D. Ấn Độ giáo
Câu 30. Phong trào văn hóa phục hưng diễn ra trong khoảng thời gian nào?
A. Thế kỉ XIV – XVII B. Giữa thế kỉ XIV – XVII
C. Cuối thế kỉ XIV-XVII D. Đầu thế kỉ XIV – XVII
Câu 31. Người Trung Quốc xây dựng nhà nước đầu tiên của mình từ khi nào ?
A. 2000 năm TCN. B. 1000 năm TCN. C. 3000 năm TCN. D. 4000 năm TCN.
Câu 32. Xã hội phong kiến ở Trung Quốc được hình thành từ:
A. Thế kỉ III. B. Thế kỉ II.
C. Thế kỉ III trước công nguyên. D. Thế kỉ II trước công nguyên.
Câu 33. Khi nhận ruộng, nông dân phải nộp một phần hoa lợi cho địa chủ gọi là:
A. Thuế. B. Hoa lợi. C. Địa tô. D. Tô, tức
Câu 34. Vương triều nào tồn tại lâu nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc?
A. Nhà Đường B. Nhà Hán C. Nhà Minh D. Nhà Thanh
Câu 35. Triều đại nào được coi là giai đoạn phát triển thịnh trị nhất trong lịch sử
phong kiến Trung Quốc?
A. Nhà Tống B. Nhà Đường C. Nhà Minh D. Nhà Thanh
Câu 36. Đến thời Tống, người Trung Quốc có nhiều phát minh quan trọng đó là gì?
A. Kĩ thuật in. B. Kĩ thuật nhuộm, dệt vải.
C. La bàn, thuốc súng, nghề in, giấy viết. D. Đóng tàu, chế tạo súng.4
Câu 37. Ở Trung Quốc tôn giáo nào trở thành hệ tư tưởng của giai cấp phong kiến?
A. Nho giáo. B. Đạo giáo. C. Phật giáo. D. Tôn giáo dân gian Trung Quốc.
Câu 38. Xã hội phong kiến Trung Quốc bao gồm những giai cấp nào?
A. Quý tộc, nông dân. B. Địa chủ, nông nô.
C. Địa chủ, nông dân lĩnh canh. D. Quý tộc, nông nô.
Câu 39. Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa bắt đầu xuất hiện ở Trung Quốc trong
thời gian nào?
A. Thời Nguyên. B. Thời Minh. C. Thời Thanh. D. Thời Tống.
Câu 40. Đặc điểm cơ bản của bộ phận nông dân lĩnh canh là
A. Có nhiều ruộng đất để canh tác, cho người khác thuê
B. Có rất ít hoặc không có ruộng đất, phải nhận ruộng đất của địa chủ để canh tác
C. Có đủ ruộng đất để canh tác, nuôi sống bản thân
D. Không có ruộng đất nên phải nhận ruộng của làng xã để canh tác
Câu 41. Xã hội phong kiến ở Trung Quốc được xác lập vào thời kì nào?
A. Tần B. Hán C. Đường D. Minh
Câu 42. Triều đại phong kiến nào ở Trung Quốc do người Mãn Thanh lập ra?
A. Triều Tống. B. Triều Nguyên. C. Triều Minh. D. Triều Thanh.
Câu 34. Nét nổi bật của chế độ phong kiến Trung Quốc cuối thời Minh- Thanh là gì?
A. Dần lâm vào tình trạng suy thoái, khủng hoảng B. Phát triển ổn định
C. Phát triển đến đỉnh cao D. Phát triển xen lẫn khủng hoảng tạm thời
Câu 44. Giai cấp địa chủ ở Trung Quốc được hình thành từ tầng lớp nào
A. Quý tộc, quan lại B. Quan lại và một số nông dân giàu có
C. Quan lại và tăng lữ D. Quý tộc và tăng lữ
Câu 45. Khi nhận ruộng, nông dân phải nộp một phần hoa lợi cho địa chủ, gọi là
A. Địa tô B. Tô lao dịch C. Tô tiền D. Tô hiện vật
Câu 46. Sự phát triển của sản xuất thời Xuân Thu - Chiến Quốc đã tác động như thế
nào đến xã hội Trung Quốc?
A. Xuất hiện tầng lớp lãnh chúa và nông nô B. Xuất hiện tầng lớp địa chủ và nô tì
D. Xuất hiện giai cấp địa chủ và bộ phận tá điền C. Xuất hiện tầng lớp chủ nô và nô lệ
Câu 47. Ai là người đã có công thống nhất Trung Quốc, đánh dấu sự hình thành của
chế độ phong kiến?
A. Hán Vũ Đế. B. Tần Thủy Hoàng. C. Tần Nhị Thế. D. Chu Nguyên Chương
Câu 48. Tên Ấn Độ được bắt nguồn từ:
A. Tên một dòng sông. B. Tên một ngọn núi.
C. Tên một vị thần. D. Tên của người sáng lập nên nhà nước đầu tiên.
Câu 49. Quốc gia lớn mạnh nhất thời cổ đại ở Ấn Độ là:
A. Kashi. B. Kosala. C. Magadha. D. Vrijis.
Câu 50. Phật giáo ra đời trong thời gian nào?
A. Thế kỉ V TCN. B. Thế kỉ VI TCN.
C. Thế kỉ VII TCN. D. Thế kỉ XVIII TCN.
Câu 51. Trong lịch sử trung đại Ấn Độ, vương triều nào được coi là giai đoạn thống
nhất, phục hưng và phát triển?
A. Vương triều Gúp-ta. B. Vương triều Hồi giáo Đê-li.5
C. Vương triều Mô-gôn. D. Vương triều Hác-sa.
Câu 52. Kinh Vê-đa là bộ kinh cầu nguyện xưa nhất của đạo nào?
A. Đạo Phật. B. Đạo Bà-la-môn và Đạo Hin-đu.
C. Đạo Hồi. D. Đạo Thiên chúa.
Câu 53. Hai bộ sử thi nổi tiếng nhất cuả Ấn Độ là:
A. Krixna-Rađa và Mê-ga-đu-ta B. I-li-at và Ô-đi-xê.
C. Ra-ma-ya-na và Ma-ha-bha-ra-ta. D. Xat-sai-a và Prit-si-cat.
Câu 54. Những công trình kiến trúc của Ấn Độ chịu ảnh hưởng lớn nhất của tôn giáo nào?
A. Hồi giáo. B. Hin-đu giáo và Phật giáo
C. Bà La Môn giáo. D. Ấn Độ giáo.
Câu 55. Cuối thế kỉ XIX, Ấn Độ trở thành thuộc địa của nước nào?
A. Anh B. Pháp C. Tây Ban Nha D. Hà Lan.
Câu 56. Sau khi thôn tính miền Bắc Ấn, người Thổ Nhĩ Kì đã lập ra
A. Vương triều Gúp-ta B. Vương triều Hồi giáo Đê-li
C. Vương triều Hác-sa D. Vương triều Mô-gôn
Câu 57. Loại chữ nào xuất hiện sớm và phổ biến nhất ở Ấn Độ?
A. Chữ tượng hình. B. Chữ tượng ý. C. Chữ Hin-đu. D. Chữ Phạn.
Câu 58. Kiến trúc Phật giáo điển hình ở Ấn Độ là
A. Đền tháp B. Chùa hang C. Tượng Phật D. Nhà thờ
Câu 59. Khu vực nào trên thế giới chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất của văn hóa Ấn Độ?
A. Bắc Á B. Tây Á C. Đông Nam Á D. Trung Á
Câu 60. Đâu là điểm giống nhau cơ bản giữa Vương triều Đê-li và Vương triều Mô-
gôn?
A. Đều thi hành các chính sách tiến bộ. B. Đều theo đạo Hindu.
C. Đều là các vương triều hồi giáo ngoại tộc. D. Đều được nhân dân Ấn Độ ủng hộ.
Câu 61. Quần thể kiến trúc nào ở Việt Nam chịu ảnh hưởng đậm nét từ văn hóa Hindu
của Ấn Độ?
A. Chùa Một Cột B. Ngọ Môn (Huế) C. tháp Phổ Minh D. Thánh địa Mĩ Sơn
Câu 62. Đông Nam Á chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa, tạo nên hai mùa tương đối
rõ rệt, đó là:
A. Mùa khô và mùa mưa. B. Mùa khô và mùa lạnh.
C. Mùa đông và mùa xuân. D. Mùa thu và mùa hạ.
Câu 63. Vương triều nào đã thống nhất được In-đô-nê-xi-a?
A. Xu-ma-tơ-ra B. Xu-la-vê-di.
C. Gia-va (Mô-giô-pa-hít) D. Ca-li-man-tan.
Câu 64. Quốc gia nào có lịch sử lâu đời và phát triển nhất Đông Nam Á thời cổ - trung
đại?
A. Thái Lan. B. Việt Nam. C. Cam-pu-chia D. In-đô-nê-xi-a.
Câu 65. Vương quốc Pa-gan là tiền thân của quốc gia nào sau đây?
A. Lào B. Mi-an-ma C. Cam-pu-chia D. Ma-lai-xi-a
Câu 66. Từ thế kỉ XIII, người Thái di cư từ phía bắc xuống phía nam đã dẫn tới sự
hình thành của hai quốc gia nào?
A. Cham-pa và Su-khô-thay B. Su-khô-thay và Lan Xang6
C. Pa-gan và Cham-pa D. Mô-giô-pa-hit và Gia-va
Câu 67. Vương quốc Su-khô-thay là tiền thân của quốc gia nào hiện nay?
A. Thái Lan B. Mi-an-ma C. Ma-lai-xi-a D. In-đô-nê-xi-a
Câu 68. Chủ nhân đầu tiên của đất nước Lào là:
A. Người Lào Lùm. B. Người Khơ-me.
C. Người Lào Xủng. D. Người Lào Thơng.
Câu 69. Đến giữa thế kỉ XIX, quốc gia nào ở Đông Nam Á vẫn giữ được độc lập trước
sự xâm lược của phương Tây?
A. Thái Lan B. Việt Nam C. Ma-lai-xi-a D. Phi-lip-pin
Câu 70. Văn hóa Đông Nam Á chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất từ nền văn hóa nào?
A. Trung Quốc. B. Nhật Bản. C. Ấn Độ. D. Phương Tây.
Câu 71. Văn hóa của Cam-pu-chia và Lào có điểm gì tương đồng?
A. Đều chịu ảnh hưởng của văn hóa Đại Việt.
B. Đều chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ.
C. Đều chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa.
D. Đều chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây.
Câu 72. Điểm giống nhau cơ bản giữa lịch sử Lào và Campuchia từ nửa sau thế kỉ
XVIII là
A. Đều bị phân tán thành các tiểu quốc.
B. Đều bị người Thái di cư làm cho suy yếu.
C. Bị suy yếu và thực dân Pháp xâm lược, áp đặt ách cai trị.
D. Là quốc gia phong kiến phát triển trong khu vực.
Câu 73. Các nước ở khu vực Đông Nam Á đều chịu ảnh hưởng mạnh của yếu tố thời
tiết nào?
A. Gió mùa B. Gió phơn C. Thủy triều D. Dòng biển nóng
Câu 74. Thời kì phát triển huy hoàng của Vương quốc Cam-pu-chia là
A. Thời kì huy hoàng. B. Thời kì Chân Lạp.
C. Thời kì hoàng kim. D. Thời kì Ăng-co.
Câu 75. Tộc người nào đóng vai trò chủ yếu trong sự hình thành vương quốc Chân
Lạp?
A. Người Thái B. Người Khmer C. Người Xtiêng D. Người Hoa
Câu 76. Nguyên nhân chính khiến vương quốc Lan Xang suy yếu từ thế kỉ XVIII là
A. Những cuộc tranh chấp ngôi vua trong hoàng tộc.
B. Người Thái di cư và làm phân tán Lào.
C. Các cuộc khởi nghĩa nông dân bùng phát.
D. Pháp gây chiến tranh xâm lược Lào.
Câu 77. Xã hội phong kiến châu Âu được hình thành dựa trên cơ sở của các tầng lớp
nào?
A. Địa chủ và nông dân. B. Tư sản và vô sản.
C. Chủ nô và nô lệ. D. Lãnh chúa phong kiến và nông nô.
Câu 78. Xã hội phong kiến phương Đông hình thành trong khoảng thời gian nào?
A. Từ thế kỉ I TCN đến thế kỉ X. B. Từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ X.
C. Từ thế kỉ III TCN đến thế kỉ X. D. Từ thế kỉ IV TCN đến thế kỉ X.7
Câu 79. Xã hội phong kiến châu Âu hình thành trong khoảng thời gian nào?
A. Từ thế kỉ V đến thế kỉ X. B. Từ thế kỉ IV đến thế kỉ X.
C. Từ thế kỉ VI đến thế kỉ X. D. Từ thế kỉ VII đến thế kỉ X.
Câu 80. Chế độ quân chủ là gì?
A. Thể chế nhà nước quyền lực phân tán.
B. Thể chế nhà nước do vua đứng đầu.
C. Thể chế nhà nước quyền lực tập trung trong tay địa chủ.
D. Nhà nước phong kiến của địa chủ và lãnh chúa.
Câu 81. Từ thế kỉ XVI đến XIX chế độ phong kiến phương Đông có điểm gì nổi bật?
A. phát triển thịnh đạt B. được xác lập hoàn chỉnh
C. phát triển không ổn định D. khủng hoảng, suy vong
Câu 82. Khoảng thời gian nào đánh dấu sự phát triển toàn thịnh của chế phong kiến
châu Âu?
A. Khoảng thế kỉ V B. Thế kỉ XI- XIV
C. Thế kỉ XV- XVI D. Khoảng thế kỉ X
Câu 83. Xã hội phong kiến phương Đông được xác lập dựa quan hệ bóc lột giữa
A. chủ nô và nô lệ. B. địa chủ và nông dân lĩnh canh.
D. địa chủ và nông dân tự canh. C. Nô lệ và chủ nô
Câu 14. Hình thái kinh tế- xã hội tiếp sau xã hội cổ đại là
A. Xã hội phong kiến B. Xã hội chiếm nô
C. Xã hội tư bản D. Xã hội nguyên thủy
Câu 85. Đặc điểm chung của nền sản xuất phong kiến ở phương Đông và phương Tây là
A. Sản xuất nông nghiệp đóng kín, tự cung tự cấp.
B. Sản xuất công- thương nghiệp phát triển mạnh
C. Nền sản xuất hàng hóa, quy mô lớn
D. Nền kinh tế săn bắt, hái lượm
Câu 86. Nhân tố cơ bản nào dẫn tới sự khủng hoảng của xã hội phong kiến châu Âu từ
thế kỉ XV?
A. Sự ra đời và phát triển của thành thị trung đại
B. Phong trào đấu tranh của nông dân
C.Các cuộc chiến tranh giữa các vương triều phong kiến
D. Các trào lưu tư tưởng mới xuất hiện ở châu Âu
Câu 87. Đâu không phải là các hình thức địa tô được áp dụng trong thời kì phong kiến
A. Tô hiện vật B. Tô lao dịch C. Tô tiền D. Địa tô chênh lệch
Câu 88. Ngô Quyền lên ngôi vua, đóng đô ở đâu?
A. Cổ Loa B. Hoa Lư C. Bạch Hạc. D. Phong Châu.
Câu 89. Việc làm nào của Ngô Quyền khẳng định chủ quyền quốc gia dân tộc.
A. Đặt kinh đô ở Cổ Loa.
B. Bỏ chức tiết độ sứ, lên ngôi vua.
C. Đặt lại lễ nghi trong triều đình.
D. Đặt lại các chức quan trong triều đình, xóa bỏ các chức quan thời Bắc thuộc.
Câu 90. Nguyên nhân chính dẫn đến nhà Ngô suy yếu.
A. quân Nam Hán xâm lược lần 2 B. Chiến tranh nông dân nổ ra ở nhiều nơi.8
C. Do mâu thuẫn nội bộ. D. Các thế lực cát cứ nổ lên tranh giành quyền lực.
Câu 91. "Loạn 12 sứ quân" là biến cố lịch sử xảy ra vào cuối thời:
A. Ngô. B. Đinh. C. Lý. D. Trần.
Câu 92. Nguyên nhân nào dẫn tới "Loạn 12 sứ quân"?
A. Nhà Nam Hán xúi giục các thổ hào địa phương ở nước ta nổi dậy chống lại chính quyền
nhà Ngô.
B. Đời sống nhân dân cực khổ nên đã nổi dậy chống lại chính quyền nhà Ngô.
C. Chính quyền trung ương nhà Ngô không đủ uy tín và sức mạnh để giữ vững chính quyền
và ổn định đất nước.
D. Quân Nam Hán chuẩn bị xâm lược nước ta, 12 sứ quân nổi dậy chống lại chiến tranh xâm
lược của nhà Hán.
Câu 93. Ai là người có công dẹp loạn "Mười hai sứ quân", thống nhất đất nước?
A. Đinh Bộ Lĩnh. B. Trần Lãm. C. Phạm Bạch Hổ. D. Ngô Xương Xí.
Câu 94. Đinh Bộ Lĩnh dẹp yên "Loạn 12 sứ quân" vào thời gian nào?
A. Năm 966. B. Năm 967. C. Năm 968. D. Năm 969.
Câu 95. Ý nào sau đây không phải nguyên nhân Đinh Bộ lĩnh dẹp loạn được 12 sứ
quân?
A. Đinh Bộ Lĩnh là người có tài.
B. Được nhân dân tin tưởng, ủng hộ.
C. Có sự giúp đỡ của nghĩa quân Trần Lãm, Phạm Văn Hổ.
D. Được nhà Tống giúp đỡ.
Câu 96. Ngô Quyền mất nắm bao nhiêu?
A. Năm 944. B. Năm 945. C. Năm 946. D. Năm 947.
Câu 97. Đinh Bộ Lĩnh được nhân dân tôn xưng là
A. Vạn Thắng vương. B. Bắc Bình vương.
C. Bình Định vương. D. Bố Cái Đại vương.
Câu 98. Căn cứ của nghĩa quân Đinh Bộ Lĩnh được xây dựng ở vùng nào?
A. Cổ Loa (Hà Nội) B. Hoa Lư (Ninh Bình)
C. Phong Châu (Phú Thọ) D. Thuận Thành (Bắc Ninh)
Câu 99. Mô hình nhà nước được Ngô Quyền xây dựng sau khi lên ngôi theo thể chế
A. Dân chủ chủ nô B. Quân chủ chuyên chế
C. Quân chủ lập hiến D. Cộng hòa quý tộc
Câu 100. Hành động nào sau đây của Ngô Quyền không thể hiện được ý thức xây dựng
quốc gia độc lập tự chủ?
A. Lên ngôi vua, chọn Cổ Loa làm kinh đô
B. Bãi bỏ chức tiết độ sứ, thiết lập một triều đình mới ở trung ương
C. Quy định lại các lễ nghi trong triều, trang phục của quan lại cao cấp
D. Chủ động thiết lập quan hệ bang giao với nhà Nam Hán
1 trả lời
Hỏi chi tiết
246
1
1
Tt Tôi
17/10/2021 19:55:59
+5đ tặng
1c
2b
3a
4c
7b
8a
9c
10b
11b
12a

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Lịch sử Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư