LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giải bài có thưởng!

Cách nào sau đây có thể làm nhiễm điện cho một vật?

Câu 1: Cách nào sau đây có thể làm nhiễm điện cho một vật?

A. Cọ chiếc vỏ bút lên tóc.                         B. Đặt một thanh nhựa gần một vật đã nhiễm điện.

C. Đặt một vật gần nguồn điện.                             D. Cho một vật tiếp xúc với một cục pin.

Câu 2: Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào không liên quan đến nhiễm điện?

A. Về mùa đông lược dính rất nhiều vào tóc khi chải đầu.

B. Chim thường xù lông vào mùa rét.

C. Ôtô chở nhiên liệu thường thả một sợi dây xích kéo lê trên mặt đường.

D. Sét giữa các đám mây.

Câu 3: Theo thuyết electron, khái niệm vật nhiễm điện là: 

A. Vật nhiễm điện dương là vật chỉ có các điện tích dương.

B. Vật nhiễm điện âm là vật chỉ có các điện tích âm.

C. Vật nhiễm điện dương là vật thiếu electron,  nhiễm điện âm là vật dư electron.

D. Vật nhiễm điện dương hay âm là do số e trong nguyên tử nhiều hay ít.

Câu 4: Một nguyên tử trở thành ion dương khi:

A. Nguyên tử nhận thêm điện tích dương.                        B. Nguyên tử nhận thêm electron.

C. Nguyên tử mất bớt đi electron.                         D. Nguyên tử mất bớt điện tích dương.

Câu 5: Chọn phát biểu sai.       

A. Xét về toàn bộ thì một vật nhiễm điện do tiếp xúc vẫn là một vật trung hòa điện.

B. Trong vật dẫn điện có rất nhiều điện tích tự do.             

C. Trong vật cách điện có rất ít điện tích tự do.

D. Xét về toàn bộ, một vật trung hòa điện được nhiễm điện do hưởng ứng thì vẫn là một vật trung hòa điện.

Câu 6: Xét cấu tạo nguyên tử về phương diện điện. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Prôtôn mang điện tích là <!--[if gte mso 9]><xml> </xml><![endif]-->.

B. Khối lượng của nơtron xấp xỉ bằng khối lượng của prôtôn.

C. Tổng số hạt prôtôn và nơtron trong hạt nhân luôn bằng số êlectron quay quanh nguyên tử.

D. Điện tích của prôtôn và điện tích của êlectron gọi là điện tích nguyên tố.

Câu 7: Hạt nhân của nguyên tử oxi có 8 prôtôn và 8 nơtron, số êlectron của nguyên tử oxi là:

A. 9                                     B. 16                                       C. 17                                       D. 8

Câu 8: Tổng số prôtôn và electron của một nguyên tử có thể là số nào dưới đây?

A. 11                                              B. 13                                       C. 15                                       D. 16

Câu 9: Một hạt nhỏ đang có điện tích là – 1,6.10 –19C, khi nhận thêm 2 êlectron thì nó:

A. là ion dương.                                                                 B. vẫn là một ion âm

C. trung hòa về điện.                                                          D. có điện tích không xác định được.

Câu 10: Nếu nguyên tử oxi bị mất hết êlectron thì nó trở thành một ion có điện tích là:

A. <!--[if gte mso 9]><xml> </xml><![endif]-->                  B. <!--[if gte mso 9]><xml> </xml><![endif]-->                       C. <!--[if gte mso 9]><xml> </xml><![endif]-->                     D. <!--[if gte mso 9]><xml> </xml><![endif]--> 

Câu 11: Cho hai quả cầu cùng nhiễm điện âm. Quả cầu thứ nhất có điện tích q1, quả cầu thứ 2 có điện tích q2. Khi hai quả cầu tiếp xúc chúng có trao đổi điện tích cho nhau không?

A. Có và cùng nhiễm điện dương                          B. Không

C. Có và cùng nhiễm điện âm          D. Có và sau đó 1 quả nhiễm điện âm, 1 quả nhiễm điện dương

Câu 12: Bốn vật kích thước nhỏ A, B, C, D nhiễm điện. Vật A hút vật B nhưng đẩy vật C, vật C hút vật D. Biết A nhiễm điện dương. Hỏi B, C, D nhiễm điện gì:   

A. B âm, C âm, D dương.                                                  B. B âm, C dương, D dương  

C. B âm, C dương, D âm                                       D. B dương, C âm, D dương

Câu 13: Hai quả cầu kim loại kích thước giống nhau mang điện tích lần lượt là q1 và q2. Cho chúng tiếp xúc nhau rồi tách ra thì mỗi quả cầu mang điện tích:

A. q = q1 + q2                     B. q = q1 – q2              C. q = (q1 + q2)/2                    D.   q = (q1 – q2 )

Câu 14: Hai quả cầu kim loại kích thước giống nhau mang điện tích với |q1| = |q2|, đưa chúng lại gần thì chúng hút nhau. Nếu cho chúng tiếp xúc nhau rồi tách ra thì chúng sẽ mang điện tích:

A. q = 2 q1                                      B. q = 0                                   C. q =  q1                                 D. q =  q1/2

Câu 15: Hai quả cầu kim loại kích thước giống nhau mang điện tích với |q1| = |q2|, đưa chúng lại gần thì chúng đẩy nhau. Nếu cho chúng tiếp xúc nhau rồi tách ra thì chúng sẽ mang điện tích:

A. q = q1                             B. q =  q1/2                              C. q = 0                                   D. q =  2q1 

Câu 16: Ba quả cầu kim loại kích thước giống nhau mang điện tích 3mC, -7mC, -14mC. Cho ba quả cầu đồng thời tiếp xúc nhau. Điện tích của hệ là:

A. –8 mC                            B. –11 mC                   C. –6 mC                    D. +3 mC

0 trả lời
Hỏi chi tiết
459

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Vật lý Lớp 11 mới nhất
Trắc nghiệm Vật lý Lớp 11 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư