Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em hãy viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ chuyện cổ tích về loài người có yếu tố tự sự và miêu tả

Em hãy viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ chuyện cổ tích về loài người có yếu tố tự sự và miêu tả
5 trả lời
Hỏi chi tiết
5.411
7
9
Khang
20/10/2021 15:39:44
+5đ tặng
Mây và sóng” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Ta-go. Bài thơ đã gợi ra cho người đọc cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng. Em bé trong bài thơ được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Nhưng khi em bé nhớ đến mẹ vẫn luôn chờ đợi mình ở nhà, em đã từng chối đầy kiên quyết: “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Chẳng có niềm hạnh phúc nào bằng được ở bên cạnh mẹ mặc dù thế giới ngoài kia nhiều hấp dẫn. Để rồi, em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở con. Những câu thơ giàu tính tự sự và miêu tả nhưng lại góp phần bộc lộ cảm xúc của nhân vật trong bài thơ. Ta-go đã sử dụng trong bài thơ những lời thoại, chi tiết được kể tuần tự, vừa lặp lại vừa biến hóa kết hợp với hình ảnh giàu tính biểu tượng. Bài thơ chính là một câu chuyện cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
13
5
Hùng Nguyễn
20/10/2021 15:40:31
+4đ tặng
Em đã học qua rất nhiều văn bản, thơ hay trong Văn Học. Những tác phẩm đó có rất nhiều thể loại và khắc sâu những ấn tượng tuyệt vời cho các độc giả. Một trong những số đó sẽ có những tác phẩm rất hài hước, để lại những ấn tượng rất vui tươi, hồn nhiên và hay cho độc giả. Tác phẩm điển hình mà được em nhắc đến đó là bài thơ Bắt nạt của người cầm bút Nguyễn Thế Hoàng Linh, một bài thơ rất hài hước và có thể phản ánh những hiện tượng bắt nạt trong xã hội. Sau khi đọc xong bài thơ này, em đã cười khúc khích trong lòng vì bài thơ chứa những từ ngữ giống với Văn Nói và những sự liên kết bất hợp lí. Theo em thì bài thơ này vừa thiên về cái tốt trong xã hội đồng thời cũng hiện lên những cái không tốt trong ngữ pháp, cách sử dụng từ ngữ. Nói về cái tốt, bài thơ này hiện thực rõ vấn đề bạo lực học đường và phản ánh những người chuyên đi bắt nạt trong xã hội, ngay từ đầu tựa đề bài thơ cũng nói lên điều đó. Khi em nói về những cái xấu thì nó rất tức cười. Ở đây, ta nói về ngữ pháp và cách sử dụng từ ngữ trong bài thơ. Tác giả đã sử dụng những ngôn từ gây ấn tượng cho người đọc, những ngôn từ đó giống Văn Nói và rất trong sáng. Về phần ngữ pháp thì ta có thể thấy những câu từ mà tác giả sử dụng không được mạch lạc và được liên kết hợp lí. Nói tóm gọn lại thì em thấy đây là một bài thơ mặc dù không hay về mặt câu từ, ngữ pháp nhưng nó lại khắc sâu một ấn tượng đặc biệt trong em đồng thời qua bài thơ này em có thể hiểu được cái tiêu cực của việc bắt nạt người khác.
49
12
Noãn Noãn
20/10/2021 15:42:20
+3đ tặng
Chuyện cổ tích về loài người là một bài thơ được kết hợp hoàn hảo giữa hai yếu tố tự sự và miêu tả. Cả bài thơ là một câu chuyện thú vị và hấp dẫn về sự ra đời của loài người. Nhà thơ Xuân Quỳnh đưa ra một đầu đề thật là mới mẻ: trẻ con là thứ đầu tiên xuất hiện trên thế giới này, trước cả thiên nhiên. Sau đó, bởi trẻ con cần, bởi trẻ con muốn, nên mới có mặt trời, có hoa cỏ, có chim muông, có đường đi, có sông biển… Và hơn hết, trẻ con không chỉ cần những điều như thế. Các em còn cần được yêu thương, được quan tâm, được dạy dỗ, vì vậy mới có mẹ, có bố, có bà, có thầy cô, mái trường. Những hình ảnh ấy, được miêu tả một cách đáng yêu, ngộ nghĩnh, bởi chúng hiện ra dưới con mắt ngây thơ của một đứa trẻ. Cách kể chuyện vừa thú vị, vừa lạ lẫm ấy của nhà thơ Xuân Quỳnh, đã nói với người đọc rằng hãy thêm quan tâm đến trẻ con. Hãy yêu thương, quan tâm, đặt các em lên đầu trái tim của mình. Qua bài thơ Chuyện cổ tích về loài người, chúng ta cảm nhận được một tình yêu trẻ con tha thiết và nồng ấm của tác giả.
 
Gwyneth
Cảm ơn bn nhé có mỗi bn đúng đề
Noãn Noãn
hì hì ok bn
Bùi Như My
Thank you bn cô có mỗi bn đúng đề
Vi Nguyễn
chép mạng hok ạ ???
Vi Nguyễn
https://lazi.vn/edu/exercise/832093/viet-1-doan-van-ghi-lai-cam-xuc-ve-bai-tho-chuyen-co-tich-ve-loai-nguoi-co-yeu-to-tu-su-va-mieu-ta
Vi Nguyễn
giống bạn đó ^^
30
6
Nguyễn Hiền
20/10/2021 15:45:38
+2đ tặng
Trong những bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả, em ấn tượng nhất là bài thơ Chuyện cổ tích về loài người của nhà thơ Xuân Quỳnh. Với một cách nghĩ khác lạ và thú vị, nhà thơ đã đưa đến cho chúng ta một cách kể mới về nguồn gốc của loài người. Tuy là một bài thơ, nhưng tác phẩm vẫn có nội dung hoàn chỉnh của một câu chuyện cổ tích, với các sự kiện liền mạch và hấp dẫn. Từng sự vật được xuất hiện cũng được miêu tả đầy đủ về màu sắc, đặc điểm. Nào là trái đất lúc đầu thì toàn là bóng đêm, chỉ toàn là màu đen. Rồi từ lúc có trẻ em, trái đất có mặt trời chiếu sáng, theo đó mới có cây cối, hoa cỏ rực rỡ. Rồi có biển, sông hồ, mây trời, muông thú. Và tiếp đó, có mẹ để yêu thương, chăm sóc trẻ. Có bà kể cho trẻ nghe những câu chuyện nhân văn, bổ ích. Có bố dạy cho trẻ bao điều hay và bổ ích. Có trường lớp, thầy cô để dìu dắt trẻ bước tới tương lai. Tất cả đã giúp chúng ta cảm nhận được tình yêu thương trẻ em - mầm non tương lai của nhà thơ Xuân Quỳnh.
Nguyễn Trang
tìm mãi mới thấy bài này đúng đề luôn thank you nhé
33
9
Rosy
20/10/2021 18:13:38
+1đ tặng
Nhan đề “Chuyện cổ tích về loài người” của Xuân Quỳnh đã gợi nhắc cho người đọc nhớ về những câu chuyện cổ tích mà bà thường kể về một thời đại xa xưa ngày trước. Khi đọc tác phẩm, người đọc cảm thấy cách lý giải nguồn gốc loài người của tác giả thật thú vị. Dưới hình thức một bài thơ, nhưng tác phẩm lại giàu tính tự sự, giống như một câu chuyện được kể lại theo trình tự thời gian. Trước hết tác giả khẳng định trời sinh ra trước tiên là trẻ em. Sau đó, để trẻ em có được một môi trường sống thật tốt, mới có sự ra đời của những sự vật khác trên trái đất. Ở đây, nhà thơ đã sử dụng những hình ảnh miêu tả sinh động để giúp người đọc hiểu hơn về sự ra đời của thiên nhiên. Kế tiếp là sự ra đời của mẹ giúp trẻ em cần có tình yêu thương, sự chăm sóc. Bà được sinh ra để giáo dục trẻ em về những giá trị truyền thống, đạo đức tốt đẹp. Còn bố được sinh ra để dạy trẻ em thêm hiểu biết, trưởng thành. Cuối cùng trường lớp là nơi trẻ em đến để học tập, vui chơi còn thấy giáo là người dạy dỗ trẻ em ở đó. Có thể khẳng định, với bài thơ này, Xuân Quỳnh muốn gửi gắm tình yêu thương của Xuân Quỳnh dành cho trẻ em.
Nguyễn Trang
bài hay cảm ơn bạn nhiều

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 6 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư